Nhận định, soi kèo West Ham vs Brentford, 22h00 ngày 15/2: Đập búa tạ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bologna vs Torino, 02h45 ngày 15/2: Bệ phóng sân nhà -
Theo phản ánh của chị Lê Thị Thu (mẹ học sinh Hà, trú thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), năm học 2018-2019, thầy H. môn tiếng Anh lớp 6A1, Trường THCS Ngư Lộc ép học sinh học thêm ở nhà trái quy định. Phụ huynh phản ứng thầy giáo ép dạy thêm, học trò bị đổi lớp họcSau khi phụ huynh phản ánh với hiệu trưởng, thầy giáo đã lên lớp chửi học sinh là với những từ ngữ khó chấp nhận.
Quá bức xúc trước việc làm của thầy H, chị Thu đã làm đơn gửi tới lãnh đạo nhà trường, phòng giáo dục, UBND huyện Hậu Lộc.
“Sự việc đã được thanh tra, hiệu trưởng nhà trường kết luận thầy H. vi phạm 2 lỗi. Một là dạy thêm trái quy định, hai là xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh. Tuy nhiên thầy vẫn không bị kỷ luật gì mà năm học 2019-2020 vẫn được phân công dạy lớp 7A1”, chị Thu bức xúc.
Suốt một tuần qua em Hà nghỉ học ở nhà do xấu hổ với bạn bè vì bị chuyển lớp Theo chị, dù đã bỏ qua mọi việc, nhưng mới đây chị lại phải lên tiếng bởi buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp 7A1 diễn ra ngày 30/9. Đến phần ý kiến trao đổi của phụ huynh, một phụ huynh là cháu ruột của thầy H. đứng lên phát biểu ý kiến. Thay vì bàn về việc học tập của các cháu trong năm thì phụ huynh này lại cố tình moi móc chuyện cũ để xúc phạm chị Thu.
“Quá bức xúc, tôi đã viết đơn gửi hiệu trưởng đề nghị nhà trường phân công giáo viên khác dạy môn tiếng Anh thay thầy H. ở lớp 7A1”, chị Thu kể.
Thay vì lắng nghe ý kiến của phụ huynh, ông Nguyễn Thái Sơn, hiệu trưởng nhà trường lại chuyển em Nguyễn Việt Hà (con chị Thu) từ lớp 7A1 sang lớp 7A4. Phụ huynh thắc mắc tại sao chuyển con mình từ lớp chọn sang lớp thường, hầy Sơn trả lời phụ huynh không có quyền ưu sách được chọn thầy cô; nếu có nguyện vọng không học thầy H. thì trường đã thu xếp chuyển lớp.
"Con tôi học lớp chọn, năm học vừa qua nằm trong đội đi thi học sinh giỏi của huyện. Từ hôm chuyển sang lớp khác, cháu cảm thấy xấu hổ với bạn bè nên đã nghỉ học cả tuần nay”, chị Thu cho hay.
Về việc này, hiệu trưởng nhà trường là ông Nguyễn Thái Sơn thừa nhận đã chuyển học sinh Hà sang lớp 7A4.
Lý do là gia đình học sinh có đơn đề nghị thay thầy giáo dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, khi bỏ phiếu lấy ý kiến thì cả lớp không đồng ý, nên nhà trường phải chuyển em H. sang lớp khác.
Trường THCS Ngư Lộc Ông Sơn cũng thừa nhận việc thầy Huy dạy thêm tiếng Anh cho học sinh là sai. Còn việc chửi bới, xúc phạm học sinh thì công an và đoàn thanh tra của huyện đang điều tra, làm rõ.
Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc Nguyễn Văn Luệ cho biết, huyện đã nắm được những thông tin trên và đã thành lập đoàn xuống xác minh, nắm tình hình.
