Vừa qua, tại Hội nghị bàn tròn AkamaiCxO Roundtable 2022 với chủ đề: “An toàn an ninh mạng trong công cuộc chuyển đổi số”, diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 15 và 16 tháng 6, các đại diện Akamai cùng các khách mời trong ngành Thương mại và Thương mại điện tử đã có những chia sẻ và cập nhật mới nhất về các xu hướng chính trong kinh doanh trực tuyến, cách các cuộc tấn công mạng diễn ra và gây ảnh hưởng, thiệt hại đến doanh nghiệp nói chung và ngành Thương mại điện tử nói riêng, cũng như trao đổi và thảo luận phương pháp giữ an toàn hệ thống và nâng cao trải nghiệm người dùng trong hoàn cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi.
![]() |
Cũng tại đây, Ông Ashvini Singhal - Giám đốc cấp cao - Quản lý sản phẩm, Akamai Châu Á Thái Bình Dương & Nhật Bản chia sẻ dịch vụ bảo mật của Akamai được nhiều thương hiệu quốc tế về thương mại điện tử tại Hoa Kỳ, Singapore,…đánh giá cao khi mang lại hiệu quả, tốc độ triển khai nhanh chóng mà không can thiệp vào hệ thống hiện tại với chi phí đầu tư ban đầu thấp, đồng thời tối ưu chi phí vận hành. Tại Việt Nam, Akamai hiện có gần 800 máy chủ và sẽ là nền tảng bảo mật dữ liệu tuyệt vời cùng độ thích ứng cao với hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. Trong thời gian tới, Akamai sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối để có thể mang các giải pháp bảo mật tiếp cận nhiều hơn đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành Thương mại điện tử nói riêng.
Phương Dung
" alt=""/>Thống trị thương mại điện tử từ đổi mới an ninh mạng cùng giải pháp công nghệ AkamaiKhi bắt đầu mối quan hệ với nam sinh, Lauren Cox, 27 tuổi đang giảng dạy ở một trường thuộc miền Nam London, Anh.
Có mặt tại Tòa án Croydon Crown, Cox thừa nhận 5 tội danh tình dục với nam sinh giấu tên này. Trong đó có tội danh “động chạm tình dục” vào ngày 9/3 và 16/3, quan hệ tình dục hồi tháng 4 và tháng 9 năm 2015 – khi mà Cox26 tuổi và cậu bé mới 16 tuổi.
Cox bị bắt vào ngày 16/9 sau khi nam sinh này kể với bố mẹ về những gì đã xảy ra giữa hai người.
Phụ huynh sau đó đã thông báo với hiệu trưởng nhà trường – người đã báo cáo với các nhân viên xã hội.
![]() |
Lauren Cox tới dự phiên tòa |
Lần đầu tiên cô giáo này gặp nam sinh là khi cậu mới 13 tuổi và nạn nhân cho biết lúc đó họ đã có mối quan hệ thân mật. Theo cảnh sát, cô bắt đầu một mối quan hệ có tình dục với nam sinh từ tháng 1/2015.
Luật sư Brian Reece nói trước tòa: “Khoảng cách tuổi tác là 10 tuổi, vì thế đây là một mối quan hệ thầy-trò”.
Được biết, Cox và nam sinh thường gặp nhau sau giờ học và trong suốt các kỳ nghỉ. Cô cũng gửi ảnh và video của bản thân cho nam sinh.
Cậu quyết định kết thúc mối quan hệ vào tháng 8/2015 sau khi bố mẹ cậu tỏ ra nghi ngờ về những gì đang xảy ra.
Tuy nhiên, Cox tiếp tục nhắn tin cho cậu, khiến phụ huynh của nam sinh phải nâng cao mức báo động.
![]() |
Thẩm phán Nicholas Ainley cảnh báo rằng Cox có thể nhận mức án tù hơn 1 năm. “Rõ ràng cô ấy phải biết rằng những tội này có thể bị phạt tù” – ông nói.
Trước đó, cô chưa từng nhận tội trong các cuộc thẩm vấn của cảnh sát. Việc thừa nhận mới chỉ được khẳng định khi có quá nhiều bằng chứng chống lại cô.
Cô được bảo lãnh với điều kiện không được liên lạc với nạn nhân và không được tới trường.
Theo giới thiệu của 3 nhà sáng lập, Nerman hiện đang cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, skincare (chăm sóc da) đến makeup (trang điểm) cho nam giới. Mỗi sản phẩm của startup này có nhiều công năng khác nhau, có thể vừa tắm, vừa rửa mặt, vừa gội đầu.
Nerman hiện đang bán hàng theo 2 hình thức là B2C (business to customer – bán lẻ trực tuyến) và O2O (online to offline – từ trực tuyến đến trực tiếp). Startup này hiện đang tập trung vào 3 thị trường lớn là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Bắt đầu mở bán từ đầu năm 2021, đến hết Quý 1/2022, Nerman đã có 150.000 khách hàng và bán ra hơn 330.000 sản phẩm.
Do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, doanh thu năm 2021 của startup đạt 848.000 USD với lợi nhuận trước thuế là 10%. Đến năm 2022, doanh thu trước thuế toàn Quý 1 đạt 1,3 triệu USD. Dự kiến, năm 2022 startup sẽ đạt doanh thu 10,2 triệu USD và tăng trưởng từ 50 - 100% trong các năm tiếp theo.
Chia sẻ tại Shark Tank, CEO Nguyễn Văn Nhật cho biết, cuối năm 2022, Nerman sẽ “đánh” sang thị trường Thái Lan. Theo đó, startup này đã thử nghiệm ở thị trường Thái Lan trong một tháng và ghi nhận những kết quả tích cực, với doanh thu khoảng 30.000 USD.
Nói về cách marketing (tiếp thị), nhà đồng sáng lập Đặng Thanh Định cho biết, Nerman đang sử dụng các kênh Influencer (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội).
Mỗi tháng Nerman có khoảng 300 video review (giới thiệu) và unbox (mở hộp) sản phẩm của mình thông qua người nổi tiếng, đạt trung bình hơn 10 triệu lượt xem/tháng.
“Tỷ lệ chuyển đổi từ người xem thành đơn hàng đạt khoảng 7% trên tất cả các kênh. Trên các sàn thương mại điện tử thì tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, rơi vào khoảng 11%”, ông Định chia sẻ về bí quyết bán hàng online.
Nói về bức tranh tài chính, CEO Nguyễn Văn Nhật tiết lộ vốn thực góp của Nerman là 2 tỷ đồng. Hiện đang có một nhà đầu tư góp 1 tỷ với 5% vào tháng 6/2021 với định giá 1 triệu USD. Nerman hiện có 8 tỷ tài sản gồm 4 tỷ tiền mặt, 4 tỷ nguyên phụ liệu, hàng tồn kho và startup hiện không có nợ.
Theo ông Nhật, chi phí sản xuất của startup hiện khoảng 25% và có thể tối ưu xuống 20% khi sản xuất số lượng lớn hơn. Chi phí nhân công, văn phòng chiếm khoảng 11%. Chi phí vận hành, marketing khoảng 15 - 16%. Trong khi đó, chi phí bán hàng chiếm khoảng 4-5% cơ cấu doanh thu.
Trước câu hỏi của các “cá mập”, nhà đồng sáng lập Đặng Thanh Định cho biết, hiện có nhiều sản phẩm của Trung Quốc được bán tại Việt Nam. Tuy vậy, trong một số ngành hàng như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ ăn đồ uống, người dùng rất e ngại các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
“Các sản phẩm của Nerman hiện đang được gia công tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập khẩu Châu Âu. Bọn em muốn tìm ra thị trường mà ở đấy bọn em có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định đối với các đối thủ nước ngoài”, Thanh Định bày tỏ.
Sau khi hội ý, startup đề xuất Shark Bình và Shark Phú cùng đầu tư cho sản phẩm mình. Hai Shark đồng ý nhưng Shark Bình đưa ra điều kiện sẽ tham gia ít nhất 20% cổ phần.
“Shark Phú hỗ trợ cả kênh offline (trực tiếp), đi ra các siêu thị. Tôi hỗ trợ mảng online, ra thị trường Đông Nam Á”, Shark Bình thuyết phục.
Tuy nhiên, Thanh Định cho biết mình muốn đảm bảo sự công bằng với nhà đầu tư trước nên anh đề xuất mức 1 triệu USD đổi lấy 20% cổ phần. Anh cũng cho biết mình có thể bỏ ra thêm 5% từ cổ phần của cá nhân để nâng tổng số cổ phần cho các Shark là 25%, như vậy sẽ không bị pha loãng và hợp lý với cả nhà đầu tư trước.
Cuối cùng, thương vụ này khép lại khi các Shark chấp nhận bỏ 1 triệu USD để đổi lấy 27% cổ phần của startup. Trong đó, 7% sẽ lấy từ cổ phần cá nhân của 3 nhà sáng lập.
Trọng Đạt
" alt=""/>Bán hàng online bằng KOL triệu view, startup mỹ phẩm nam câu triệu USD từ cá mập