Trong cuộc họp với các nhà đầu tư và môi giới chứng khoán tại TP.HCM hôm 8/2, một nhà phân tích hỏi ông Nguyễn Đức Tài, đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, cách nào để giáo dục thị trường, định hướng người dùng làm quen với các chuỗi mua sắm hiện đại như Bách hoá Xanh. Cụm từ “giáo dục thị trường" được dùng rất nhiều khi một công ty muốn tung ra sản phẩm, dịch vụ mới mà người dùng chưa quen với việc sử dụng nó.
“Người tiêu dùng không phải là một đối tượng mà mình có thể định hướng, có thể giáo dục”, ông Tài đáp.
“Mình chỉ làm được một việc thôi, đó là lắng nghe nhu cầu người dùng và thị trường. Giỏi hơn một chút là đón đầu được nhu cầu sẽ dịch chuyển về hướng nào và làm mọi thứ để bắt nhịp được với nó. Đó là một nỗ lực không tưởng. Còn chuyện thay đổi thị trường tôi không tin rằng mình làm được", ông Tài tiếp tục.
Thế Giới Di Động bắt đầu mở Bách hoá Xanh từ cuối năm 2015, chuỗi cửa hàng trái ngành đầu tiên của công ty. Ban đầu các cửa hàng được mở ở Bình Tân, Tân Phú - những quận vùng ven TP.HCM để thử nghiệm. Đến nay chuỗi này có 321 cửa hàng, dự kiến mở khoảng 1.000 cửa hàng trong năm nay với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
Bách hoá Xanh, tương tự các cửa hàng như Co.op Foods hay Satrafoods, chuyên bán rau củ quả, đồ tươi sống, đồ khô, nước giải khát,...
Để thu hút người mua đến Bách hoá Xanh, nhà phân tích nói trên cho rằng cần có chiến dịch giáo dục người dùng.
“Bách hoá Xanh không có ý định giáo dục người tiêu dùng mà sẽ nỗ lực tạo ta một môi trường mua sắm, một phương thức mua sắm hiện đại hơn chợ truyền thống, thú vị hơn cửa hàng bách hoá”, ông Tài lý giải.
" alt=""/>Chủ tịch Thế Giới Di Động: “Chưa bao giờ dám định hướng, giáo dục người dùng'Cuộc thi Khoa học ứng dụng FIRST LEGO League (FLL) là sự kiện toàn cầu về Khoa học, Kỹ thuật, là cuộc thi danh giá và quy mô thế giới dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi. Hàng năm cuộc thi này thu hút hơn 255.000 thí sinh, 32.000 đội thi, 32.000 giải pháp robot, 1.464 cuộc thi khu vực, và hơn 88 quốc gia tham dự. Đến với cuộc thi, các em sẽ có một sân chơi chuyên nghiệp để thể hiện niềm đam mê thiết kế, lắp ráp và lập trình robot, đồng thời có cơ hội giao lưu, học hỏi, thi đấu, trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng mềm với những thí sinh khác.
Cuộc thi FLL năm 2018 sẽ có thay đổi như sau: năm nay là năm đầu tiên tổ chức thêm bảng Trung học cho các em độ tuổi từ 9 – 16 tuổi đến từ các trường Trung học trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành lân cận. Theo đó, cuộc thi năm nay được mở rộng với quy mô lớn hơn, tạo một sân chơi chuyên nghiệp hơn, hoành tráng hơn cho các bé thỏa thích sáng tạo, cháy với đam mê robot của mình. Như vậy, cuộc thi Khoa học ứng dụng FLL 2018 sẽ có 2 bảng: FLL Junior (bảng Tiểu học như mọi năm; 6 - 11 tuổi) và FLL Senior (bảng Trung học; 9 – 16 tuổi) với sự tham gia của gần 700 thí sinh, 127 trường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận với chủ đề “Hành trình của dòng nước” và thể lệ như sau: Bảng Junior (B) sẽ trưng bày và thuyết trình (theo thứ tự bốc thăm). Mỗi đội từ 2 – 3 thành viên và bắt buộc sử dụng bộ công cụ LEGO Education WeDo 2.0 hoặc WeDo 1.0 để tham gia tranh tài. Các đội ở cả hai bảng đều sẽ trình bày hai lần với cùng một nội dung cho hai nhóm Ban Giám Khảo, lấy trung bình cộng điểm từ hai lần thi đấu. Căn cứ vào điểm số trung bình cộng để xếp hạng và trao thưởng. Đối với các đội bằng điểm sẽ có câu hỏi phụ từ phía Ban Tổ Chức để căn cứ xếp loại.
" alt=""/>Sẽ chọn các học sinh Việt Nam xuất sắc nhất thi lập trình robot bằng bộ công cụ LEGO tại Mỹ