> Đây là những thói quen sử dụng đồ công nghệ bạn cần thay đổi trong năm 2018 Công nghệ là một thành tựu quan trọng của con người nhưng cũng chính công nghệ đang là thứ chi phối cuộc sống của chúng ta. Ngoài những lợi ích không thể đong đếm,ạncóthểthayđổithóiquencôngnghệnàykhôtruc tiếp bóng đá hôm nay công nghệ vẫn còn nhiều điểm hạn chế, đặc biệt là việc tạo ra thói quen xấu cho nhiều người Để thay đổi một thói quen xấu, đặc biệt liên quan đến công nghệ không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không phải quá khó khăn. Chỉ cần có đủ động lực, sự kiên trì, bạn hoàn toàn có thể cân bằng được giữa công nghệ và cuộc sống một cách khoa học. Dưới đây là những gợi ý của trang PopScivề 11 thói quen công nghệ bạn nên thử thay đổi ngay trong năm 2018 này để có được một chất lượng cuộc sống tốt hơn: Những thiết bị theo dõi sức khỏe luôn thôi thúc chúng ta không ngừng luyện thể dục, thể thao. Nhưng thực tế cho thấy, không có quá nhiều người duy trì được thói quen này sau một khoảng thời gian mua các thiết bị theo dõi sức khỏe. Khá nhiều người rồi sẽ vất thiết bị vào một xó và coi như chưa từng tồn tại. Đó cũng là lý do, bạn nên thay đổi cách sử dụng để đem niềm hứng khởi trở lại. Cách tốt nhất là hãy thử sắp xếp lại dữ liệu tập luyện trong bảng xếp hạng, chia sẻ công khai thành tích trên mạng xã hội, thậm chí đưa ra những thử thách cho bản thân và bạn bè xung quanh. Đây là một thói quen khá phổ biến và được nhiều hãng công nghệ khuyên người dùng cần ghi nhớ. Nhưng trên thực tế, khá ít người có ý thức sao lưu dữ liệu thường xuyên. Chỉ khi xảy ra những sự cố đáng tiếc như mất máy hoặc hỏng hóc, lúc đó chúng ta có muốn sao lưu cũng đã muộn. Trong kho ảnh điện thoại của bạn có hàng ngàn những bức ảnh không biết đã chụp từ bao giờ, thậm chí có những tấm chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ vì không biết đã chụp từ bao giờ. Đây chắc chắn là một sự lãng phí không đáng có. Thay vào đó, tại sao bạn không thử tạo đường dẫn lưu trữ tất cả ảnh lên Google Photos hay Apple Photos, những dịch vụ ảnh sẽ tự động tạo ra bộ sưu tập ảnh hay video clip kỷ niệm mà bạn chẳng cần mất công ngồi lục lọc hay sắp xếp lại. Năm 2018 đã tới và kỷ nguyên 4.0 cũng đang tới rất gần. Là một người của thời đại số nên không có lý gì mà bạn không nên tự trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức công nghệ mới như lập trình, thiết kế, tìm hiểu tự nhiên,… Internet là một cuốn "bách khoa tri thức" khổng lồ của nhân loại và tất nhiên miễn phí với tất cả mọi người. Bởi vậy, việc học những kỹ năng mới trên YouTube hay tra cứu giáo trình, học trực tuyến qua mạng giờ đây chẳng có gì khó khăn. Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu rằng những đánh giá của bạn về một sản phẩm trên Amazon, Lazada hay một chia sẻ về địa điểm trên Google Maps có tác động ra sao tới mọi người? Tất nhiên, chúng đều có những tác động đáng kể tới hiểu biết, hành vi và nhận thức của nhiều người khác. Nếu đó là một nhận xét tích cực, người mua hàng khác đọc được sẽ cảm thấy an tâm hơn. Nhưng nếu đó là một phản hồi tiêu cực, người mua sẽ cẩn trọng hơn để không gặp phải tình huống tương tự. Rác thải điện tử luôn là một mối lo lớn đối với môi trường. Sự độc hại của loại rác thải này cao hơn gấp