Tại sao bác sĩ phẫu thuật mặc áo blouse màu xanh?
时间:2025-02-25 23:20:22 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Áo blouse trắng là biểu tượng của ngành y nhưng khi vào phòng phẫu thuật,ạisaobácsĩphẫuthuậtmặcáoblousemàlich thi dau euro 2024 các y bác sĩ chỉ mặc áo blouse màu xanh.
Hàng ngày khi vào bệnh viện, chúng ta thường thấy các y bác sĩ mặc quần áo blouse màu trắng. Nhưng khi vào đến phòng phẫu thuật, kíp mổ thường thay đổi và khoác trên mình quần áo blouse màu xanh. Đem thắc mắc này gặp PGS.TS Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV K Tân Triều, ông cho biết: “Phòng mổ là môi trường làm việc đặc biệt, cần can thiệp chữa bệnh bằng phẫu thuật. Khi tiếp xúc với đèn chiếu công suất lớn lâu, kíp trực thường mỏi, lóa mắt. Màu xanh là màu tốt nhất để tạo cảm giác dễ chịu cho mắt để kíp mổ giảm bớt áp lực cho mắt”.
![]() |
Màu xanh là màu tạo cảm giác dễ chịu nhất cho mắt khi ở trong môi trường phẫu thuật nhiều ánh sáng đèn. Ảnh: Nguyễn Minh Tuấn/Zing |
Theo bác sĩ chuyên về phẫu thuật này, có nhiều màu xanh được sử dụng trong phòng mổ, không chỉ ở các bệnh viện Việt Nam mà cả trên thế giới. Có nơi dùng màu xanh lá cây, có nơi xanh thẫm, xanh lục… nhưng đều là những màu cho mắt cảm giác dễ chịu nhất.
Thông tin thêm, bác sĩ Bình cho biết, trước kia các phòng mổ đã từng dùng ga trải, toan và quần áo bác sĩ màu trắng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy, màu đỏ của máu bệnh nhân tương phản rất lớn với màu trắng trong phòng mổ khiến kíp mổ nhanh mỏi mắt, gây căng thẳng, phân tán sự chú ý cho các bác sĩ, nhất là các ca phẫu thuật kéo dài.
Do đó, cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, áo mổ và khăn trải mổ dần được đổi sang màu xanh lục hoặc xanh da trời - là màu giúp mắt của phẫu thuật viên được thư giãn hơn.
![]() |
Chiếc áo blouse trắng này sẽ được thay bằng áo màu xanh khi bác sĩ Bình bước vào phòng phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Vũ/Zing |
Nói về nguồn gốc của chiếc áo blouse màu trắng – biểu tượng của ngành Y, nhiều tài liệu cho biết: Vào thế kỷ 19, thế giới đã có sự tôn trọng đối với tính chính xác của khoa học, tương phản mạnh với tính "lang băm" và "mụ mị" của ngành y khoa thời bấy giờ.
Để đánh dấu sự chuyển tiếp khác biệt đến một nền y khoa hiện đại mang tính chất khoa học đó, các thầy thuốc đã nghĩ đến việc tự giới thiệu hình ảnh của mình như là những nhà khoa học. Và, họ bắt đầu mặc loại áo biểu tượng nhất cho các nhà khoa học, chiếc áo choàng trắng của phòng thí nghiệm (lab-coat). Cho đến sau này, hình ảnh chiếc áo choàng trắng (được gọi là áo blouse trắng) chính thức trở thành biểu tượng phổ biến của ngành Y trên thế giới.
Ban đầu, chiếc áo choàng trắng hiện đại đã được Bác sĩ George Armstrong (1855–1933) đưa vào sử dụng cho ngành y ở Canada. Ông nguyên là một phẫu thuật viên của Bệnh Viện Tổng Hợp Montreal và là chủ tịch của Hiệp Hội Y Khoa Canada.
(Theo Zing)猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
- Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2024
- Đại gia bán nhà cho Đàm Vĩnh Hưng có được ưu ái?
- Bộ Khoa học và Công nghệ nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An, 18h00 ngày 22/2: Không dễ bắt nạt
- Video 3 mẹ con sống sót thần kỳ sau khi bị xô ngã xuống đường ray tàu hỏa
- Vụ nữ sinh đấu khẩu với thầy giáo: Hiệu trưởng lên tiếng
- 9X từng ‘học rất dở môn Hóa’ được nhận vào học tiến sĩ Hóa tại Mỹ
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi