您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
NEWS2025-02-25 02:57:53【Ngoại Hạng Anh】7人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 23/02/2025 09:04 Tây Ban Nha giá vàng sjc giá vàng hôm naygiá vàng sjc giá vàng hôm nay、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
- Khá Bảnh qua lời kể cô giáo cấp 2
- Vợ lộ ảnh nhạy cảm, khóc lóc tâm sự xin chồng tha thứ
- Nữ sinh 17 tuổi bỏ thi đại học để hiến tủy cứu mẹ
- Soi kèo góc Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2
- Nàng dâu tâm sự say cô chủ tiệm hoa kém 40 tuổi, cụ ông mang 3 chỉ vàng đến tặng
- Tâm sự của cô nàng hối hận vì làm đám cưới với chồng giàu
- Tâm sự của người vợ lấy chồng hơn 53 tuổi: Ngoại tình, lừa dối chồng
- Nhận định, soi kèo Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2: Điểm tựa sân nhà
- Vợ ngoại tình với người cũ, chồng đòi ly hôn
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
Linh Chi trong khoảnh khoắc nghỉ ngơi sau ca trực
Liên hệ với Linh Chi, cô bày tỏ sự bất ngờ: “Cách đây mấy hôm em có ca trực trong thời gian thực tập ở bệnh viện thì bạn em có chụp vội một vài tấm ảnh của em.
Em nghĩ đó chỉ là một khoảnh khắc rất bình thường thôi, nhưng không ngờ mọi người lại quan tâm nhiều đến em như vậy. Sự nổi tiếng bất ngờ này với em mà nói thì cũng không có gì phiền toái, vì mọi người chỉ hỏi thăm, kết bạn thôi. Em lại có thêm những người bạn mới”.
Linh Chi đến từ mảnh đất Nghệ An nắng rực gió gắt, cô chọn theo đuổi ngành Y bởi hồi cô còn bé, ba cô bị tai nạn lao động khá nặng và đến khi lớn lên cô mong muốn sẽ chăm sóc sức khỏe cho ba cũng như những người khác. Linh Chi vốn là cô gái sống tình cảm, luôn biết cách quan tâm, động viên mọi người.
Hiện tại ngoài thời gian học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thì Linh Chi còn tranh thủ đi làm thêm để đỡ đần cho gia đình. Linh Chi cũng tâm sự rằng trong tương lai cô hy vọng sẽ được vào làm ở một cơ sở y tế.
Quan niệm sống của cô gái sinh năm 1998 chính là mọi sự cố gắng, nỗ lực rồi sẽ được đền đáp xứng đáng, chỉ cần chúng ta kiên trì theo đuổi thành công thì sẽ gặt hái được “hoa thơm quả ngọt”.
Bởi thế, Linh Chi không nản chí trước những khó khăn mà xem đó như một phần của cuộc sống để bản thân trưởng thành hơn.
Khi nhắc đến quan niệm yêu thoáng của giới trẻ, Chi thẳng thắn bày tỏ: “Hiện nay các bạn trẻ thể hiện tình cảm nơi công cộng rất nhiều, em không có quyền phán xét bất cứ ai vì mỗi người có cách thể hiện riêng.Nhưng những hành động không đúng mức, quá giới hạn thì không thể chấp nhận được. Bởi thế giới trẻ cần yêu một cách văn minh và tôn trọng những người xung quanh”.
Linh Chi cũng thích được đi đến những miền đất mới, khám phá thêm nhiều nét văn hóa độc đáo. Với cô, thế giới muôn hình vạn trạng nên “đi một ngày đáng học một sàng khôn” sẽ giúp vốn sống trở nên phong phú hơn.
Linh Chi biết cách tận hưởng những phút giây thư giãn bên bạn bè, người thân, vì trong quan niệm của Chi thì thời gian tàn nhẫn sẽ không dừng lại để đợi chờ bất cứ ai cả.