nhiều lần rác thải hữu cơ hay vô cơ truyền thống. Do đó, nếu bạn là người có ý thức gìn giữ môi trường, cách tốt nhất là hãy cố gắng tận dụng tối đa một món đồ điện tử trước khi quyết định vứt đi. Ngay cả khi đem bỏ, bạn cũng cần tìm hiểu trước quy trình tiêu hủy và tái chế món đồ bởi nếu không cẩn thận, việc tiêu hủy cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Chính Facebook cũng thừa nhận, mạng xã hội này có thể khiến người dùng lâm vào trạng thái tiêu cực, chán nản hoặc thậm chí trầm cảm. Sự tương tác từ một phía theo cách thụ động khiến người dùng dễ nảy sinh tâm lý tự ti, so sánh với người khác trên mạng xã hội. Dù vậy, mạng xã hội không phải không có những ưu điểm. Nếu là một người dùng tích cực, bao hàm cả việc thường xuyên trò chuyện với bạn bè, tương tác bài đăng thì điều bạn nhận được từ mạng xã hội sẽ là niềm vui, sự gắn kết và tự tin. Năm 2017 đã chứng kiến nhiều cuộc chiến bảo mật khốc liệt với mã độc WannaCry và các hình thức tấn công mạng, máy tính, smartphone mới tinh vi hơn. Dĩ nhiên, mọi công dân Internet đều có thể nằm trong tầm ngắm của tin tặc nếu không tự trang bị cho mình kiến thức và cách phòng chống. Hơn hết, quy tắc bảo vệ máy tính trước bất cứ nguy cơ tấn công nào, đó chính là hết sức "cẩn trọng" trước mọi đường link liên kết, tài liệu, file dữ liệu tải về từ mạng Internet. Ngoài ra, mỗi người cũng nên tự cài đặt ít nhất một phần mềm bảo mật tiên tiến có khả năng chống virus, mã độc tấn công để bảo vệ máy tính. 2018 được coi là một năm nở rộ với nhiều công nghệ mới. Cũng bởi vậy, nếu có thể, bạn nên thử trải nghiệm những công nghệ mới nhất năm nay. Việc chuyển từ iOS sang Android hoặc ngược lại cũng là một ý tưởng thú vị không kém đấy. Nếu đã chán với Windows hay macOS, thử dùng sang Linux xem. Ngoài ra, bạn có thể thử trải nghiệm công nghệ VR, AR thông qua các thiết bị và ứng dụng trên thị trường. Một năm mới đã tới và chắc chắn bạn sẽ không muốn không gian làm việc vẫn tiếp tục lộn xộn và bừa bãi như năm ngoái chứ. Đúng vậy, hãy thử dành một chút ít thời gian để dọn dẹp máy tính và không gian làm việc. Nếu có quá nhiều dây kết nối, tại sao không thử gói gọn chúng vào một đường dây chung. Việc ôm đồm quá nhiều tin nhắn, số điện thoại, email,…có thể khiến cuộc sống của bạn tràn ngập sự căng thẳng và lộn xộn. Tốt nhất, bạn hãy học cách xóa bỏ những ứng dụng di động, email rác hoặc hình ảnh, video không cần thiết để làm sạch bộ nhớ và giúp máy chạy trơn tru hơn. Có vẻ việc này sẽ hơi mâu thuẫn với thói quen tích cực hơn trên mạng xã hội. Trên thực tế, hai điều này dường như còn tương hỗ cho nhau. Dù bạn sử dụng mạng xã hội nào đi chăng nữa, việc lạm dụng cũng không phải là điều tốt. Việc truy cập quá nhiều vào Facebook sẽ tiêu tốn khoảng thời gian quý báu của bạn. Thậm chí, vừa rồi ở Việt Nam đã có trường hợp một nữ sinh nghiện Facebook tới nỗi phụ huynh buộc phải đánh thuốc mê để đưa vào... bệnh viện tâm thần?! Chính vì vậy, việc tự ý thức về cách sử dụng Facebook sao cho phù hợp là điều rất quan trọng. Trên hết, hãy tự cân bằng thói quen lướt Facebook hàng ngày và việc dành thời gian cho bản thân và các hoạt động khác. Những thời điểm nên hạn chế lên Facebook, đó là trong bữa ăn, khi giao lưu với bạn bè, người quen và ngay cả trước khi ngủ. |