- “Lần đó tôi làm MC tiệc cưới ở quận Hai Bà Trưng,điểntraiuấtứckểchuyệnbịnghingờtrộmnhẫncướlịch van nien Hà Nội. Đến màn trao nhẫn cưới, chú rể liên tục hỏi tôi là một chiếc nhẫn nữa đâu. Anh ấy nghi ngờ tôi lấy cắp”, anh Nguyễn Văn Minh chia sẻ.
Sự cố khiến cô dâu chú rể tái mặt ngày trọng đạiMC điển trai uất ức kể chuyện bị nghi ngờ trộm nhẫn cưới
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nacional vs AVS, 22h30 ngày 19/01: Làm khó chủ nhà -
79 người chết oan vì bệnh dạiBệnh dại trên người có thể hoàn toàn điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại (Ảnh minh họa: T.Law).
Một khảo sát gần đây cho thấy ở Việt Nam, Campuchia và Indonesia, ước tính có khoảng 10 triệu chó và mèo bị giết hàng năm để lấy thịt, trong đó riêng tại Việt Nam là khoảng 5 triệu chó và 1 triệu mèo.
Vì thế, các can thiệp toàn diện và ngay lập tức là cần thiết để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn bán này đến hình ảnh quốc gia, sức khỏe cộng đồng và rủi ro vi phạm các quy định về phúc lợi động vật.
Tại Hà Nội mới đây đã diễn ra chương trình đối thoại chính sách Giải pháp hoàn thiện công tác phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề về phúc lợi động vật.
Chia sẻ tại chương trình, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng, để giải quyết một cách triệt để vấn đề này, chúng ta cần những giải pháp chính sách toàn diện.
"Hiện tại, Việt Nam chưa có luật cụ thể cấm hoạt động buôn bán thịt chó, mèo. Vì thế, thay vì chờ đợi, việc ban hành các quy định dưới luật như một nghị định của Chính phủ hướng dẫn quản lý và xử phạt các hoạt động buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó, mèo, có thể góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề trên.
Việc Hà Nội tiên phong thí điểm sớm chấm dứt chuỗi cung ứng buôn bán thịt chó, mèo để loại trừ bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người là đáng hoan nghênh", ông Huân nhấn mạnh.
Hướng đến một Việt Nam không có bệnh dại
Trong thời gian gần đây, quan điểm "Hà Nội nói không với thịt chó, mèo" đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội, cho biết, trong những năm qua, Hà Nội đặc biệt quan tâm tới bệnh dại. TP đã ban hành kế hoạch về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống dịch bệnh dại trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2030.
Trong đó, tập trung chính vào quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi, tổ chức tiêm phòng dại cho 100% đàn chó mèo nuôi, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại, kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo.
Theo ông Rahul Sehgal, Giám đốc Truyền thông Quốc tế của Tổ chức Soi Dog, đơn vị hỗ trợ triển khai mô hình thí điểm tại Hà Nội, buôn bán thịt chó, mèo gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phúc lợi động vật.
Cách tiếp cận đổi mới của Hà Nội cho thấy cải cách chính sách có thể chuyển đổi các thói quen truyền thống.
"Chúng tôi cam kết hỗ trợ việc sớm chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo thông qua các hoạt động thực thi pháp luật, nâng cao năng lực, truyền thông đại chúng và hỗ trợ phát triển sinh kế thay thế cho các cá nhân/cơ sở cam kết chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo", ông Rahul Sehgal nói.
Theo đó, với mục tiêu hướng đến một Việt Nam không có bệnh dại và sớm loại bỏ buôn bán thịt chó, mèo, chúng ta cần tăng cường thực thi pháp luật đặc biệt là việc thi hành các hình phạt nghiêm khắc cho cá nhân/tổ chức vi phạm; triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức đại chúng để thay đổi nhận thức, niềm tin và thói quen văn hóa…
Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Hiện tại, không có thuốc chữa bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.
Hiệu quả nhất là phòng ngừa thông qua tiêm phòng bệnh dại cho chó mèo hàng năm và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho người ngay sau khi bị chó, mèo cắn (hoặc cào có vết thương chảy máu), càng sớm càng tốt.
"> -
Hai xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình), nằm ở độ cao khoảng 1.200 m so với mực nước biển. Biến điểm nóng ma tuý ở Hòa Bình thành địa điểm du lịch tiềm năngĐây từng là điểm nóng về ma túy nhưng từ khi các ổ nhóm tội phạm bị lực lượng chức năng triệt phá, đời sống bà con đồng bào các dân tộc thiểu số dần trở lại yên bình.
