Đây là "lãnh thổ" quen thuộc của anh em nhà Bethea - những người sinh ra và lớn lên tại bang Florida (Mỹ).
Khi Addison cảm thấy chân phải bị kéo mạnh, cô nghĩ rằng Rhett đang chơi khăm mình. Nhưng khi nổi lên trên mặt nước, cô thấy anh trai đang ở trước mặt.
"Tôi nhận ra có điều gì đó bất ổn", Addison nhớ lại. Một con cá mập xuất hiện bên cạnh, cắn vào bắp chân phải của cô. Điều duy nhất cô có thể làm là hét lớn gọi anh trai.
Ngay khi Rhett quay lại nhìn, cá mập đã tóm lấy Addison, cắn vào đùi phải và kéo cô xuống mặt nước.
Addison Bethea trên bãi biển ở đảo St George, Florida, một năm sau vụ tấn công (Ảnh: The Guardian).
Rhett bối rối khi em gái biến mất. Một lúc sau, tiếng đuôi cá mập đập mạnh và máu lênh láng trên biển. Anh ước tính con cá mập dài ít nhất 3m, có thể là cá mập bò hoặc cá mập hổ - đều nằm trong số ít loài đe dọa con người và phổ biến ở Florida.
Ngay cả khi Addison cảm nhận những chiếc răng sắc như dao của "kẻ săn mồi" cắm sâu vào đùi, cô vẫn không cảm thấy đau. Thay vào đó, cô lại bối rối. Cuộc tấn công có cảm giác như thể đang diễn ra trong một thước phim quay chậm hoặc trong một giấc mơ. "Tôi cố gắng hét lớn để ai đó nghe thấy", cô nói.
Rhett bơi tới và ôm em gái vào lòng khi cô vẫn đang bị cá mập tấn công. "Đó là lúc tôi bắt đầu đánh trả con cá mập", Addison kể. Cô nhớ lại chương trình "Tuần lễ cá mập" trên kênh Discovery thời thơ ấu. Họ khuyên nếu bị cá mập tấn công, hãy đấm vào mũi nó.
Addison thò tay vào trong mang, chọc vào mắt cá mập. "Nhãn cầu của nó có kích thước bằng một quả bóng chày, rất to và nhớp nháp", cô kể. Con cá mập sau đó buông Addison ra.
Tiếng hét của Addison đã thu hút những người dân trên bãi biển Keaton gần đó. Một người đàn ông đi thuyền cao tốc đã chạy tới giúp đỡ. Rhett nhấc Addison lên thuyền.
Là một lính cứu hỏa, Rhett luôn can đảm trước mọi tình huống, nhưng anh đã sốc khi nhìn thấy chân em gái. Toàn bộ đùi của Addison đã biến mất.
Cô gái trở nên kích động, thay đổi tư thế và đòi nước lạnh. Trong khi đó, Rhett sử dụng bộ đàm của thuyền gọi đội trực thăng đến cứu hộ khẩn cấp.
Sau khi thuyền cập bến, Addison được đưa lên xe cứu thương. 5 phút sau, trực thăng có mặt. Phi hành đoàn rất ngạc nhiên khi cô vẫn có thể nói được. "Tôi biết đây là một câu hỏi ngu ngốc, nhưng bạn có thấy đau không?", một nhân viên y tế hỏi.
Sau 15 phút bay, trực thăng đến Bệnh viện Tallahassee, vừa kịp lúc để bác sĩ phẫu thuật cứu chân phải của Addison. Bác sĩ bắt đầu thiết lập lưu lượng máu và ổn định xương bánh chè.
Thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân đã mất rất nhiều máu do chấn thương nghiêm trọng. Nhiều người lo ngại liệu cô có tỉnh lại hay không? "Tôi biết mọi thứ đối với tôi nghiêm trọng đến mức nào. Tôi có thể đã chết", Addison nhớ lại.
Addison Bethea và anh trai trong Bệnh viện Tallahassee (Ảnh: The Guardian).
"Hôm nay sẽ là một ngày tốt lành"
Addison tỉnh dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt và thấy mẹ ngồi bên cạnh. Cô được đặt nội khí quản, "điều tồi tệ nhất từ trước đến nay" - cô nói với vẻ mặt nhăn nhó.