Nữ sinh ngành Y xinh đẹp bất ngờ nổi tiếng do... ngủ gật Hiện tại trên mạng xã hội thì hình ảnh của nữ sinh trường Y Đào Linh Chi vẫn đang được chia sẻ nhanh chóng. 3 hot girl 'đốt' mắt người xem khi diện bikini dù sở hữu vòng 1 khiêm tốn
Mặc dù sở hữu vòng 1 khiêm tốn nhưng 3 hot girl Midu, Quỳnh Anh Shyn và Chipu vẫn vô cùng sexy khi khoe dáng trong bộ bikini.
">Nữ sinh ngành Y xinh đẹp bất ngờ nổi tiếng do... ngủ gật
Lê Đình Hiếu, sinh năm 1988 từng nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2016. Ảnh: NVCC
Làm giáo dục vì những đứa trẻ
Lý do anh chọn chuyển hướng không thể nhân văn hơn: 'Những con người mà tôi gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn'.
Thành công trong các dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập và điều hành đã đưa anh vào danh sách 30 Under 30 do Forbes Việt Nam bầu chọn năm 2016.
Mới đây, anh lại lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018.
Tuy nhiên, anh gọi những thành công này là 'nhỏ bé' khi đặt bên cạnh bạn bè quốc tế và đó chính là lý do anh quyết định quay trở lại trường học.
Ngay sau khi tốt nghiệp, Hiếu đầu quân cho những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính và Tư vấn ở Mỹ và Việt Nam như ING, Deloitte.
‘Tại các công ty này, triết lý kinh doanh và giá trị của họ luôn gắn liền với sứ mệnh 'thay đổi' cuộc sống con người. Tuy nhiên, cá nhân tôi khi làm tại đây, tôi có cảm giác mình chỉ đang ‘chứng kiến sự thay đổi’ một cách gián tiếp, chứ chưa phải là một hạt nhân trực tiếp đem lại sự thay đổi đó’ - anh chia sẻ.
Cùng lúc đó, anh có dịp chứng kiến và trải nghiệm thêm rất nhiều câu chuyện của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên và cả những người lao động trẻ tại Việt Nam. Ở đó, mỗi con người anh gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn, nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn.
Anh đã từng bật khóc trước một đứa bé 8 tuổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi hỏi cậu bé ‘Con muốn học cái gì nhất?' và câu trả lời là ‘Con muốn học bơi vì năm nào làng con cũng có bạn bị đuối nước chết khi mùa nước lên, con rất sợ và không biết đến bao giờ thì đến lượt mình’.
Anh cũng nhói đau khi nhìn thấy cô bé con chị bán chè vẫn lẽo đẽo theo mẹ, 10 năm sau gặp lại đã vác cái bụng bầu to tướng khi mới 15 tuổi.
Đó là lý do anh quyết định chuyển sang làm giáo dục.
G.A.P và Everest Education - hai dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập - đều hướng tới mục đích giúp người Việt trẻ được trang bị tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp nhằm có chỗ đứng trên thị trường lao động toàn cầu. Ảnh: NVCC Cả ở Everest Education và G.A.P, anh đều muốn mang lại cơ hội toàn cầu cho người trẻ Việt thông qua giáo dục. Nếu như Everest Education là một tổ chức giáo dục tập trung vào nhóm học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó đưa những giáo trình chuẩn hóa tốt nhất trên thế giới như Singapore Math, Tú tài Quốc tế... vào giảng dạy cho học sinh phổ thông tại Việt Nam thông qua mô hình trung tâm văn hóa ngoài giờ, thì G.A.P Institute tập trung vào sứ mệnh cấp bách hơn nữa là đào tạo và chuẩn bị cho thế hệ sinh viên một bộ ba hành trang gồm: tư duy toàn cầu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của thế kỷ 21 và những trải nghiệm thực tiễn.
‘Khao khát của chúng tôi là nâng tầm người trẻ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Làm sao để chúng ta không còn là một đất nước của tài nguyên thô và lao động giá rẻ, mà là quốc gia của chất xám và sự sáng tạo?’ - anh nói.
Điều đặc biệt ở G.A.P là việc đi theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Với mong muốn tài chính không còn là rào cản trong giáo dục nên cứ 3 bạn sinh viên đóng tiền học tại G.A.P sẽ có một học bổng toàn phần cho một sinh viên khác.