“Hôm qua, tôi đã gọi điện trực tiếp cho hiệu trưởng nói rõ không được phép chuyển các cháu sang lớp khác như vậy, trừ khi có sự đồng ý của gia đình. Tôi đã chỉ đạo phải đưa cháu về lại lớp cũ ngay. Đây là chuyện của người lớn, không thể đưa các cháu vào như vậy. Sau đây chúng tôi sẽ xử lý, kiểm điểm trách nhiệm nghiêm túc tập thể, cá nhân của trường này”, ông Luệ nói với VietNamNet hôm 10/10,.
Lê Dương
ĐH Đà Nẵng lên tiếng về bằng cấp nữ trưởng phòng đánh tráo thân phận
Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng khẳng định không cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa- Trưởng phòng Hành chính – Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk như thông tin phản ánh.
"> -
HLV Park Hang Seo nhận quà sinh nhật bất ngờ khi tới UAETại UAE có rất đông người Việt sinh sống, làm việc, nên không khí đón tuyển Việt Nam chẳng khác nào ở quê nhà. Các CĐV mặc áo đỏ truyền thống, mang theo cờ, hoa, băng rôn… quây kín lối ra khỏi sảnh sân bay của thầy trò HLV Park Hang Seo.
HLV Park Hang Seo luôn được người hâm mộ chào đón ở bất cứ nơi đâu Thầy Park có lẽ là người xúc động nhất khi các CĐV cùng bắt nhịp hát bài ca chúc mừng sinh nhật tuổi 60 của ông. Có lẽ đó chính là món quà mà HLV người Hàn Quốc hạnh phúc nhất trong ngày rất đặc biệt này.
Tròn 1 năm về trước, cũng đúng ngày 4/1, các cầu thủ U23 Việt Nam đã tổ chức sinh nhật rất đơn giản cho vị thuyền trưởng của mình. Đó là thời điểm U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2018, và ít ai nghĩ tới việc đoàn quân của thầy Park lại có thể vào đến chung kết.
Cần nên nhắc lại rằng 1 năm trước thầy Park và các cầu thủ chỉ mới làm việc với nhau khoảng 2 tháng, đến tên còn chưa thuộc. Nhưng như một cái duyên, HLV Park Hang Seo nhận được nhiều tình cảm đặc biệt từ các học trò. Là HLV ngoại nhưng sự giản dị, gần gũi và tâm lý, đã giúp khoảng cách giữa thầy Park và các cầu thủ Việt Nam không còn. Chỉ có tình thầy trò trong đội.
Ở giải đấu U23 châu Á, HLV Park Hang Seo đã nói câu bất hủ: “Chúng ta đã chiến đấu hết mình, vì sao phải cúi đầu?”. Sự truyền lửa của thầy Park với các thế hệ cầu thủ Việt Nam, luôn tiếp thêm rất nhiều sức mạnh ở những thời điểm khó khăn nhất.
Hành động rất đáng yêu của các học trò trong ngày sinh nhật thầy Park tròn 1 năm về trước Chỉ 1 năm, HLV Park Hang Seo đã dẫn dắt U23 Việt Nam, tuyển Việt Nam đi hết từ thành công này tới thành công khác, và giờ đây ông thầy người Hàn Quốc cùng đám học trò của mình một lần nữa đón sinh nhật xa nhà, cũng ở một giải đấu tầm châu lục là VCK Asian Cup 2019.
Một ngày sinh nhật thật nhiều ý nghĩa với món quà lớn nhất là tình cảm của các học trò, người hâm mộ, và tất cả tin rằng kỳ tích sẽ lại được thầy trò HLV Park Hang Seo tái hiện, ở sân chơi số 1 châu lục Asian Cup 2019.
Ở VCK Asian Cup 2019, tuyển Việt Nam nằm ở bảng D cùng với Iraq, Iran và Yemen. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là bảng đấu khó khăn đối với thầy trò HLV Park Hang Seo khi trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), tuyển Việt Nam đứng sau Iran (hạng 29 thế giới) tới 71 bậc và sau Iraq (thứ 88 thế giới) 12 bậc.
Tuyển Việt Nam tự tin làm nên bất ngờ ở VCK Asian Cup 2019 Mặc dù rơi vào bảng đấu khó, HLV Park Hang Seo vẫn thể hiện sự tin tưởng vào các học trò khi trả lời giới truyền thông quốc tế.