Cô được chăm sóc đặc biệt trong 3 ngày, cảm nhận "chân phải nhỏ hơn đáng kể so với chân trái". Trải qua nhiều ca phẫu thuật, chân của cô bị cắt cụt cao trên đầu gối.
Sau một tuần nằm viện, Addison bắt đầu những bài tập phục hồi chức năng. Ở mỗi giai đoạn, cô đều vượt qua sự mong đợi của các bác sĩ. Những người bạn đến thăm đều giúp cô giữ vững tinh thần. Mỗi ngày, bố đều nói với Addison: "Hôm nay sẽ là một ngày tốt lành".
"Đó là điều đã giúp tôi vượt qua tất cả", cô nhớ lại.
Addison và bố (Ảnh: The Guardian).
Đầu tháng 8/2022, Addison được lắp chân giả. Một lần nữa, cô lại gây ấn tượng với các nhà vật lý trị liệu về tốc độ hồi phục của mình. Cô gái quyết tâm lấy lại "lối sống năng động trước đây". "Tôi sẽ cố gắng hết sức, tôi muốn ra khỏi giường", cô khẳng định.
Đến giữa tháng, Addison rời trung tâm trị liệu, cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Nhưng vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao và cần được chăm sóc, nên cô vẫn phải ở nhà, hạn chế ra ngoài. Điều này khiến cô cảm thấy buồn bã.
Những người dân địa phương tốt bụng đã liên tục hỏi thăm, động viên và hỗ trợ cô gái trẻ phục hồi.
Tháng 9, Addison trở lại trường học, thỉnh thoảng sử dụng xe lăn. Lúc đầu, cô tự ti trước mặt các bạn. Nhưng chẳng bao lâu sau, nữ sinh đã tự tin bước đi bằng chiếc chân giả của mình.
Đến nay, cô đã lấy lại được tốc độ đi bộ trước đây, thậm chí quay lại phòng tập gym để duy trì thói quen tập tạ.
"Bây giờ tôi có thể làm bất cứ điều gì. Tôi có thể nhảy quanh nhà, không cần ai giúp đỡ", cô nói.
Một năm sau, Addison nhận thấy cuộc sống của mình tốt hơn. Trong bệnh viện, khi bác sĩ hứa rằng cuộc sống sẽ tốt hơn, Addison lúc đó đã tỏ ra hoài nghi. "Nhưng thực sự là vậy! Tôi trân trọng những gì mình có", cô tâm sự.
Addison dường như không để vụ tai nạn năm ngoái ngăn cản cô làm bất cứ điều gì hoặc thậm chí khiến cô chậm lại. Cô đã tốt nghiệp trung học hồi tháng 5 và trở lại dưới nước vào mùa hè qua.
Addison Bethea và bạn trai mong đợi chào đón con gái đầu lòng (Ảnh: The Guardian).
Gần đây, Addison thậm chí còn cùng Rhett quay lại nơi cô bị cá mập tấn công. Với cô, bơi lội, chèo thuyền và lướt sóng là một phần quan trọng trong cuộc sống nên không thể từ bỏ. Trước mối đe dọa dai dẳng của cá mập, cô tỏ ra lạc quan hơn lo lắng.
Hiện cuộc sống của Addison chuyển động rất nhanh. Cô và bạn trai đang mong đợi một bé gái chào đời vào tháng 12 tới.
Trong tương lai, Addison hy vọng có thể đăng ký học đại học trực tuyến, ngành vật lý trị liệu, lấy cảm hứng từ chính trải nghiệm của bản thân trong bệnh viện.
"Vì đã phải trải qua những cuộc phẫu thuật và những bài tập vật lý trị liệu, tôi cảm thấy việc giúp đỡ người khác là điều tốt", cô nói.
" alt=""/>Mỹ: Nghị lực của cô gái 18 tuổi chiến đấu với cá mập để giành giật sự sốngChính quyền Indonesia dự kiến sẽ thông qua một bộ luật hình sự mới, trong đó quy định quan hệ tình dục đồng thuận ngoài hôn nhân sẽ bị xử phạt hình sự.
