Các ngành Kinh doanh quốc tế, Marketing có điểm chuẩn là 23.
Các ngành còn lại dao động từ 19 – 22 điểm.
Cụ thể như sau:
![]() |
Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học bằng cách nộp Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020(bản chính) về trường trước 17h ngày 10/10.
Sau thời gian này, thí sinh không nộp xem như từ chối quyền nhập học.
Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả trực tiếp sẽ được cấp giấy báo nhập học trực tiếp tại trường.
Đối với thí sinh gửi qua bưu điện cần ghi chính xác thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ để nhà trường gửi giấy báo trúng tuyển.
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại trường từ ngày 5/10 đến 11/10/2020.
Lê Huyền
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2020 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM năm 2020Nhà vệ sinh trường học bẩn vốn là nỗi sợ không chỉ của học sinh - người trực tiếp sử dụng, mà còn là một nỗi trăn trở với những người chịu trách nhiệm quản lý từ phía nhà trường. Nhận thấy những hạn chế trong cơ sở vật chất, nhiều trường học đã cải thiện nhà vệ sinh. Trong năm học 2018 - 2019, cả nước có 60.000 nhà vệ sinh học đường được xây mới.
Tuy nhiên, nhiều nhà vệ sinh dù đã được xây sửa, duy trì với kinh phí lớn cũng không thoát khỏi tình trạng bốc mùi; mà một trong những nguyên nhân lớn là từ sự thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung của học sinh hàng ngày.
Học sinh tiểu học nghịch giấy, vứt rác lung tung, vẫy nước tung tóe trong nhà vệ sinh, không xả nước, giẫm chân lên bồn cầu… là cảnh tượng thường thấy. Những điều này đã khiến nhà vệ sinh ngày một “ô nhiễm”, dẫn đến việc nhiều trẻ thà nhịn đi vệ sinh chứ quyết không bước vào.
![]() |
Nhà vệ sinh bẩn là “ác mộng” được tạo ra bởi nhiều hành vi kém ý thức của học sinh (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) |
BS. Hoàng Quốc Tưởng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: “Tâm lý sợ hãi đeo bám học sinh chính là nguồn cơn gây ra những vấn đề sức khoẻ như nhiễm khuẩn tiêu hoá, đau bụng, táo bón, nặng nề hơn là rối loạn tâm lý sợ đi học của trẻ. Đó là chưa kể những bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm từ nhà vệ sinh như vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigellosis hoặc nhiễm E.coli… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con”.
Tuy là một khu vực nhỏ trong trường, nhà vệ sinh có thể mang đến nhiều hệ lụy về sức khỏe nếu không được bảo vệ đúng cách.
Chia sẻ về vấn đề này, chị Thủy Anh - vợ ca sĩ Đăng Khôi đưa ra ý kiến: “Không thể chỉ đến từ trách nhiệm hay cơ sở vật nhà trường khi mà sau 30 năm phát triển, chắc chắn điều kiện phải tốt lên đáng kể. Trong khi đó, một điều rất quan trọng là nâng cao ý thức của học sinh lại được ít người để tâm đến”.
Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho trẻ
Theo BS. Hoàng Quốc Tưởng, cách giải quyết là phải thay đổi từ gốc rễ là hướng dẫn, giáo dục trẻ thay đổi thói quen, rèn cho trẻ những kỹ năng giữ gìn vệ sinh chung trước khi đến trường.
BS. Tưởng chia sẻ: “Cha mẹ hãy cho con tham gia vào công việc dọn dẹp nhà vệ sinh với vai trò phù hợp để con làm quen với những công việc này. Những lúc như vậy phải cố gắng giải thích lý do về tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân cũng như giữ vệ sinh môi trường sống”.
Thói quen của trẻ không thể hình thành ngày một ngày hai mà cần có sự kiên trì giáo dục lâu dài từ phía gia đình và nhà trường. Giáo viên dạy trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, bố mẹ nhắc nhở con mỗi ngày sẽ dần giúp trẻ có ý thức tốt hơn.