Vẻ đẹp của Hang Kia - Pà Cò Mảnh đất vùng cao này ẩn chứa nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch quanh năm, nhưng chưa phát huy được các thế mạnh để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.
Hang Kia - Pà Cò sở hữu những nét đẹp nguyên sơ, không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại mà vẫn lưu giữ những nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Mông từ hàng ngàn đời nay.
Nơi đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm đan xen giữa khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa hè khí hậu tương đối mát mẻ; hạ tầng, giao thông phát triển khá thuận lợi.
Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trồng ngô lúa, chè shan tuyết và một số cây ăn quả như mận, đào. Ẩm thực của người Mông cũng là nét độc đáo hấp dẫn du khách với rượu ngô, gà đen, mèn mén, rau củ quả đặc trưng của miền núi.
Bản sắc văn hóa dân tộc còn được duy trì với các làng nghề dệt thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn hoặc du khách có thể trải nghiệm chợ phiên Pà Cò vào sáng Chủ nhật.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được bao bọc xung quanh là dãy núi cao, Hang Kia - Pà Cò phù hợp phát triển các dự án du lịch sinh thái, cộng đồng gắn với các tuyến du lịch trải nghiệm leo núi, đi bộ xuyên rừng,
Ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch Hang Kia - Pà Cò ngày 26/7, ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị UBND tỉnh sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng homestay với bà con dân tộc thiểu số, cụ thể là hỗ trợ vật chất như chăn ga, đệm… và có cơ chế về vay vốn đầu tư, hỗ trợ bà con xây dựng các homestay đạt chuẩn.
Để đẩy mạnh phát triển vùng du lịch, vị Bí thư tỉnh ủy chia sẻ thêm, tỉnh Hòa Bình có chủ trương mở rộng tuyến Quốc lộ 6 vào trung tâm xã Hang Kia, nâng cấp hạ tầng điện, nước, viễn thông để thu hút đầu tư, phục vụ hoạt động du lịch.
‘Các nhà đầu tư về đây, bản chất không chỉ là làm ăn kiếm lời, mà còn làm một việc hết sức nhân đạo là chia sẻ những khó khăn của vùng này. Đó là nghĩa cử rất lớn của các nhà đầu tư’, ông Tỉnh phát biểu.
Ông Khà A Váu - Chủ tịch UBND xã Hang Kia Chia sẻ với phóng viên, ông Khà A Váu - Chủ tịch UBND xã Hang Kia bày tỏ: ‘Năm 2003, người dân xã Hang Kia bắt đầu làm du lịch theo hình thức manh mún, tự phát, chưa có kỹ năng chuyên nghiệp. 5 năm trở lại đây, du lịch địa phương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm. Hiện cả xã mới có 2 homestay hoạt động.
Hình thức trải nghiệm được đông đảo du khách yêu thích là mô hình du lịch cộng đồng, được sống trong các căn nhà sàn, trực tiếp nấu nướng, sống cùng người dân bản địa.
Về lâu dài, đồng bào dân tộc thiểu số ở Hang Kia ủng hộ và mong muốn chuyển dịch sản xuất, phát triển du lịch để cải thiện đời sống, kinh tế.
Các chàng trai người Mông giã bánh giầy Cũng trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch Hang Kia - Pà Cò, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cam kết đồng hành, hỗ trợ để chương trình phát triển du lịch Hang Kia - Pà Cò sớm trở thành hiện thực và phát triển bền vững.
Theo đó, phía Tổng cục Du lịch sẽ kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đưa du khách về Hang Kia - Pà Cò; bố trí nguồn lực tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp cho người dân.
Ông Chung đề nghị tỉnh Hòa Bình cần có cơ chế chính sách đặc thù dành riêng cho 2 xã, ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, về thuế, nguồn nhân lực để từ đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo cú hích ban đầu cho các nhà đầu tư; bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp giao thông, nước sạch, viễn thông và hệ thống chỉ dẫn du lịch; sớm thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết khu du lịch Hang Kia - Pà Cò làm cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển du lịch.
Người dân sống trong 'tổ mối' hơn 10.000 năm tuổi tại Iran
Những hang động nhỏ được gọi là nhà này không khác gì một 'tổ mối' khổng lồ, có rất nhiều cư dân sống bên trong.