Trước áp lực phải thay đổi và 'cập nhật' bản thân, Hiếu quyết định quay trở lại trường học.
Anh nộp đơn cho khóa học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) – một trong 8 trường thuộc khối Ivy League và sau 2 tháng, anh nhận được thư mời nhập học của trường.
Lê Đình Hiếu mang theo 2 niềm tin lớn khi quyết định theo đuổi nghiệp giáo dục: thứ nhất, mọi người có quyền được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và thứ hai, công nghệ trong tương lai chính là cánh cửa để lan tỏa các cơ hội giáo dục này một cách nhanh nhất.
‘Bởi thế, tôi định hướng sẽ phát triển các tổ chức giáo dục mà tôi đang tham gia theo hướng sử dụng sức mạnh của công nghệ để giúp mọi người tiếp cận một nền giáo dục chất lượng cao một cách bình đẳng hơn’ – anh chia sẻ.
Lê Đình Hiếu đang theo học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục của ĐH Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: NVCC Lời dặn từ người mẹ không học đại học
Câu chuyện về người mẹ bị điếc là câu chuyện mà Lê Đình Hiếu đã kể vào ngày đầu tiên đi học ở Stanford, cũng là một trong những câu chuyện nhận giải thưởng 'Founder’s Story' (Câu chuyện của người sáng lập) của nhà trường khi anh kể về chặng đường sáng lập Hear.Us.Now.
Hear.Us.Now là dự án dạy tiếng Anh và Tin học cho trẻ em câm điếc từ 8-15 tuổi, mà sau đó đã trở thành một trong 3 dự án xuất sắc nhận một số tiền tài trợ lớn cho nền tảng giáo dục trực tuyến miễn phí cho 3 triệu người câm điếc tại Việt Nam.
Hiện tại, khi đang phải đi học xa nhà, Hiếu uỷ quyền quản lý Hear.Us.Now cho những cộng sự ở Việt Nam.
Đầu tháng 5 vừa qua, anh ‘khoe’ về thành tích mới nhất của dự án: ‘100% là con số các em học sinh câm điếc lớp 9 của Hear.Us.Now. vừa mới vượt qua bài thi tiếng Anh. Đây là năm thứ 2 Hear.Us.Now. cùng các em đạt được kỳ tích trên trong lịch sử phát triển ngắn ngủi 5 năm.
100% là tỉ lệ ‘tăng trưởng’ số học sinh tốt nghiệp. Nếu như năm đầu tiên là 10 em thì năm nay chúng mình đã có 21 em vượt ‘vũ môn’ thành công.
100 cũng là số suất học miễn phí mà hàng năm HUN đang cố gắng cung cấp’.
Buổi tiệc Giáng sinh năm 2018 cho hơn 200 học sinh khiếm thính do cộng sự của Lê Đình Hiếu tổ chức. Ảnh: NVCC Ít ai biết động lực và niềm tin để anh biến một ý tưởng tưởng chừng viển vông trở thành những sản phẩm có thật lại được nuôi dưỡng từ người mẹ.
‘Mẹ là cô giáo lớn nhất trong cuộc đời tôi, mặc dù mẹ chưa bao giờ được đi học đại học, nhưng mẹ có cách để dạy tôi nên người theo hướng riêng của bà’.
‘Năm tôi 5 tuổi, chị tôi bắt đầu học piano. Hai năm sau đó, tôi cũng bắt đầu ‘trò chơi’ ấy. Hai chị em có chung một người cô giáo, là mẹ tôi. Mẹ không phải là một cô giáo piano giỏi nhất, nhưng chắc chắn là người nhiệt tâm nhất - mỗi buổi tối cứ đều đặn, chị học piano trong 1 - 2 tiếng thì tôi học chữ, và sau đó đổi ngược lại, và thế là hết cả buổi tối’.
Khi anh lên cấp 2, phương pháp dạy đàn của mẹ anh có thay đổi đôi chút. Bà không còn ngồi sát kế bên và chỉ nói về cảm xúc hoặc cái ‘hồn’ của bản nhạc.
