Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud khẳng định, có thể nâng cao hiệu suất vận hành của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm bằng cách ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong các quy trình, nghiệp vụ của bảo hiểm.
Gia tăng nguồn khách hàng trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cần nhắm đến đối tượng gien Z (sinh năm 1997-2012). Đây là những khách hàng tiềm năng của kênh trực tuyến (online) do thói quen sử dụng internet, mạng xã hội, các phần mềm, ứng dụng hiện đại và các thiết bị thông minh.
Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường ứng dụng công nghệ trong các khâu: Tiếp xúc khách hàng, trải nghiệm dịch vụ, mua hợp đồng, hỗ trợ thanh toán các trường hợp được hưởng bảo hiểm…
Ông Trương Tuấn Lâm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Tập đoàn Bảo Việt chia sẻ về những giải pháp ứng dụng AI giải quyết bồi thường tự động. Trong đó, AI có thể thực hiện tự động các công đoạn như: Phân loại chứng từ, đánh giá kết quả xét nghiệm, phân tích chứng từ và tổng hợp chi phí y tế.
AI cũng có thể tính toán đề xuất phương án bồi thường cho khách hàng. Nhờ ứng dụng AI, có thể giảm 1/ 2 thời gian xác thực hồ sơ so với quy trình truyền thống, đồng thời rút ngắn tới 60% thời lượng giải quyết quyền lợi đối với hồ sơ được hỗ trợ tự động.
Tại hội nghị, nhiều chuyên gia nhận định, chuyển đổi số là tất yếu trong ngành Bảo hiểm để nâng cao hiệu quả, tiết giảm chi phí và mở rộng khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật cần được thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình số hóa dữ liệu khách hàng cũng như khi áp dụng công nghệ mới, ứng dụng mới để tiếp xúc với khách hàng như sử dụng chat-bot tự động, tư vấn trực tuyến…
Quyết tâm chuyển đổi số, các doanh nghiệp bảo hiểm phải chấp nhận khó khăn, sai sót, phải tính đến vấn đề con người, công nghệ và bảo mật an toàn thông tin. Để thành công, các doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số đúng thời điểm, chọn đúng bài toán, đúng công nghệ và có đơn vị đồng hành trong quá trình chuyển đổi số.
BHXH Việt Nam vừa nâng cấp chức năng tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT của người tham gia tại các Tổ chức dịch vụ thu trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam từ ngày 03/8/2023.
Với chức năng này, người dân khi nộp tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho nhân viên thu của Tổ chức dịch vụ thu trên địa bàn (Bưu điện, PVI, Viettel…), nhân viên thu sẽ cập nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý của Tổ chức dịch vụ thu kết nối tự động với phần mềm quản lý của BHXH Việt Nam.
Hệ thống sẽ cung cấp ngay Mã xác nhận. Người dân có thể dùng Mã xác nhận này để tra cứu trực tuyến thông tin đóng trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn.
Cụ thể như sau:
Bước 1:Người tham gia truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2:Chọn chức năng Tra cứu trực tuyến
Bước 3:Chọn chức năng Tra cứu thông tin ghi nhận đóng BHXH, BHYT
Bước 4:Nhập thông tin để tra cứu bao gồm: Mã xác nhận(do Tổ chức dịch vụ thu cung cấp)
Bước 5:BHXH Việt Nam cung cấp thông tin cho người tham gia theo Mã xác nhậnvà Mã số BHXH/Số CCCD.
Thông tin cung cấp bao gồm: Thông tin của người tham gia: Mã số BHXH, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số CCCD, Loại hình tham gia (BHXH tự nguyện, BHYT), Số tiền đóng, Số tháng đóng, Ngày ghi nhận; Thông tin của tổ chức dịch vụ thu: Mã tổ chức dịch vụ thu, Tên tổ chức dịch vụ thu, Mã nhân viên thu, Tên nhân viên thu, Mã cơ quan BHXH ký hợp đồng, Tên cơ quan BHXH ký hợp đồng.
