Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Club Brugge vs Juventus, 3h00 ngày 22/1: Đâu dễ cho Lão bà -
'Điểm tuyển sinh không là yếu tố đánh giá chất lượng nguồn nhân lực báo chí'Ông Lê Quốc Minh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Ông Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận, điểm tuyển sinh đầu vào không phải là yếu tố để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực báo chí. Thậm chí, những em tốt nghiệp ra trường có điểm tổng kết cao nhất cũng chưa chắc sẽ trở thành nhà báo giỏi trong tương lai.
“Báo chí giống như nghề thầy thuốc, cần những người phải thực hành nhiều, có trải nghiệm và có khả năng “ngửi” thấy tin”, ông Minh nói.
Ông Minh cũng chỉ ra suy nghĩ sai lầm rằng những sinh viên tốt nghiệp báo chí, khi làm việc ở các tòa soạn báo sẽ có ưu thế hơn sinh viên các ngành khác. Song thực tế dù kỹ năng làm báo của sinh viên báo chí có thể tốt hơn, nhưng kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực lại không thể nắm chắc bằng những người từng học tập trong các lĩnh vực khác.
“Bồi dưỡng kỹ năng báo chí không khó, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực mới là điều cơ quan báo chí đang rất cần. Ví dụ, một nhà báo viết về chứng khoán cần phải có những hiểu biết chuyên sâu về chứng khoán; nhà báo kinh tế cũng phải đọc báo cáo tài chính thông thạo”.
Vì những lý do ấy, theo ông Minh, sinh viên ra trường làm việc ở cơ quan báo chí hầu hết đều phải đào tạo lại 6 tháng để đảm bảo các kỹ năng phù hợp với quy định của tòa soạn. Chưa kể, nếu làm việc ở những cơ quan báo chí mang tính chất đặc thù, thuộc những lĩnh vực ngách sẽ đòi hỏi sự đào tạo đặc biệt hơn.
Trong khi đó, ông Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, lại cho rằng đối với chuyên ngành báo chí, không thể đòi hỏi một sinh viên ra trường phải ngay lập tức trở thành một nhà báo giỏi, có nền tảng chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó. Điều này cần phải trải qua quá trình đào tạo liên tục của cơ quan báo chí.
Ông Thanh đề cao sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường và các cơ quan báo chí ngay từ năm thứ 2. Nhưng ông cũng thẳng thắn nhìn nhận thời gian thực hành của sinh viên báo chí hiện nay còn rất hạn chế.
“Sinh viên báo chí đi thực tập còn mang tính hình thức rất cao. Số lượng bài viết của sinh viên được đăng trên báo chính thống trong khoảng thời gian này cũng rất ít”, ông Thanh nói.
Một vấn đề khác trong quá trình làm việc với một số cơ sở đào tạo báo chí ông Thanh nhận thấy, nhiều giảng viên hoang mang sợ “báo chí thua mạng xã hội”. Nhưng theo ông Thanh, giá trị cốt lõi cuối cùng nhà báo đem đến không phải chạy đua với mạng xã hội để đưa tin nhanh mà là đưa tin chuẩn mực, xác thực, giàu tính đạo đức và nhân ái.
“Báo chí nếu xác định là cuộc đua với mạng xã hội sẽ không bao giờ thắng được. Báo chí chỉ có thể thắng mạng xã hội là giá trị chuẩn mực, tính xác thực của thông tin”.
Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng hoạt động báo chí cốt lõi là đưa ra các thông tin gốc, khách quan, trung thực, toàn diện về một sự việc nào đó. Trong khi truyền thông, mạng xã hội thiên về hướng khai thác các sản phẩm “thứ cấp” từ báo chí chứ không phục vụ theo sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Đề cập đến công tác đào tạo báo chí, ông Phan Tâm cho rằng cần phải có sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với thị trường lao động và vị trí việc làm. Các cơ sở phải nhận thức mình đang đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho cơ quan nào, có vị trí việc làm gì, những vị trí ấy cần yêu cầu gì về kiến thức, kỹ năng, trên cơ sở đó mới đào tạo cho đúng và trúng.