HLV người Hàn Quốc nhấn mạnh: "Sau khi giành chức vô địch AFF Cup, niềm hy vọng của các cổ động viên dành cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup là rất lớn. Mục tiêu trước mắt của chúng tôi là giành quyền đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp. Để có mặt ở vòng 16 đội, đội tuyển Việt Nam phải giành được ít nhất 4 điểm. Sẽ rất khó để đánh bại Iran nhưng chúng tôi vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình nếu thi đấu tốt trước Yemen và Iraq”.
Tại Abu Dhabi, nhà vô địch AFF Cup đóng quân tại khách sạn 5 sao Crowne Plaza để thi đấu 2 trận đầu (gặp Iraq, Iran), sau đó di chuyển sang khách sạn Danat Al Ain thuộc thành phố Al Ain, cách Abu Dhabi khoảng 1 tiếng 45 phút di chuyển bằng xe bus để thi đấu trận cuối cùng vòng bảng (gặp Yemen)."> -
Tăng trưởng số lượng trường đại học: Cán đích sớm Mở đường cho nhiều 'trường đại học' lên 'đại học'Năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định 37 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng (224 trường đại học và 236 trường cao đẳng).
Con số này đã "cán đích sớm". Năm 2018, cả nước đã có 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối an ninh- quốc phòng), theo số liệu theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của TƯ Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) (Ảnh: Thanh Tùng)
Trong số này, một số trường đại học được tổ thức theo mô hình "đại học", trực thuộc 2 đại học quốc gia HN, TP.HCM và 3 đại học vùng: Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng. Các trường đại học hầu như đều thuộc một cơ quan chủ quản là các bộ, ngành, đoàn thể...Đại học có trước, luật bước theo sau
Theo quy định mới nhất ở Điều 7, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018, cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, sự khác biệt về đại học và trường đại học không chỉ là tên gọi mà còn đi kèm theo là cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Ông cho biết, khi các ĐH quốc gia ra đời cách đây hơn 20 năm đã có sự tranh luận về vấn đề này. Cuộc tranh luận này tiếp tục kéo dài đến nay.
"Đầu những năm 90 thế kỷ trước, Nghị quyết 05 của Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương Đảng khóa 7 (tháng 6/1993) đặt ra một số nhiệm vụ trong đó có "xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia", "xây dựng một số cơ sở mạnh đảm nhận các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm", và "xây dựng các trung tâm khoa học vùng".
Để hiện thực hóa các nhiệm vụ này, các đại học quốc gia và đại học vùng (không có chữ trường trước cụm từ đại học) đã lần lượt được thành lập từ cuối năm 1993 trên cơ sở "tổ chức, sắp xếp lại" các trường đại học đã có".Từ năm 1994 đến 1997 các cơ sở đại học trên đã ra đời, nhưng mãi đến năm 2009 tên gọi "đại học" mới chính thức được "luật hoá" trong Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung cho Luật Giáo dục 2005.
"Cụ thể, tại điều 42 khoản b quy định các cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học, học viện, nhưng oái ăm thay ngay sau định nghĩa này lại quy định gọi chung là trường đại học"- ông Nghĩa nói.
Đến năm 2012, Luật Giáo dục đại học ra đời quy định rõ hơn các khái niệm, mô hình và cơ chế hoạt động của các đại học quốc gia, đại học vùng. Cụ thể tại điều 7 khoản c của luật này đã chính thức đưa ĐH quốc gia, ĐH vùng vào hệ thống giáo dục quốc dân và cũng quy định gọi chung là đại học (không còn chữ trường ở trước). Đặc biệt, có hẳn riêng điều 8 nói về đại học quốc gia với cơ chế hoàn toàn khác với việc bổ nhiệm lãnh đạo của các đại học vùng và các trường đại học.
Cho đến năm 2018, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung 2018 (Luật số 34) vẫn giữ điều 8 quy định riêng cho đại học quốc gia; đồng thời đưa thêm nhiều định nghĩa và giải thích rất chi tiết cho các vấn đề đang tranh cãi như đại học, trường đại học, học viện, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, thậm chí cả khái niệm trường trong trường đại học (điều 4). Luật mới này có hiệu lực từ 1/7/2019, các văn bản hướng dẫn thực thi đang được hoàn thiện.
Sẽ có thêm nhiều đại học
Đây là điều có thể thấy trước bởi việc sửa luật giáo dục đại học sẽ mở đường cho chuyển đổi mô hình trường đại học, nhất là trong bối cảnh các nhà làm chính sách đang nỗ lực tháo gỡ cơ chế "bộ chủ quản" với mục tiêu tăng tự chủ đại học.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, các đơn vị trong trường ĐH khi chuyển thành ĐH phải có năng lực tự chủ cao hơn, năng lực quản trị, quản lý của cả trường và từng đơn vị phải tốt và hiệu quả hơn. Về nguyên tắc sau khi chuyển đổi chất lượng đào tạo của toàn "đại học" phải được nâng cao trên cơ sở phát huy nguồn lực dùng chung của để đào tạo và nghiên cứu liên ngành; đủ để thực hiện sứ mệnh của ĐH là giải quyết những nhiệm vụ lớn để phục vụ cộng đồng, vùng và đất nước… Hiện nay, nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện luật mới này đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để ban hành.
Tại Hà Nội, có trường đại học quy mô đào tạo lớn và tuổi đời hơn nửa thế kỷ đã thành lập, nâng cấp các phòng phòng, khoa thành viện để đón đầu sự chuyển đổi này. Ở TP.HCM Trường ĐH Y dược TP.HCM đã xây dựng đề án phát triển từ "trường" lên "đại học" từ 1 năm nay.
Hiện nay có những trường ĐH nhưng không để tên "trường" ở biển hiệu (dù trong con dấu có chữ "trường"-ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (1 cơ sở chính ở TP.HCM và 2 phân hiệu Gia Lai, Ninh Thuận) cũng đã vạch ra định hướng chiến lược phát triển lâu dài theo các giai đoạn khác nhau.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, dự tính bộ máy tổ chức của trường được sắp xếp lại theo hướng 3 cấp gồm trường ĐH/University - College - bộ môn/ Department, để tăng cường chủ động của các đơn vị, tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu của trường là trở thành đại học với 4 trường thành viên (college) gồm: Trường nông nghiệp (College of agriculture), Trường công nghệ (College of technology), Trường kinh tế và phát triển (College of economics and development), Trường khoa học (College of science). Ngoài ra, còn có Viện Sau ĐH (College of graduate) Trung tâm đào tạo quốc tế và nghiên cứu công nghệ cao (School of international training and advanced technology research).
Trường ĐH Khoa học Khoa học xã hội và Nhân văn, một cơ sở thành viên của ĐH quốc gia TP.HCM thậm chí còn trình đề án nâng cấp 2 khoa Giáo dục và Ngoại ngữ thành Trường Giáo dục và Trường ngoại ngữ; theo kiểu "trường trong trường trong đại học".
Ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, từ năm 2007 đã chọn "đi theo con đường đại học nghiên cứu" và theo huớng này thì sẽ không còn "trường" mà sẽ là "đại học".
"Dứt khoát phải đổi tên trường đại học thành đại học, và trong đại học sẽ có trường nhóm ngành (college) và trường đơn ngành (school)", ông Danh khẳng định.
Ông Danh cho rằng, Luật và Nghị định 73 đã quy định việc phân tầng cơ sở giáo dục đại học thì cứ vậy mà thực hiện, nhưng khi làm sẽ có nhiều vấn đề phải lưu tâm.
Đầu tiên, cần biết là nước ngoài không phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo cách hành chính, cơ học mà chủ yếu dùng chính sách tài chính hay đầu tư nhà nước để định hướng cho các cơ sở giáo dục đại học chọn đường phát triển theo ý đồ của Nhà nước.
Như vậy, chính sách phân tầng cần phải mềm dẻo và sử dụng đầu tư nhà nước như công cụ chính, chứ không nên máy móc hoặc hành chính hóa nhiều".