" alt=""/>Chuyển đổi số tăng hiệu suất, giảm chi phí, tạo đột phá cho ngành Bảo hiểm
"Thính giả ở đâu, truyền thanh ở đó"
Ngày 21/7 vừa qua, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ) lần đầu tiên tường thuật trực tiếp kỳ họp HĐND xã trên đài truyền thanh thông minh với tín hiệu thu phát tốt, tiếng to rõ ràng, cụm loa hoạt động gần như liên tục cả ngày nhưng vẫn ổn định.
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Thế Thìn, Trưởng Đài Truyền thanh xã Tân Kỳ khi giới thiệu cho chúng tôi về hệ thống truyền thanh thông minh xã mới sử dụng từ tháng 5.2023.
Anh Thìn cho biết để tường thuật trực tiếp chỉ cần vài thao tác đơn giản từ thu tín hiệu âm thanh ở hội trường, truyền qua thiết bị số hóa, trước khi tự động đẩy lên kho dữ liệu điện toán đám mây (Cloud server), rồi vào hệ thống quản lý truyền thanh thông minh chọn tính năng phát trực tiếp. Âm thanh phát ra loa không bị trễ so với sự kiện đang diễn ra.
Hệ thống truyền thanh thông minh có đầy đủ tính năng của truyền thanh hữu tuyến (có dây) và truyền thanh sóng ngắn FM, nhưng có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như không tốn diện tích đặt bộ thu phát, thiết bị tăng âm, phụ trợ, không phải dùng dây để truyền tín hiệu âm thanh. Có thể đặt cụm loa ở mọi nơi có nguồn điện và cán bộ đài truyền thanh có thể vận hành hệ thống ở bất cứ đâu.
Ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) cho biết mấy năm trước trong các hội nghị tiếp xúc cử tri, người dân ở xa trung tâm xã thường thắc mắc xóm không có loa truyền thanh hoặc loa ở xa nên nghe rất nhỏ (do khả năng đi dây tín hiệu âm thanh chỉ trong phạm vi từ 3-5 km).
Từ năm 2019, xã được chọn lắp thử nghiệm đài truyền thanh thông minh, chạy song song với hệ thống truyền thanh truyền thống nên đã phủ sóng đến toàn bộ các khu vực trong xã.
Chị Nguyễn Thị Hiền, công chức văn hóa-xã hội xã Hiệp Hòa cho biết nhờ có 17 cụm loa thông minh, nhiều cụm loa lắp tại địa bàn các xóm vùng sâu, vùng xa nên xã đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương, nhất là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
"Đài truyền thanh thông minh có nhiều tiện ích như có thể đặt lịch phát sóng, tiếp sóng; tự động chuyển đổi từ nội dung văn bản sang giọng nói với nhiều giọng đọc chuẩn nam hoặc nữ theo vùng miền. Việc quản trị hệ thống này được thao tác dễ dàng trên điện thoại thông minh hoặc máy vi tính nên tôi hoàn toàn yên tâm dù đi đâu xa vẫn có thể làm việc được", chị Hiền nói.
Một số ưu điểm khác của đài truyền thanh thông minh là theo dõi được trạng thái của từng cụm loa đang hoạt động hay bị hỏng để sửa chữa kịp thời; kiểm soát các bản tin được phát tới từng cụm loa; tín hiệu ổn định, không bị chèn sóng, đè sóng hoặc nhiễu khi có mưa bão.
Nâng cao hiệu quả truyền thanh
Quang Phục và Tân Kỳ là 2 xã đầu tiên của huyện Tứ Kỳ được lựa chọn áp dụng mô hình đài truyền thanh thông minh. Mỗi xã được huyện hỗ trợ 100 triệu đồng lắp đặt 1 cụm loa thông minh gồm 4 loa thành phần, 1 thiết bị thu phát tín hiệu được gắn SIM 4G để kết nối mạng internet.
