Vén màn trái cây chín ép!

  发布时间:2025-01-18 11:43:23   作者:玩站小弟   我要评论
Trái cây non hay già đều tuốt xuống hàng loạt rồi ủ hóa chất để ép chín,́nmàntráicâychínébóng đá hôbóng đá hôm nay mấy giờbóng đá hôm nay mấy giờ、、。

Trái cây non hay già đều tuốt xuống hàng loạt rồi ủ hóa chất để ép chín,́nmàntráicâychínébóng đá hôm nay mấy giờ tạo màu vàng bắt mắt

Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP.HCM bán. Chính vì vậy, tôi được tận mắt chứng kiến các công đoạn thu hoạch, dú thuốc trước khi những loại trái cây này được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Hái hàng loạt để dú

Vườn sầu riêng nhà ông Ba Hoạt khá nổi tiếng ở khu vực Cái Mơn. Chị Thắm là bạn hàng của ông Ba Hoạt đã nhiều năm do luôn chi tiền ứng trước để ông lo mua phân bón, thuốc diệt sâu rầy và trả công chăm sóc vườn. Cứ thế, năm nào cũng vào độ sau Tết Nguyên đán 1-2 tháng là chị Thắm đã xuống vùng này mua mão cả vườn, chờ đến kỳ là thuê người thu hoạch đem về TP.HCM bán cho mối.

Những cây sầu riêng chừng 7-8 năm tuổi trĩu quả được những người làm vườn dùng lồng bẻ xếp thành từng đống dưới gốc cây. Biết tôi thích ăn sầu riêng, chị Thắm dặn những người làm vườn tìm trái chín rớt xuống từ hồi khuya và tách ngay bên gốc cây đãi khách. Khác với sầu riêng bán ở các chợ thường rất khó tách, trái sầu riêng chín cây có mùi thơm ngào ngạt, chỉ cần lấy tay tách nhẹ là đã lộ ra những múi vàng óng, béo ngậy.

{ keywords}

Những trái sầu riêng non bị ép chín bằng hóa chất thường chỉ có vài múi lép, nhạt thếch, thậm chí không ăn được

Chị Thắm giảng giải đặc điểm của loại trái cây này là thường chín vào ban đêm và tự rụng xuống đất. Những trái này ăn cực ngon nên chủ vườn và thương lái thường để lại ăn, còn loại bán ra thị trường là những trái vừa bẻ xuống hàng loạt. Sở dĩ phải bẻ hết xuống như vậy là để dú thuốc cho chín đồng loạt. Thường sau khi mua mão cả vườn sầu riêng, thương lái chỉ thu hoạch 4-5 đợt, người làm vườn chuyên nghiệp sẽ biết trái nào bẻ đợt nào là vừa.

Cùng với sầu riêng, chuối già cũng là mặt hàng được nhiều thương lái từ TP.HCM xuống mua cả vườn. Đến mùa thu hoạch, các buồng chuối được chặt đồng loạt rồi đưa xuống ghe chở ra quốc lộ, chất lên xe tải chuyển về thành phố.

Phù phép bằng thuốc độc

Cũng như nhiều thương lái khác, chị Thắm thuê riêng một nhà kho ở xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM để tập kết trái cây thu gom từ các nhà vườn. Tại đây, ngoài sầu riêng, chuối vừa chở từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang lên còn có hàng đống mít Thái chở từ tỉnh Bình Phước về bày la liệt chờ xử lý.

Bằng những thao tác thuần thục, 4 thanh niên bắt đầu công đoạn dú chín trái cây. Hai chiếc thùng lớn (loại đựng sơn nước) được đổ gần đầy nước, sau đó họ cho vào một loại bột có màu trắng đục khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt. Họ chia làm 2 cặp: một người chuyền sầu riêng, người còn lại dùng một thanh gỗ nhỏ dài cỡ chiếc đũa, một đầu được quấn vải dày, thọc sâu vào thùng dung dịch pha sẵn rồi bôi trực tiếp hóa chất vào cuống trái và xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.