‘Mẹ cũng thôi không còn nói những câu như ‘đoạn này con cần đánh mạnh lên, phải staccato hơn nữa…’, mà thay vào đó, mẹ thường hay chỉnh tư thế, lưng cổ, ngón tay, khuỷu tay…
Với một đứa trẻ 12-13 tuổi, anh chỉ nghĩ đơn giản là mẹ thay đổi phương pháp. Đó là giai đoạn đầu tiên mẹ anh bắt đầu mất thính lực - một căn bệnh di truyền của nhà ngoại anh.
‘Mẹ chưa bao giờ nói với tôi là mẹ bị điếc cả, và có lẽ mẹ cũng không biết cách nói điều đó với chúng tôi như thế nào hoặc đơn giản là mẹ quyết định không nói. Chỉ đến tận khi mẹ tôi buộc phải đeo máy trợ thính, lúc đó tôi mới biết mẹ bị điếc’.
‘Ngày tôi biết mẹ bị điếc, khi nhìn thấy mẹ hí hoáy đeo cái máy trợ thính nhét vào trong lỗ tai, tôi khá bàng hoàng. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ mẹ điếc. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ chị tôi, em tôi, hoặc chính tôi cũng có thể bị điếc. Nhưng bàng hoàng hơn cả là bởi vì mẹ đã sống trong một thế giới không có âm thanh một cách mạnh mẽ và hạnh phúc hơn tất cả những người khiếm khuyết khác mà tôi từng biết.
Mẹ chưa bao giờ khóc, chưa bao giờ buồn hay oán trách số phận. Mẹ đối mặt, chấp nhận, và sống với căn bệnh mất thính lực một cách vui vẻ và an yên’.
Năm 18 tuổi, tôi lên đường du học. Tôi vẫn còn nhớ mẹ dặn trước khi đi học xa: ‘Sẽ có rất nhiều thứ trong cuộc đời, con không chống lại được. Khi đó, đừng buồn khóc, mà hãy mạnh mẽ và tìm cách sống với những khó khăn đó. Cuộc đời khó khăn hay không là do cách nhìn cuộc đời của mình, con ạ. Và đã có những người biến những điều khó khăn, thậm chí là những trở ngại không tưởng, thành sức mạnh của chính họ’.
Hành trang quí giá nhất trong chặng đường gần 12 năm sống, học tập, và làm việc ở trong và ngoài nước, cũng như bước đường khởi nghiệp giáo dục đầy vất vả của anh chính là lời dặn đó của mẹ.
Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: 'Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em'
‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.
">Chàng trai muốn thay đổi số phận người Việt bằng giáo dục
Chuyện tình của 'hot girl' 24 tuổi và chồng 54 tuổi: Tình dục rất quan trọng
Wesleigh, 24 tuổi và Vince, 54 tuổi tới từ Little Rock, Arkansas, Mỹ thừa nhận rằng mối tình của họ thu hút sự chú ý của dư luận do Wesleigh còn ít hơn con trai của Vince 2 tuổi.
">Đàn ông mắc phải 10 lỗi này trên giường, phụ nữ chẳng buồn 'yêu'
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
"Chúng tôi cần minh bạch thông tin"
Ngày 17/3, fanpage của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) đăng tải những thông tin liên quan đến Gala "Việc tử tế", phát sóng tối 16/3 trên VTV1.
Theo đó, chương trình "Việc tử tế" đưa tin về bà Vũ Thị Thùy Linh - CEO của trung tâm Lamita là người phụ nữ dạy zumba miễn phí cho các chị em tiểu thương ở chợ Bãi Đá (Sơn Tây, Hà Nội).
Lớp dạy này giúp những người phụ nữ vừa được thư giãn tinh thần, giao lưu, chia sẻ và lồng ghép học các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc.
Thông tin trên fanpage của CSAGA Tuy nhiên phía trung tâm CSAGA khẳng định: “Những nội dung của chương trình chưa phản ánh đúng sự thật ở 2 thông tin".
Thứ nhất, chương trình “Việc tử tế” nhắc đến việc gây dựng lớp học nhảy tại chợ Bãi Đá là do bà Vũ Thị Thuỳ Linh thực hiện. Thứ hai, nội dung chương trình phản ánh đây là lớp học nhảy bà Thuỳ Linh thực hiện hoàn toàn miễn phí.