Tuy nhiên, để phủ sóng khắp các thôn, xóm, mỗi xã phải có hơn 10 cụm loa thông minh nên hiện nay 2 xã này phải vận hành song song 2 hệ thống truyền thanh có dây và truyền thanh thông minh.
Anh Nguyễn Đức Thăng, công chức văn hóa-xã hội, phụ trách Đài Truyền thanh xã Quang Phục cho biết do áp dụng công nghệ hiện đại nên thời gian đầu cán bộ đài truyền thanh còn bỡ ngỡ, gặp một số trục trặc nhỏ, nhưng sau hơn 2 tháng vận hành đến nay ai cũng sử dụng thành thạo, giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
"Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn huyện, xã tiếp tục quan tâm đầu tư mua sắm thêm thiết bị để thay thế toàn bộ hệ thống truyền thanh có dây sang dùng hệ thống truyền thanh thông minh", anh Nguyễn Đức Thăng bày tỏ.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiện trên địa bàn Hải Dương mới có 5 xã, phường áp dụng mô hình truyền thanh thông minh gồm 4 xã Quang Phục, Tân Kỳ cùng huyện Tứ Kỳ, Hiệp Hòa (Kinh Môn), Hồng Phong (Nam Sách) và phường Trần Phú (TP Hải Dương).
Ông Phạm Huy Thắng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết công tác truyền thanh cơ sở luôn được các cấp, các ngành quan tâm vì đây là kênh thông tin quan trọng, có sức mạnh truyền tải thông tin đến với người dân trên diện phủ sóng rộng nhất, trực tiếp và nhanh nhất.
Thực hiện chuyển đổi số, một số địa phương đã áp dụng mô hình đài truyền thanh thông minh và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao chất lượng công tác truyền thanh của địa phương.
Do đó mô hình này cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh bằng nhiều nguồn lực từ trung ương, địa phương và nguồn xã hội hóa. Trước mắt cần ưu tiên đầu tư thêm cho những xã đang vận hành thử nghiệm để đồng bộ hệ thống và những xã phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu trong toàn tỉnh.
TheoVăn Nghiệp - Nguyễn Thảo(Bảo Hải Dương)
" alt=""/>Đài truyền thanh thông minh, mô hình cần nhân rộngNguyễn Trà Như Nghĩa sinh năm 2001, đến từ Phú Yên, là thí sinh tham dự Miss World Vietnam (Hoa hậu Thế giới Việt Nam) 2023. Cô sở hữu số đo 3 vòng 75-60-90cm, cao 1,67m.
Người đẹp Phú Yên hiện là sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing tại ĐHCông nghiệp TP.HCM. Trong suốt 4 năm học, cô trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau như: nghiên cứu thị trường, người sáng tạo nội dung, bán hàng... Các công việc này giúp cô hiểu hơn về ngành học, trau dồi khả năng viết, giao tiếp và tư duy sáng tạo.
Như Nghĩa tham gia 'Giọng ải giọng ai' mùa 4:
Như Nghĩa muốn theo đuổi nghệ thuật nhưng sợ đám đông. "Trước đây, mỗi lần diễn xong, tôi đều khóc rất nhiều vì hoảng sợ. Nhiều lần tôi tự hỏi liệu có phù hợp với ngành này không vì thường xuyên mất kiểm soát trên sân khấu. Dù thế nào, tôi vẫn luôn cố gắng hết mình", cô bộc bạch.
Body bốc lửa của dàn thí sinh Hoa hậu thế giới Việt NamMiss World Vietnam 2022 - Hoa hậu thế giới Việt Nam bất ngờ tung bộ ảnh bikini của Top 64 thí sinh trước thềm chung khảo toàn quốc." alt=""/>Người đẹp 'Giọng ải giọng ai' giảm 6 kg thi Miss World Vietnam 2023