VNG trình diễn hàng loạt công nghệ thông minh theo chủ đề “Connected City” |
Ngày 5/12/2018,ìnhdiễnhàngloạtcôngnghệthôngminhtheochủđềbóng đá lịch thi đấu hôm nay xuất hiện tại sự kiện Internet Day 2018, Công ty Cổ phần VNG (VNG) không chỉ giới thiệu một hệ sinh thái giải pháp và ứng dụng thông minh đa dạng dựa trên nền tảng điện toán đám mây, mà còn chia sẻ tầm nhìn về những công nghệ và mô hình có thể “định hình nên” hệ sinh thái số Việt Nam.
Với chủ đề “Internet và Hệ sinh thái số Việt Nam”, Internet Day 2018 diễn ra trong bối cảnh sự chuyển đổi số tại Việt Nam đang tăng tốc, do đó nhu cầu về dữ liệu, kết nối thông minh, Internet vạn vật… của các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội đều tăng mạnh.
Nắm bắt xu thế chuyển đổi số này, VNG đã nhanh chóng xác định Dịch vụ đám mây là một trong bốn nhóm sản phẩm trụ cột mang tính chiến lược, cùng với Trò chơi trực tuyến, Các nền tảng kết nối, Tài chính và thanh toán. Dịch vụ đám mây của VNG được xây dựng theo hướng các gói toàn diện và tổng thể (Full Stack Cloud Services), tận dụng tối đa ưu thế về hạ tầng và hệ sinh thái dịch vụ đám mây sẵn có.
Thời gian qua, VinaData, công ty thành viên của VNG đã cho ra mắt nhiều sản phẩm, giải pháp toàn diện dựa trên nền tảng điện toán đám mây, hướng tới đô thị thông minh hơn và an toàn hơn. Chẳng hạn như vTicket, nền tảng kết nối mọi dữ liệu, hỗ trợ tương tác đa kênh giữa Người dân và Chính quyền, giữa Khách hàng và Doanh nghiệp. Thông qua hệ thống, việc người dân và Chính quyền kết nối, tương tác với nhau sẽ trở nên rất đơn giản, thậm chí chỉ qua thao tác quét QR code để chat qua Zalo, Facebook. Hoặc vCloudcam, một mô hình có thể biến camera không thông minh trở thành thông minh nhờ xử lý trí tuệ nhân tạo ở tầng đám mây, với khả năng nhận dạng khuôn mặt chính xác cao phục vụ các yêu cầu về bảo mật.
Cũng tại sự kiện này, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng giám đốc VNG phụ trách mảng Dịch vụ đám mây kiêm Tổng giám đốc VinaData đã có những chia sẻ mang tính toàn cảnh về Hệ sinh thái số Việt Nam, về những mô hình kinh doanh phù hợp để vừa tận dụng được cơ hội, vừa vượt qua được những thách thức mà kỷ nguyên 4.0 đang đặt ra cho doanh nghiệp.
Theo đó, Internet of Things (Internet vạn vật), dữ liệu lớn (Big Data) và học máy (Machine Learning) sẽ là những công nghệ định hình nên tương lai, với tiềm năng ứng dụng gần như vô tận: không chỉ bó hẹp trong các công nghệ thông minh như TV thông minh, smartphone, đồng hồ thông minh, ô tô thông minh mà rộng hơn là cả những ngành nghề, thị trường thông minh như bán lẻ thông minh, vận tải thông minh, y tế thông minh, giao vận thông minh….
Theo dự đoán, đến năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 50,1 tỷ thiết bị IoT, tương đương với mỗi người trên trái đất sẽ sở hữu tới 6 thiết bị IoT khác nhau.
“Việc công nghệ thay đổi chóng mặt, các mô hình kinh doanh mới liên tục xuất hiện không chỉ tạo ra sức ép buộc doanh nghiệp phải đổi mới, mà tư duy quản lý, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý... cũng cần phải cập nhật, bắt kịp thực tế. Nếu Chính phủ hành động đủ nhanh, nếu các chính sách và cơ chế theo kịp xu thế và tạo được động lực cho các doanh nghiệp số Việt Nam phát triển, thì đó chính là cơ hội lớn. Nhưng ngược lại, độ trễ càng cao thì lại trở thành thách thức cho Hệ sinh thái số Việt Nam”, ông Vũ Minh Trí nhấn mạnh.