" alt=""/>Tâm sự của người chồng có vợ vào nhà nghỉ với sếpNgày 25/11/2019, Công ty TNHH La Vie tổ chức buổi chia sẻ “Chung tay quản lý nguồn nước bền vững tại vùng Tây Nam Bộ”, cung cấp những thông tin về kết quả những nỗ lực La Vie đã triển khai, đồng hành cùng chính quyền và cộng đồng địa phương thực hiện chương trình Chung tay quản lý nguồn nước theo tiêu chuẩn toàncầu của Tổ chức Quốc tế Alliance for Water Stewardship (AWS).
Tại đây, ông Marc Alary, phụ trách Phát triển Bền vững về Môi trường và Nước tại Nestlé Waters châu Á, cho biết, tổng lượng nước trên toàn hành tinh là 1.400 triệu km3, tuy nhiên, lượng nước sạch có thể sử dụng chỉ chiếm dưới 1%. Trong khi đó, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp và sản xuất công nghiệp được dự báo tiếp tục tăng cao. Trong báo cáo năm 2016, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB cũng dự báo, nhu cầu nước sạch sẽ tăng 30 - 40% trong khi nguồn nước tại nhiều nơi trên thế giới đang dần cạn kiệt.
![]() |
Ông Marc Alary, phụ trách Phát triển Bền vững về Môi trường và Nước, Nestlé Waters châu Á, trình bày chương trình Chung tay quản lý nguồn nước bền vững |
Có một điểm tích cực là, trong khi nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với tình trạng khô hạn nghiêm trọng, Việt Nam được liệt kê vào danh sách những nước có rủi ro thấp. Theo nghiên cứu của Tập đoàn nghiên cứu địa chất Antea (Pháp) đối với nước ngầm trong lưu vực sông Vàm Cỏ năm 2016, các dự báo ngắn và trung hạn cho thấy nước ngầm trong khu vực này đang trong tình trạng cân bằng tích cực. Đặc biệt, tại khu vực Long An, lượng nước được bổ cập hàng năm gấp 4 lần lượng nước khai thác.
Các tính toán được Antea thực hiện dựa trên dữ liệu do Việt Nam công bố và cấu tạo của các tầng chứa nước tại khu vực được nghiên cứu. Kết quả tính toán mang tính tương đối nhưng góp phần đánh giá được thực trạng cân bằng nước tại khu vực, giúp quản lý nguồn nước một cách hiệu quả.
Đồng thời, nghiên cứu của Antea nhận thấy 95% lượng nước được khai thác ở Long An phải chia sẻ cho nhiều bên khác nhau như các khu công nghiệp, nhà máy cấp nước, các hộ gia đình, trường học,… Vì vậy, theo Antea, cần có những sáng kiến bảo vệ nguồn nước chung ở Long An với sự phối hợp từ chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.
Ý thức được tầm quan trọng bảo vệ nguồn nước bền vững góp phần không nhỏ thúc đẩy các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế, từ năm 2017, Nestlé Waters bắt đầu triển khai chương trình AWS tại nhà máy của công ty La Vie ở Long An. Đến năm 2019, nơi đây đã trở thành nhà máy đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức AWS cấp chứng nhận quốc tế về quản lý nguồn nước bền vững.
Nỗ lực mở rộng tác động tiêu chuẩn AWS
“Chung tay Quản Lý Nguồn Nước” (Alliance for Water Stewardship - AWS) là một trong những chương trình then chốt và được Nestlé Waters cam kết triển khai đến tất cả nhà máy của tập đoàn, trong đó có La Vie. Đến nay, đã có 15 nhà máy trên toàn thế giới trực thuộc Nestlé Waters được cấp chứng chỉ AWS.
AWS là mô hình được áp dụng toàn cầu cho những doanh nghiệp sử dụng nước nhằm hiểu và đánh giá hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn nước một cách bền vững và sức ảnh hưởng đến cộng đồng và lưu vực.