“Theo tôi làm báo cũng là làm nghề. Bản thân các trường phải xem mình đang đào tạo nghề. Hiện nay, các cơ sở đào tạo về báo chí cung cấp kiến thức hàn lâm nhiều hơn kỹ năng nghề. Do đó khi cơ cấu lại chương trình, tôi cho rằng cần tính toán đặt tỷ trọng cao hơn về mảng đào tạo kỹ năng”, ông Tâm nói.
Tại sao điểm chuẩn ngành Báo chí lên tới 29,9?Sau khi các trường công bố điểm chuẩn năm 2022, không ít người ngỡ ngàng khi ngành Báo chí có mức điểm tăng cao, thậm chí có trường thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới trúng tuyển."> -
Tuyển Việt Nam tất bật chạy đà cho AFF Cup 2024VFF cùng HLV Kim Sang Sik vừa xây dựng kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 chuẩn bị cho các giải đấu quan trọng, đáng chú ý là AFF Cup 2024 và vòng loại Asian Cup 2027.
Trọng tâm trong kế hoạch chuẩn bị của tuyển Việt Namlà 2 đợt tập trung FIFA Days vào tháng 9 và tháng 10 tới. Ở 2 đợt hội quân này, thầy trò HLV Kim Sang Sik đều có những trận giao hữu quốc tế chất lượng nhằm thử nghiệm nhân sự, lối chơi.
Dự kiến, tuyển Việt Nam đọ sức với Thái Lan và Nga (hoặc Panama) tại giải Tam hùng diễn ra vào tháng 9. Vào tháng 10, Quang Hải và các đồng đội có thể gặp Ấn Độ và Lebanon.
Có thể thấy kế hoạch giao hữu của tuyển Việt Nam có cả những "quân xanh" rất mạnh, đội ngang sức và "vừa miếng".
Trong các khách mời nói trên, Thái Lan chính là đối thủ rất được chờ đợi với tuyển Việt Nam. Ở khu vực Đông Nam Á, đội bóng xứ Chùa vàng được xem là "kỳ phùng địch thủ" của "Những chiến binh sao vàng".
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thầy trò HLV Kim Sang Siktự tin bước vào AFF Cup 2024 với mục tiêu vô địch. Tại giải bóng đá số 1 khu vực, tuyển Việt Nam chung bảng với Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Tuyển nữ Việt Nam lên kế hoạch tập huấn châu Âu, dự giải ở Trung Quốc
Trong năm 2024, sau khi giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á được điều chỉnh tổ chức vào năm 2025, tuyển nữ Việt Nam "trắng" giải quốc tế. Dù vậy, VFF vẫn lên kế hoạch chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho thầy trò HLV Mai Đức Chung hướng tới những giải đấu trong năm tới.
Theo đó, tuyển nữ Việt Nam có đợt tập trung và đi tập huấn nước ngoài cũng như dự kiến tham dự giải mời quốc tế tổ chức tại Trung Quốc. Đây là bước chuẩn bị cho các nhiệm vụ quan trọng của năm 2025, đó là tham dự SEA Games 33, giải Vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á và vòng loại châu Á 2026.
Trong cuộc gặp và làm việc với Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, các lãnh đạo cấp cao của LĐBĐ Đức và Tây Ban Nha đều nhấn mạnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bóng đá Việt Nam cũng như chào đón đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sang tập huấn.
Ở các đội tuyển khác, tuyển futsal Việt Nam tham dự giải vô địch Đông Nam Á và AIMG6 (Indoor Games) đều tổ chức ở Thái Lan vào tháng 11/2024 với mục tiêu lọt vào trận chung kết giải vô địch Đông Nam Á và lọt vào top 4 tại AIMG6.
Trong năm 2024, các đội tuyển U16 và U19 tham dự vòng loại các giải trẻ U17/U20 châu Á với mục tiêu giành quyền vào VCK các giải đấu này.
Để chuẩn bị tốt cho vòng loại U20 châu Á vào tháng 9/2024, VFF dự kiến cử đội tuyển U19 đi tập huấn tại Nhật Bản; trong quá trình tập huấn sẽ tìm kiếm “quân xanh” chất lượng để thi đấu cọ xát. Tương tự, đội tuyển U16 quốc gia dự kiến tập trung cuối tháng 8 và tham dự giải mời quốc tế tại Trung Quốc, sau đó đi tập huấn tại Nhật Bản - đây là những bước chuẩn bị quan trọng trước khi tham dự vòng loại U17 châu Á 2026. Đội U23 cũng tiếp tục có những đợt tập trung và tập huấn, thi đấu giao hữu quốc tế nhằm tích lũy kinh nghiệm thi đấu.
Lịch thi đấu AFF Cup 2024 mới nhất
Lịch thi đấu AFF Cup 2024 - VietNamNet cập nhật lịch thi đấu chi tiết AFF Cup 2024 nhanh, đầy đủ và chính xác."> -
‘Thế giới có cái nhìn khác về Việt Nam qua Giải thưởng VinFuture’Giáo sư Albert P. Pisano - Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Viện sĩ Viện hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, giá trị cốt lõi và độc đáo của giải thưởng chính là điều làm nên sức hút đối với VinFuture (Ảnh: VFP) - Theo giáo sư, đâu là yếu tố thu hút các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu đến với Giải thưởng VinFuture?
Trước tiên, tôi muốn khẳng định rằng bản thân luôn dành sự tôn trọng cho tất cả giải thưởng lớn khác như Giải Nobel, Giải Đột phá (Breakthrough), Tang Prize hay Japan Prize. Đó đều là những giải thưởng xuất sắc, nhưng chỉ gói gọn về mặt kỹ thuật, khoa học và thành tựu khoa học.
Tuy nhiên, có những điều chúng ta chỉ có thể thấy ở Giải thưởng VinFuture. Thứ nhất, VinFuture đề cao tác động tích cực đến nhân loại; thứ hai, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phụ nữ tham gia vào chương trình nghị sự khoa học và công nghệ. Cuối cùng giải thưởng đề cao các quốc gia đang phát triển cũng như vai trò ngày càng tăng của họ với thế giới.
Bên cạnh đó, tôi nghĩ chúng ta nên chúc mừng các nhà sáng lập và những người đặt nền móng hình thành Giải thưởng VinFuture vì họ đã xác lập được những giá trị và sứ mệnh đúng đắn, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên công nhận cùng lúc tất cả những giá trị đó. Đó là điều tuyệt vời cho cả thế giới cũng như đất nước các bạn. Tôi nghĩ thế giới sẽ có cái nhìn khác về Việt Nam qua cách Giải thưởng VinFuture khẳng định rõ sứ mệnh của mình.
VinFuture đã chứng minh được vị thế trên thế giới
- Là đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, giáo sư đánh giá gì về những đề cử của mùa giải năm nay? Các đề cử tập trung vào lĩnh vực gì?
Tôi cho rằng Giải thưởng VinFuture đang hoạt động hiệu quả với sự gia tăng liên tục về chất lượng, số lượng và sự đa dạng của các đề cử.
Tôi có thể tiết lộ một chút, lĩnh vực trọng tâm chính là lĩnh vực công nghệ có khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Trong lĩnh vực sinh học, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều đề cử về sức khỏe con người, cũng như nâng cao hiệu quả nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn lương thực cho mọi người. Đối với hạng mục Giải thưởng Chính, chúng tôi đang xem xét nhiều đề cử dành cho các nhóm nhà nghiên cứu đã tạo ra tác động thực sự lâu dài trên phạm vi toàn cầu.
- Quy mô và mục tiêu của VinFuture có đặt ra thách thức hay khó khăn nào cho Hội đồng Sơ khảo trong quá trình đánh giá và sàng lọc đề cử hay không, thưa Giáo sư?
Một giải thưởng thành công là một giải thưởng khiến Hội đồng Sơ khảo “luôn chân luôn tay”. Và câu nói này đã được chứng minh khi chúng tôi nhận được rất nhiều hồ sơ. Nhưng tôi cho rằng sự vất vả này xứng đáng.