Thứ hai, trong quá trình phân tầng, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, châu Á chủ yếu dùng đầu tư của Nhà nước và chính sách miễn học phí để thu hút các đại học tự nguyện đi theo; cũng như tạo điều kiện cho đại học có thể thu hút đủ người học".
Bên cạnh đó, còn tùy theo nhu cầu của thị trường nhân lực mà quyết định phát triển theo con đường đại học nhóm nào.
"Cũng lưu ý rằng ngay cả đại học nghiên cứu vẫn có các school hoặc college đi theo con đường khoa học ứng dụng và có đơn vị đi theo hướng đào tạo nghề nghiệp. MIT là đại học nghiên cứu lừng danh, mỗi năm công bố một khối lượng công trình nghiên cứu trên ISI gấp nhiều lần số lượng công bố của cả Việt Nam, nhưng vẫn có ngành đào tạo Kỹ sư nấu bếp. Không có đại học nào 100% là đại học nghiên cứu hoặc 100% là đại học khoa học ứng dụng mà không đào tạo tiến sĩ và làm nghiên cứu".- ông Danh nói.
Trường nào cũng muốn lên, cái danh còn ý nghĩa?
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, mô hình hệ thống giáo dục đại học chia thành 3 cấp: đại học, trong đại học có trường đại học, trong trường đại học có trường... là rối rắm.
"Những đại học hiện tại như đại học quốc gia vừa có khoa trực thuộc trường đại học, vừa có khoa trực thuộc đại học. Khoa thuộc đại học thì không có con dấu, khi người học tốt nghiệp sẽ do đại học cấp bằng. Tức là đại học cũng cấp bằng, trường đại học cũng cấp bằng. Chưa kể, đại học vừa quản lý khoa như một trường đại học, và vừa quản lý trường ĐH như một đơn vị chủ quản".
Ông Tùng cho hay khi trường đại học nâng cấp lên đại học thì các trưởng khoa sẽ có cơ hội nâng cấp thành các hiệu trưởng, và hiệu trưởng thì có thể thành giám đốc, tuy nhiên việc thay đổi chức danh không quan trọng bằng thay đổi chất lượng.
"Theo luật cũ, đại học là tập hợp các trường đã có. Còn theo luật mới, đại học có thể do nhiều trường gộp lại; cũng có thể một trường đại học tái tổ chức các khoa thành các trường và nâng cấp lên; kể cả trường công hay tư. Câu hỏi đặt ra là chuyển thành đại học sẽ mang lại lợi ích gì cho người học. Hiện nay, dường như nhiều trường muốn chuyển thành đại học và cho rằng như vậy là lớn hơn. Nhưng cái tên không quyết định việc lớn hay nhỏ. E rằng khi có nhiều ĐH ra đời thì chữ ĐH cũng không còn ý nghĩa nhiều nữa - ông Tùng nhìn nhận.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhìn nhận, các trường ĐH Việt Nam đa phần là trường đơn ngành, theo mô hình của Liên Xô cũ nên không thể phát triển theo hướng xuyên ngành, đa ngành trong kỷ nguyên số. Trường đơn ngành đã không còn phù hợp nên không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay và tương lai. Trong khi việc chuyển đổi đơn ngành sang đa ngành ở Liên Xô và Trung Quốc thực hiện bằng cách sáp nhập nhiều trường đại học thành đại học thì ở Việt Nam lại làm ngược là kêu gọi thành lập "trường trong trường" để "lên đại học".
Ông Dũng khẳng định, xu thế quản trị đại học là sẻ chia, do vậy có thể các trường đơn ngành sẽ ghép lại với nhau thành đại học.
Lê Huyền
Đổi tên, sắp xếp các trường y ra sao?
- Sắp xếp lại hệ thống các trường y của Việt Nam tương đối khó khăn nhưng cần thiết để hội nhập quốc tế, việc này cần sự đồng thuận giữa Bộ GD-ĐT, Bộ y tế và cơ quan chủ quản trực tiếp.
">