![]() |
Gia đình và nhà trường đều có trách nhiệm giáo dục ý thức vệ sinh cho trẻ |
Cũng theo BS. Tưởng, “Nên chia việc giữ gìn vệ sinh thành các giai đoạn nhỏ cho dễ nhớ. Ví dụ: đi xong phải đóng nắp bồn rồi mới xả nước, sau đó vứt giấy đúng chỗ, rồi rửa tay đủ các bước với xà phòng. Hãy bật chế độ khen thưởng khi trẻ làm tốt để trẻ cảm thấy có động lực để duy trì những thói quen tốt. Vì tập được đã khó, duy trì nó thành thói quen càng khó hơn”.
Bằng những cách này, ý thức của trẻ sẽ dần thay đổi, tình trạng nhà vệ sinh bẩn cũng từ đó mà cải thiện, đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi đến trường.
Song song đó, nhà trường cần quan tâm cải thiện cơ sở vật chất, bảo dưỡng định kỳ. Chung tay cùng nhà trường, từ năm 2008 đến nay, trong “Hành trình Nhà vệ sinh sạch khuẩn”, nhãn hàng Vim đã xây dựng, sửa chữa và nâng cấp hơn 1.030 nhà vệ sinh trường học. Song song đó, nhãn hãng cũng triển khai nhiều hoạt động giáo dục, tuyên truyền và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho hơn 200.000 học sinh tiểu học khắp mọi miền đất nước.
Có sự phối hợp nhịp nhàng từ gia đình, nhà trường và xã hội, nhà vệ sinh trường học nói riêng và học đường nói chung sẽ ngày một sạch hơn, dần xóa đi nỗi ám ảnh “trường kỳ” của học sinh, góp phần mang lại tương lai vui khỏe, an toàn cho các bé.
Kim Phượng
" alt=""/>‘Bảo bối’ gạt ác mộng nhà vệ sinh trường học![]() |
Đại diện báo VietNamNet và đại diện Trung tâm Công tác xã hội TP Đà Nẵng đã đến nhà và trao tiền do bạn đọc ủng hộ cho gia đình anh Phan Anh Hùng và chị Nguyễn Thị Thanh Tâm. |
Bé Phan Thị Lê Na (9 tuổi) hiện đang học lớp 2/7 trường tiểu học Trần Nhân Tông (phường Hòa Thọ Đông - TP Đà Nẵng).
Tháng 1/2019, khi đang đi học, Lê Na cảm thấy đau đầu, ngất xỉu tại lớp, được giáo viên đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng khám. Ở đây, các bác sĩ chẩn đoán cô bé bị bệnh u não (u ống sọ hầu), cần phải chuyển tuyến vào viện Chợ Rẫy TP.HCM để điều trị.
Theo bác sĩ, bệnh tình của Lê Na tái phát bất cứ lúc nào. Khối u của con phải chờ 3 năm mới có kết quả cuối cùng. Mỗi lần mổ như vậy chỉ lấy được một ít khối u chứ không lấy hết vì nhiều biến chứng có thể xảy ra khi lấy quá nhiều.
Trước kia, anh Hùng từng làm lái xe giao hàng, lương tháng chưa đến 4 triệu đồng nhưng cũng gọi là có thêm chút ít. Nay anh nghỉ việc theo con, cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng tăng lên gấp bội.
"Nhưng chúng tôi sẽ làm tất cả để con được khỏe mạnh", anh khẳng định. Và căn nhà, tài sản duy nhất còn lại cũng phải bán đi để chữa bệnh cho con gái.
Tổng cộng chi phí đến giờ anh chị phải chi trả đã hơn 250 triệu đồng. Hiện tại, mỗi tuần gia đình chi trả đến 800.000 đồng tiền thuốc men. Không những thế, bác sĩ cảnh báo khối u vẫn chưa xử lý triệt để và có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Sau khi nhận được số tiền trên, mẹ của bé Lê Na đã vô cùng xúc động: “Gia đình tôi cực kỳ bất ngờ về số tiền này. Chúng tôi rất biết ơn tấm lòng của bạn đọc báo VietNamNet, các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ lúc khó khăn”.
"Vì con, vợ chồng tôi có thể bán nhà bán cửa. Mất nhà thì ra ở trọ hoặc xin ở nhờ, chứ mất con thì...", anh Hùng nghẹn ngào.
" alt=""/>Bé Phan Thị Lê Na mắc u não được ủng hộ gần 50 triệu đồng