Để đạt được chứng chỉ AWS, các nhà máy nước cần phải hiểu và giải quyết những vấn đề nguồn nước tại địa phương, cũng như tìm kiếm những cơ hội phát triển nguồn nước bền vững thông qua 5 mục tiêu: Quản trị nước tốt; Cân bằng nước bền vững; Tình trạng chất lượng nước tốt; Tình trạng lành mạnh của các khu vực quan trọng liên quan đến nước; Sử dụng nước an toàn, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thăng hạng. Các nhà máy này còn phải đáp ứng đủ 30 tiêu chí và 98 chỉ tiêu. Quy trình đánh giá được thực hiện nghiêm ngặt bởi một tổ chức độc lập.
Theo La Vie, tính bền vững trong việc khai thác và quản lý nguồn nước được xây dựng trên cơ sở quản lý nước hiệu quả trong các tầng nước ngầm và lưu vực sông, nơi có các nhà máy đang hoạt động, các nhà cung cấp và người tiêu dùng sinh sống.
Bởi vậy, tại nhà máy công ty La Vie ở Long An, các cải tiến về sử dụng hiệu quả nguồn nước liên tục được ứng dụng: tiết kiệm chi phí và phù hợp trong phạm vi lưu vực của nguồn nước; áp dụng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và bảo vệ môi trường; phối hợp với các đơn vị cung cấp khác thực hành tiết kiệm nguồn nước trong sử dụng.
Đại diện La Vie ở Long An cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương góp phần nâng cao nhận thức của người dân và thông tin đến các tổ chức liên quan về việc sử dụng và quản lý nguồn nước hiệu quả, nỗ lực góp phần cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn của người dân và hỗ trợ cộng đồng bảo vệ tầng nước trên bề mặt, nước ngầm nông và sâu,…
![]() |
La Vie cùng với người dân địa phương dọn rác trên địa bàn Long An |
Cụ thể, từ tháng 3/2015, La Vie xây dựng 2 trạm nước miễn phí phục vụ cộng đồng, cung cấp miễn phí 60.000 lít nước sạch đã qua xử lý cho cộng đồng địa phương. Công ty cũng phối hợp với một số trường cao đẳng, đại học để tuyên truyền và sinh hoạt chuyên đề về tiết kiệm nước cho tổng cộng gần 1.500 sinh viên và nhân viên của trường.
Năm 2019 La Vie còn hỗ trợ trợ 273 hộ dân kết nối với hệ thống cấp nước sạch của thành phố, khuyến khích người dân trám lấp giếng khoan, tránh ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước đảm bảo chất lượng. La Vie cũng chung tay cải tạo kênh Thủ Tửu (phường Tân Khánh) và kênh Chiến Lược (phường Khánh Hậu), đem lại nguồn nước cho nông nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường sống của người dân, giảm thiểu ô nhiễm và nguồn bệnh; Chủ động hỗ trợ cộng đồng bảo vệ tầng nước trên bề mặt, nước ngầm nông và sâu tại khu vực,…
![]() |
Các diễn giả trả lời báo chí |
“Theo kế hoạch trong 10 - 20 năm tới, Nestlé sẽ đảm bảo chứng nhận AWS đối với các nhà máy sản xuất nước trước, sau đó là đến các nhà máy sản xuất thực phẩm. Chúng tôi không chỉ cổ vũ việc thực hiện tiêu chuẩn AWS trong nội bộ Nestlé mà muốn mở rộng trong ngành thực phẩm đồ uống cũng như nhiều lĩnh vực khác. Đây cũng là mục đích cuối cùng Nestlé muốn hướng để chung tay bảo vệ nguồn nước bền vững”, đại diện Nestlé Waters chia sẻ.
Dự kiến đến năm 2020, Nhà máy công ty La Vie ở Hưng Yên sẽ đạt chuẩn AWS.
Chiều 26/11, Công ty TNHH La Vie được vinh danh là một trong 100 doanh nghiệp phát triển bền vững xuất sắc nhất tại Việt Nam bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực của La Vie nhằm đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Song song với chương trình quản lý nguồn nước AWS, La Vie đang thực hiện lộ trình giảm thiểu và hướng đến không tác động đến môi trường từ bao bì sản phẩm của Công ty. La Vie đặt mục tiêu vào năm 2025 tất cả các vật liệu đóng gói sản phẩm của công ty ra thị trường đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng. |
D. An
" alt=""/>Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để quản lý nguồn nước