Đối với mít Thái, ngoài việc bôi thuốc vào đầu cuống, nhóm thợ còn rải thuốc lên từng trái trước khi phủ bạt. Mục đích là để thuốc ngấm sâu vào trái mít làm nở gai và tạo màu vàng óng đến tận xơ… Riêng chuối già, công đoạn xử lý đơn giản hơn. Nhóm thợ dùng thuốc phun trực tiếp lên từng buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn còn cứng nhưng đã chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn còn tươi mới...

Chị Thắm giải thích sở dĩ chuối phải dú thuốc là vì “chiều theo thị trường”, bạn hàng mua chuối về bán đều yêu cầu loại chuối đã dú vàng. Đối với mít và sầu riêng cũng phải dùng thuốc mới ủ chín được hàng loạt, còn để chín tự nhiên thì không có đủ hàng cùng lúc để cung cấp cho thị trường.

Ghé tai tôi, chị Thắm khuyên: Ăn chuối già nên chọn loại có màu xanh nguyên thủy, còn chuối vàng óng bán đầy lề đường chắc chắn là chuối đã phun thuốc. Đối với mít Thái và sầu riêng thì không thể phân biệt từ bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết sầu riêng chín do thuốc đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng. Mít Thái cũng vậy, do chín nhờ thuốc nên ít thơm, thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, khác xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng hoặc vàng nhạt.

Nhóm thuốc cực độc

Nhiều thương lái tiết lộ: Bình thường ra chợ Kim Biên ở quận 5, TP.HCM hỏi mua hóa chất xử lý trái cây thì có tìm đỏ mắt cũng chẳng ai bán. Nhưng một khi đã là bạn hàng thì chỉ cần điện thoại là có người giao hàng tận nơi. Loại hóa chất này được đóng thành từng bịch không nhãn mác, chỉ được đánh dấu bằng chữ C và chữ T màu đỏ. Chị Thắm cho biết thuốc này có thể gây độc nhưng độc cỡ nào thì bản thân chị cũng không rõ.

Theo một chuyên viên công tác trong ngành y tế dự phòng, hiện người ta thường dú chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn thuộc nhóm cực độc, chúng phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan và gây nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ liệt kê như là một chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.

 (Theo NLĐ)

相关文章

  • Nhận định, soi kèo Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1: Phong độ hủy diệt

    Chiểu Sương - 15/01/2025 00:56 Ngoại Hạng Anh
    2025-01-18
  • Phía gia đình thắc mắc, phản ánh với trung tâm, đề nghị gặp giám đốc làm rõ nhưng chỉ nhận được câu trả lời: ‘Chúng tôi không biết’, ‘Giám đốc đi vắng’…

    Gia đình đưa về Hà Nội, vội đến bệnh viện Da liễu Trung ương và bệnh viện Nội tiết thăm khám.  

    Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán tại bệnh viện nội tiết cho thấy cháu nhiễm vi khuẩn HP. Cháu điều trị hơn 1 tháng, sức khỏe mới bắt đầu bình phục.

    “Cháu nội tôi từng học qua các trung tâm dạy trẻ tự kỷ ở Hà Nội và Đà Nẵng nhưng chưa bao giờ thấy nơi nào kinh khủng như trung tâm Tâm Việt”, ông D bức xúc chia sẻ với phóng viên.

    Tiết lộ của nhà chùa nơi Tâm Việt đưa trẻ tự kỷ ở nhờ hơn 4 tháng

    Theo tiết lộ của một người làm trong trung tâm Tâm Việt, nhóm phóng viên được biết, ngoài địa chỉ ở Từ Sơn (Bắc Ninh), cơ sở từng có thời gian đóng tại một ngôi chùa ở xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

    Trong vai phụ huynh của trẻ tự kỷ tìm trường học cho con, chúng tôi đã đến chùa, nhằm tìm hiểu rõ hơn về trung tâm Tâm Việt.

    Ban ngày, vị đại diện chùa đi vắng, chỉ có vài chú tiểu và các phật tử đang dọn dẹp, trông nom chùa. Thấy có người hỏi thăm về trung tâm Tâm Việt, chị K.L (phật tử) cho hay, Trung tâm chỉ hoạt động ở chùa vài tháng. Người phụ nữ kể, thời điểm đó, trung tâm Tâm Việt có khoảng 70 học sinh. Trung tâm này liên hệ và gửi lên chùa 20 học sinh nhưng chỉ có 2 giáo viên đi cùng. 