Theo trung tâm CSAGA, lớp học zumba của chị em tiểu thương chợ Bãi Đá là một hoạt động nằm trong mô hình "Chợ vui" của CSAGA, do trung tâm này lên ý tưởng.
Hoạt động học nhảy nằm trong chuỗi các hoạt động khác như hội thảo, tập huấn, triển lãm... CSAGA đã ký hợp đồng với trung tâm Lazum3 (hiện là Lamita, do bà Thuỳ Linh đứng đầu).
Nội dung của hợp đồng nêu rõ, CSAGA thuê huấn luyện viên của Lazum3 trong vòng 6 buổi với số tiền là 13,3 triệu đồng. Đồng thời, phía trung tâm cũng chi trả toàn bộ phí đi lại Hà Nội - Sơn Tây.
Tiểu thương ở chợ Bãi Đá học nhảy zumba trong chương trình của CSAGA. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam đăng tải ngày 14/4/2017. Quầy thông tin về phòng chống bạo lực gia đình của CSAGA được đặt ngay trong chợ để cung cấp cho chị em kiến thức cần cần thiết. Vì vậy, đây không phải là hoạt động dạy nhảy do bà Vũ Thị Thuỳ Linh miễn phí như trong nội dung chương trình của VTV thông tin.
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc điều hành CSAGA cho biết, việc học nhảy zumba của chị em tiểu thương chợ Bãi Đá là một hoạt động tâm huyết của CSAGA diễn ra từ năm 2017.
Do nhận thấy nội dung của chương trình Việc tử tế phản ánh không đúng sự thật và gây hiểu nhầm cho người xem, phía CSAGA yêu cầu đính chính thông tin.
“Gala 'Việc tử tế' tối 16/3 không hề có câu nào nhắc đến CSAGA. CSAGA lên tiếng nhằm mục đích minh bạch thông tin”, bà Vân Anh nhấn mạnh.
Người trong cuộc nói gì?
Liên quan đến vụ việc trên, bà Nguyễn Thị Quỳnh, nhân viên từng làm việc tại Lazum3, người phụ trách dự án trên vào năm 2017 chia sẻ: “Vào năm 2017, phía CSAGA gặp trung tâm Lazum3 (giờ là Lamita) để đề nghị hợp tác sản xuất chương trình 'Dạy nhảy miễn phí cho chị em tiểu thương' trên tinh thần có nguồn kinh phí nhất định”.
“Phía CSAGA cho biết, chiến dịch này có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách phi chính phủ vì vậy chị em tiểu thương sẽ được dạy nhảy hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên phía Lazum3 là công ty nên chúng tôi vẫn nhận phí để trả lương cho nhân sự hợp tác.
Trong quá trình làm hợp đồng, chúng tôi nói rõ bình thường chúng tôi làm với mức giá A nhưng kết hợp bên CSAGA làm từ thiện nên phía Lazum3 đưa ra giá thấp bằng 1/2 để đảm bảo vận hành được bộ máy”, bà Quỳnh cho biết.
Bà Thùy Linh cùng các HLV dạy nhảy tại chợ Bãi Đá Theo bà Quỳnh, chi phí trong hợp đồng là hơn 13 triệu đồng/6 buổi. Mỗi buổi dạy trong vòng 1 giờ và có từ 2- 3 HLV dạy. Trong đó bà Thùy Linh tham gia dạy chính trong 3 buổi.
“Trong dự án này, chị Linh có vai trò điều hành nhưng không được hưởng bất kì khoản phí nào hết (tôi là người quyết toán). Thậm chí những lần đầu đi “truyền lửa” cho các tiểu thương, chị hoàn toàn tự lái xe đi. Chị còn tìm cách mua thực phẩm để làm quen với các tiểu thương. Từ đó, chị vận động các chị em trong chợ bỏ qua ngại ngần, tự do thể hiện bản thân qua âm nhạc, bước nhảy để cuộc sống bớt ngột ngạt hơn”, bà Quỳnh nói.