"> -
Anh Hạnh và anh Chung đã thuê thợ và máy đào đến khu vực trên để đào cây gỗ lên. Sau 4 ngày làm việc liên tục, cây gỗ đã được trục vớt đưa lên từ độ sâu hơn 2m. Mới đây có 2 người dân trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh trong khi đi mò ốc đã phát hiện được một khối gỗ lớn nằm sâu dưới lòng suối. Phải mất 4 ngày thuê máy xúc liên tục đào mới đưa được khối gỗ lên bờ. Cơ quan chức năng vẫn đang cử người canh gác và tìm hướng giải quyết.
Theo đó, vào khoảng 21h ngày 21/7/2019, anh Nguyễn Đức Chung (SN 1984, ở thôn 9) và anh Trần Đức Hạnh (SN 1977, ở thôn 8) cùng trú xã Sơn Hồng, đi bắt ốc trên khúc suối thuộc địa bàn thôn 1 cùng xã. Trong lúc mò ốc, hai người vấp phải một cành cây lớn. Nghi là nhánh của một thân cây cổ thụ nên lặn xuống xem thì phát hiện một cây gỗ dài nằm sâu phía dưới lòng suối.
Sau khi phát hiện, hai anh đã thuê một nhóm thợ cùng máy đào đến hiện trường. Ròng rã suốt 4 ngày liên tục đào bới ở độ sâu khoảng hơn 3m, nhóm thợ đã kéo lên được một cây gỗ dài khoảng 15m, đường kính 80cm, toàn thân có màu nâu đen lên bờ. Nhiều người dân có kinh nghiệm về cây gỗ cho rằng đây là cây gỗ lim xanh khoảng 100 năm tuổi.
Anh Hạnh chia sẻ, gia đình đang nợ nần hàng trăm triệu, vợ lại đau ốm nuôi 3 đứa con nên khi mò được khối gỗ vợ chồng mừng rơi nước mắt. Tuy nhiên, khối gỗ vừa được đưa lên bờ lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đã lập biên bản, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để báo cáo các cấp có thẩm quyền tìm phương án xử lý.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, cây gỗ này do người dân trục vớt được, theo quy định thì vẫn là tài sản của toàn dân, giống như một dạng tài nguyên. Đã là sở hữu toàn dân thì trách nhiệm thuộc Sở Tài chính chủ trì xử lý.
Chặt củi nhặt được đá đỏ tiền tỷ
Viên đá đỏ do anh Quảng nhặt được trên đồi Cỏ May, bán được hơn 1 tỷ đồng. Trong quá trình đào ao thả cá và đi chặt củi đốt than, 2 người dân địa phương đã may mắn nhặt được 2 viên hồng ngọc tại thủ phủ đá đỏ xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An và bán được hơn 4 tỷ đồng.
1 trong hai người may mắn nhặt được một viên đá đỏ (hay còn gọi hồng ngọc) đó là anh Ngô Trí Quảng (SN 1974), trú tại bản Quỳnh 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo đó, vào trưa 1/9/2017, vợ chồng anh Quảng lên đồi Cỏ May (cách nhà khoảng 1km) để chặt củi về bán cho những người đốt than. Trong lúc vác củi chất lên xe, không may bị trượt chân ngã xuống đất thì anh chợt thấy một ánh sáng màu đỏ lấp lánh dưới gốc cây keo tràm. Nhặt lên xem, anh Quảng không tin vào mắt mình khi phát hiện đó là một viên hồng ngọc.
Đêm hôm đó, cả gia đình anh Quảng phải thức trắng để canh viên đá và tiếp đón những thương lái tìm đến xem 'hàng'.
Thương lái trả 200 triệu, rồi đến 700 triệu và cuối cùng là 1 tỷ đồng. Không thể định giá được viên đá đỏ, nhưng thấy số tiền 1 tỷ quá lớn và muốn tránh phiền toái nên anh Quảng bán cho bà H. (một người chuyên buôn bán đá đỏ ở địa phương).
Sau khi nhặt được 'lộc trời', vợ chồng anh Quảng dùng số tiền bán đá đỏ để xây nhà, mua sắm vật dụng trong gia đình và nuôi các con ăn học.
Theo thông tin của người dân địa phương cung cấp, trước anh Quảng, khoảng giữa năm 2016, gia đình bà H. (bà H. chính là người mua lại viên đá đỏ của anh Quảng với giá hơn 1 tỷ đồng) cùng với một số người dân địa phương, trong lúc đào ao trên một quả đồi gần nhà cũng đã may mắn nhặt được viên đá đỏ và bán được 3 tỷ đồng.