    {keywords}
    Thu bạc triệu mỗi tháng nhưng sự quan tâm, chăm sóc của Tâm Việt với học sinh hoàn toàn bị bỏ ngỏ

    ‘Sau Tết Nguyên đán 2019, 20 cháu dọn về chùa sinh hoạt. Tôi biết mức học phí cao nhất ở đây là khoảng 20 triệu/tháng, hàng ngày thấy các cháu chỉ được tập tung bóng, đi xe đạp 1 bánh.

    Theo người phụ nữ này, mọi chi phí ăn uống, điện, nước… phía nhà chùa hỗ trợ 100%. Trụ trì chùa còn xây một khu nhà phía sau chùa, đầy đủ tiện nghi cho trẻ của trung tâm ở.

    ‘Khi ở chùa, mỗi lần trung tâm muốn đưa các con đi biểu diễn ở đâu, thầy đều yêu cầu phải báo cáo, xin phép để thầy nắm được lịch trình, phòng xảy ra sự cố trên đường đi. Mỗi lần như vậy, phía trung tâm đều đưa lên tờ giấy báo cáo lịch trình và người đại diện ký tên, đóng dấu có tên là T.’, chị K.L nói.

    8 giờ tối, chúng tôi tiếp tục quay lại chùa Thanh Lanh một lần nữa, gặp sư trụ trì chùa.

    Vị đại diện chùa cho hay: ‘Người đứng đầu Tâm Việt là ông V.  quen tôi qua mạng xã hội. Ông nhờ tôi cho các cháu lên chùa học khóa tu dã ngoại. Tôi thương các con, tạo điều kiện cho trung tâm để các con học và ăn ở tại chùa.

    Ban đầu trung tâm chỉ đăng ký ở 3 tháng. Hết 3 tháng, tôi báo trung tâm đưa các cháu về. Các phụ huynh đặt vấn đề với tôi cho các cháu ở thêm 3 tháng nữa.

    Tuy nhiên, ở thêm 1 tháng rưỡi, đại diện Tâm Việt lên xin cho các con về Bắc Ninh. Trung tâm họ kinh doanh, mỗi tháng thu hàng chục triệu đồng/cháu/tháng của phụ huynh. Trong lúc đó, nhà chùa cho các cháu ăn ở, sinh hoạt hoàn toàn miễn phí, không phải đóng góp bất cứ khoản nào.

    Hiện nhà chùa đang nuôi một chú tiểu, mắc chứng tự kỷ. Trước cháu học ở Tâm Việt một thời gian nhưng sau này Tâm Việt chuyển đi, mẹ chú tiểu xin tôi cho ở lại chùa’.

    Sư trụ trì chùa cũng chia sẻ, ngày mới về chùa, các cháu trong trung tâm chỉ được vệ sinh qua quýt, không dùng xà phòng tắm, gội…, vào nhà tắm xối nước rồi đi ra. Để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vị đại diện chùa yêu cầu giáo viên hướng dẫn các cháu dùng xà phòng. Tuy nhiên, họ chỉ ‘vâng, dạ’ rồi để đấy.

    Họ ở chùa tôi hơn 4 tháng, họ có giấy phép hoạt động hay không, tôi không biết. Tôi chỉ nhận các cháu vào tu học’.

    Giáo viên xưng mày - tao, lớn tiếng quát mắng, dọa có dao trong cặp khi trẻ tự kỷ không chịu tập tung bóng; đánh liên tiếp vào tay trẻ khi em không chịu ăn... Rất nhiều góc khuất trong việc tuyển chọn, đào tạo giáo viên của trung tâm Tâm Việt sẽ được hé lộ trong kỳ tiếp theo, mời độc giả đón đọc.

    Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo kỷ lục gia

    Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo kỷ lục gia

     Khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) -  giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: ‘Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé’.

    '/>

最新评论