Trao đổi với phóng viên, bà Thùy Linh cho biết, bản thân không muốn làm rùm beng sự việc này. “Tuy nhiên tôi không muốn dư luận suy nghĩ bên tôi dùng việc từ thiện để PR nên tạm thời chúng tôi muốn giải quyết vụ việc một cách nội bộ trước”, bà nói.
Bà Linh chia sẻ: “Hoạt động cộng đồng là ý thức, trách nhiệm xã hội từ phía công ty chúng tôi, cũng như cá nhân tôi.
Nhưng chúng tôi không thể yêu cầu các giáo viên, cộng tác viên từ thiện chi phí. Họ cần thu nhập nuôi sống gia đình, bản thân. Các huấn luyện viên và cộng tác viên là một phần không tách rời của công ty chúng tôi nhưng hoạt động độc lập, thụ hưởng theo số buổi thực dạy. Họ không phải nhân viên, cán bộ cơ hữu.
Thế nên phần từ thiện có thể từ cá nhân tôi và công ty là các hoạt động kết nối, tổ chức vận động, dựng bài, truyền thông, hậu trường..., và vận động các giáo viên giảm bớt thù lao được phần nào”.
“Cá nhân tôi tham gia dạy chính 3 trên 6 buổi nhưng không nhận bất cứ thù lao nào trong dự án này. Thậm chí tôi còn bỏ tiền túi mua thực phẩm của các tiểu thương để động viên, khuyến khích các chị tham gia lớp, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết để họ tin tưởng, tham gia cùng mình. Toàn bộ những lần đi lại (3 buổi dạy nhảy) tôi tự lái xe và không lấy chi phí từ phía CSAGA”, bà Linh cho biết thêm.
Bà Linh chia sẻ, mình tham gia chương trình Việc tử tế nhằm mong muốn lan toả giá trị tích cực tới cộng đồng. Trước đó, đây không phải là hoạt động vì cộng đồng đầu tiên và duy nhất phía công ty bà đã thực hiện.
“Từ ngày thành lập Lazum3, tôi đã cùng các huấn luyện viên tham gia rất nhiều hoạt động cộng đồng từ cách đây 7 năm về trước”, bà Linh cho biết thêm.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện ekip chương trình 'Người tử tế' của VTV cho biết, phía chương trình đã nắm được thông tin và đang xác minh làm rõ vấn đề trên.
Người mẹ phía sau MC người Nga điển trai ở VTV4
Được biết đến với vai trò MC tiếng Nga trên VTV4, cuộc sống của chàng trai Daniel Shulyndin luôn giành được sự quan tâm từ khán giả. Thế nhưng ít ai biết về gia thế của anh.
">Việc tử tế của VTV bị tố đưa thông tin chưa đúng sự thật
Video:
Tòa án đặc biệt của cơ quan điều tra quốc gia NIA hôm 11/6 đã trao án tù chung thân cho một hành khách đến từ Mumbai, Ấn Độ, vì tung tin đồn thất thiệt cướp máy bay, gây hoang mang và đe dọa sự an toàn của người khác.
Tung tin đồn không tặc, nam hành khách nhận án tù chung thân, phạt gần 17 tỷ đồng Ngoài án tù chung thân, vị khách này còn nhận phạt 50 triệu rupee (gần 17 tỷ đồng). Khoản tiền này được dùng để bồi thường cho những người chịu ảnh hưởng trên chuyến bay. Cụ thể, các phi công nhận bồi thường 100.000 rupee, tiếp viên phi hành đoàn nhận 50.000 rupee và hành khách còn lại nhận 25.000 rupee.
Người vừa nhận án phạt nhớ đời là Birju Kishor Salla, một doanh nhân đến từ thành phố Mumbai, Ấn Độ.
Được biết, trên chuyến bay của Jet Airways đi từ Delhi tới Mumbai hồi tháng 10/2017, một nữ tiếp viên bất ngờ nhìn thấy mảnh giấy nhét trong hộp giấy ở hạng thương gia, với nội dung “có 12 không tặc và nhiều thiết bị nổ”, kèm theo đó là yêu cầu phi công chuyển hướng bay.