'Khai quật' được một kho gỗ mun quý hiếm tại vườn nhà dân
Số lượng gỗ mun quý hiếm được chôn tinh vi tại 3 vị trí hầm dưới lòng đất.
Ngày 29/3/2019, lực lượng liên ngành gồm Đồn biên phòng Cồn Roàng, lực lượng kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và lực lượng kiểm lâm huyện Bố Trạch đã 'khai quật' 3 hầm gỗ cất giấu tinh vi trong vườn một gia đình ở xã biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) tịch thu gần 100 phách gỗ mun quý hiếm.
Theo đó, vào chiều tối 28/3/2019, tin báo của người dân cho biết, tại vườn ông Nguyễn Trung Kính (trú bản Mé Lỳ, xã Thượng Trạch) có một số phách gỗ mun quý hiếm, lực lượng hơn 30 người gồm bộ đội biên phòng và cán bộ kiểm lâm đã được huy động để vận chuyển số gỗ gồm 23 phách gỗ mun trong vườn ông Kính.
Tìm kiếm xung quanh, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện cạnh một con suối khô trong vườn 2 hầm gỗ được chôn kĩ dưới lòng đất chứa nhiều phách gỗ màu đen, dài khoảng 3 mét nghi gỗ mun.
Sau khi 'khai quật' các hầm đựng gỗ trên lực lượng chức năng thu giữ tổng gần 100 phách gỗ mun với khối lượng hơn 4,5 m3, được xẻ vuông vích có đường kính từ 30-50 cm, dài khoảng 3-4 mét.
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, sau khi nhận được tin báo đã chỉ đạo trạm kiểm lâm Thượng Trạch vào cuộc và tìm ra các hầm gỗ này. Vì đây là khu vực trong vườn nhà dân, lại thuộc vùng đệm, khu vực biên giới nên Hạt kiểm lâm VQG Phong Nha -Kẻ Bàng đã báo với đồn biên phòng Cồn Roàng, các lực lượng chức năng huyện Bố Trạch đưa lượng gỗ lậu ra khỏi địa bàn càng sớm càng tốt, tránh phức tạp và tẩu tán hoặc cướp gỗ.
Hiện, số gỗ trên đã được lực lượng chức năng vận chuyển về trụ sở để tiếp tục điều tra, xử lí.
Đào được tượng vàng, người đàn ông suýt mạt vận
Ông Nguyễn Văn Kình. 21 năm trôi qua, ông Nguyễn Văn Kình (SN 1953, trú tại làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn khi đào được bức tượng bằng vàng nguyên khối. Nhưng ông không ngờ chính may mắn ấy lại đẩy ông vướng vào lao lý.
Năm 1998, một hôm đi ăn cưới họ hàng, con trai ông Kình mượn được máy rà phế liệu, liền mang ra ngoài khu đồi sau nhà nghịch ngợm, thấy máy phát tín hiệu, hai cha con đào thử thì phát hiện một hũ bạc và một bức tượng hình đầu người bằng vàng.
Thông tin về bức tượng vàng cổ quý hiếm lan nhanh khiến dân buôn cổ vật đổ xô về tìm ông Kình. Qua những cuộc thương lượng, giá bức tượng vàng được nâng lên theo cấp số nhân, từ 15 cây vàng lên đến 30 cây vàng, rồi 60 cây càng…
Ông Kình chấp nhận bán pho tượng cho nhóm đầu nậu của ông Nguyễn Đăng T. và Nguyễn Đình B. (cùng SN 1957, trú quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) với giá 68 cây vàng. Sau đó pho tượng đã được nhóm buôn đồ cổ bán sang tay với giá 220 cây vàng.
Sau khi bán tượng, ông Kình bị cơ quan công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ để điều tra vụ buôn bán trái phép bảo vật quốc gia. Do thành khẩn khai báo nên ông Kình được tại ngoại sau 1 tháng 3 ngày tạm giam vì tội “Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm”. Các bị cáo còn lại bị Tòa nhân dân tỉnh Quảng Nam xử với các mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội 'Buôn hàng cấm'.
Hiện nay, bức tượng vàng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.
Ngôi mộ nằm giữa phòng khách trong căn biệt thự ở Bến Tre
Giữa căn phòng sang trọng, một ngôi mộ ốp đá hoa cương màu vàng nằm im lìm như chìm trong giấc ngủ.
"> Chuyện rơi nước mắt của những người nông dân nhặt được 'lộc trời' tiền tỷ