Tiếng lành đồn xa, nhiều đề cử đã được gửi về và chất lượng ngày càng đi lên. Điều đó đồng nghĩa việc cân nhắc và lựa chọn cũng trở nên “đau đầu” hơn. Với tư cách đồng chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, những khó khăn này chính xác là điều tôi mong muốn, khi VinFuture thành công tới mức chúng tôi phải “vò đầu bứt tai”, lo lắng đêm ngày để đưa ra quyết định chính xác nhất.
- Những người đầu tiên đoạt Giải thưởng chính của VinFuture, TS. Katalin Karikó và GS. Drew Weissman đã trở thành Chủ nhân giải thưởng Nobel Y học năm nay. Ông đánh giá thế nào khi VinFuture đã công nhận giá trị và đóng góp toàn cầu của nghiên cứu này, trước cả giải thưởng tầm cỡ như Nobel?
Đầu tiên, việc có chung nhận định (với giải Nobel) cho thấy quy trình lựa chọn đề cử của Giải thưởng VinFuture rõ ràng rất hiệu quả. Thứ hai, điều này chứng tỏ với thế giới về vị thế và tầm nhìn của Giải thưởng VinFuture vì hai nhà khoa học này đã được VinFuture công nhận trước đó.
Tôi nghĩ những nhà sáng lập Giải thưởng VinFuture nên tự hào về những gì họ đã làm. Họ tạo ra một giải thưởng không chỉ vinh danh nhà khoa học nữ và nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển - những nhóm yếu thế mà còn dự đoán trước những nghiên cứu sẽ sớm được quốc tế ghi nhận.
Tất cả điều trên là sự khẳng định cho việc Giải thưởng VinFuture thực hiện hiệu quả sứ mệnh của mình cũng như mang lại tín nhiệm lớn cho Việt Nam.
Tính tiên phong - Sứ mệnh đặc biệt của VinFuture
- Giáo sư đã đồng hành với Giải thưởng VinFuture từ những ngày đầu thành lập. Tới hiện tại, nhìn lại hành trình đã qua, ông nhận thấy Giải thưởng VinFuture có điểm khác biệt nào so với những giải thưởng khác?
Tôi sẽ chỉ ra một điểm khác biệt quan trọng, đó là khi các nhà khoa học được đề cử cho Giải thưởng VinFuture, họ thực sự được đánh giá dựa trên những đóng góp có ích cho nhân loại.
Tôi nhận thấy rằng Giải thưởng VinFuture không mắc phải những điểm hạn chế như một số giải thưởng khác. Chẳng hạn, có giải yêu cầu ứng viên không thể được đề cử nếu chưa từng giành được giải thưởng nào. Điều đó có nghĩa là Giải thưởng VinFuture được tự do tìm kiếm để vinh danh các tài năng xuất chúng, bất kể tài năng đó đến từ đâu trên thế giới.
- Giải thưởng VinFuture có 4 giá trị cốt lõi: Bình đẳng, Toàn cầu, Bền vững và Tiên phong. Giáo sư có cho rằng Giải thưởng VinFuture đã truyền tải được hết những giá trị cốt lõi này hay không?
Chắc chắn rồi. Tuy nhiên, nếu phải chọn ra một giá trị khiến tôi tâm đắc nhất, đó là sự tiên phong.
Nhắc đến giá trị tiên phong, chúng ta có hiểu rằng các đề cử phải là những người đang làm điều gì đó đi trước thời đại. Song tôi đang đề cập tới một góc nhìn khác: Giải thưởng VinFuture chính là nơi tiên phong tìm kiếm những thành công bước đầu. Nếu làm được điều đó, ngày càng nhiều nhà khoa học sẽ cống hiến cả đời mình nhằm tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng. Đó là sứ mệnh đặc biệt mà chỉ Giải thưởng VinFuture có thể đảm nhận. Tôi rất trân trọng hai nhà sáng lập đã đưa ra tầm nhìn đó.
(Theo Technode Global)
">