Vì tin đồn thất thiệt, máy bay của Jet Airways buộc phải hạ cánh khẩn cấp Mẩu giấy tưởng như vô hại nhưng lại khiến phi công lập tức hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở Ahmedabad. Ngay lập tức, cảnh sát đã phát hiện ra thủ phạm chính là Salla.
Tại cơ quan điều tra, người này thừa nhận cố ý viết mẩu giấy rồi nhét vào hộp để ai đó nhìn thấy. Vị khách cho biết muốn hãng bay Jet Airways đóng cửa tại thành phố Delhi để người yêu anh ta, một nữ tiếp viên đang làm cho hãng, chuyển tới chung sống ở Mumbai.
Jet Airways là một hãng hàng không tư nhân của Ấn Độ, có trụ sở ở thành phố Mumbai. Kể từ tháng 2/2019, hãng bay này đang dối diện với một cuộc khủng hoảng tài chính. Ông Naresh Goyal, Chủ tịch của Jet Airways đã từ chức vì tình hình của hãng.
Bí ẩn trong ngôi nhà gỗ giữa rừng của cô gái người Việt ở Pháp
NTK Tia Thủy Nguyễn trở thành nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên có tên trong sưu tập nghệ thuật đương đại uy tín của Château La Coste, Pháp.
">Ngồi tù chung thân, phạt gần 17 tỷ đồng vì loan tin đồn cướp máy bay
Tối 5/6, trong trận đấu gặp tuyển Thái Lan ở giải King's Cup, Công Phượng (SN 1995) đã bị cầu thủ đội bạn va chạm mạnh vào 'chỗ hiểm'. Sau cú va, cầu thủ này phải nằm một lúc vì đau đớn.
Công Phượng nằm ra sân sau cú va chạm mạnh. Kết thúc trận đấu, Công Phượng đăng tấm ảnh cùng đồng đội trò chuyện với dòng trạng thái hóm hỉnh: 'Lẩu Thái hơi cay nên tôi uống tí nước' lên trang facebook cá nhân. Ngay lập tức rất đông người hâm mộ đã vào động viên, hỏi thăm cầu thủ xứ Nghệ.
Nhiều cô gái viết bình luận rằng, sẵn sàng tình nguyện bay sang Thái Lan chăm sóc Công Phượng.
Dòng trạng thái của Công Phượng sau cú va chạm Bên cạnh hỏi thăm, mọi người còn lên tiếng ủng hộ hành động đẹp của anh khi tiếng còi kết thúc vang lên. Lúc đó, các đồng đội sung sướng ăn mừng chiến thắng, anh đã tiến đến giúp đỡ Anh Đức đang bị chuột rút sau pha ghi bàn quyết định.
Công Phượng có hành động đẹp khi hỗ trợ Anh Đức đang bị chuột rút Công Phượng là cầu thủ thu hút được rất nhiều sự quan tâm, yêu mến của người dân.
Công Phượng ngoài sân cỏ Trước mỗi trận đấu, chàng cầu thủ trẻ có thói quen thay đổi kiểu tóc và lần nào cũng tạo thành trào lưu cho giới trẻ. Từ kiểu tóc mì tôm cá tính, bờm ngựa cho đến húi cua đều được anh thử qua. Trong một buổi trả lời phỏng vấn, anh vui vẻ tiết lộ, đó là cách mang lại may mắn cho bản thân.
Công Phượng và Văn Toàn ở cùng phòng nên rất thân thiết. Theo tiết lộ của Văn Toàn, Văn Thanh, ngoài đời Công Phượng sống tình cảm, quan tâm đến bạn bè. Đặc biệt, chàng cầu thủ có khiếu hài hước, thường xuyên chọc cười đồng đội.
Khoảnh khắc đời thường của cầu thủ Anh Đức bên vợ con
Dũng mãnh trên sân cỏ là vậy nhưng trong khoảnh khắc đời thường, 'lão tướng' Anh Đức của đội tuyển Việt Nam hết sức mộc mạc.
">Phản ứng của Công Phượng sau cú va chạm vào 'chỗ hiểm' trên sân