Twitter có thể sẽ đình chỉ các tài khoản “được dùng với mục đích chủ chính là quảng bá nội dung trên nền tảng mạng xã hội khác” và không còn cho phép người dùng liên kết đến các trang như Linktree hay Lnk.bio. Tuy nhiên, họ vẫn “ok” đối với việc quảng bá trả phí.
Twitter nói sẽ gỡ bất kỳ tweet nào vi phạm chính sách và tạm dừng tài khoản của người dùng chứa liên kết dẫn đến các nền tảng bị cấm. Họ cũng sẽ xử lý những người dùng muốn lách luật bằng cách chỉnh sửa các yếu tố trong URL, chẳng hạn dùng “dot” thay vì “.” ở giữa để tránh bị phát hiện hay chia sẻ ảnh chụp màn hình.
Các nền tảng như Telegram, YouTube, Weibo, OnlyFans vẫn “an toàn” trên Twitter. Không rõ động cơ của Twitter khi ban hành lệnh cấm mới là gì. Trên trang cá nhân, Elon Musk viết: “Twitter dễ sử dụng nhưng sẽ không còn quảng cáo miễn phí không ngừng nghỉ cho đối thủ. Không nhà xuất bản truyền thống nào cho phép điều đó và Twitter cũng vậy”.
Trước đó, Twitter đã chặn đối thủ Mostodon ở cấp độ nền tảng. Khi cố đăng tweet đính kèm liên kết đến Mastodon, người dùng sẽ nhìn thấy tin nhắn báo lỗi.
Đáp lại chính sách mới của Twitter, đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đặt câu hỏi: “Tại sao”, đồng thời nhận xét “Vô nghĩa”. Gần đây, ông quyên góp khoảng 245.000 USD cho mạng xã hội phi tập trung Nostr và mạng cũng nằm trong danh sách bị cấm. Ông đang đính tên người dùng Nostr trên tiểu sử Twitter và có nguy cơ bị đình chỉ.
Twitter vừa trải qua một tuần hỗn loạn khi đình chỉ hàng loạt tài khoản của các nhà báo rồi lại khôi phục vì bị phản đối. Musk tố cáo họ làm lộ thông tin địa điểm trực tiếp của mình.
(Theo The Verge)
" alt=""/>Twitter cấm cửa Facebook, InstagramChỉ với một chiếc điện thoại đăng ký tài khoản tiền di động gắn liền với số điện thoại mọi giao dịch tài chính hằng ngày của người dân có thể thực hiện dễ dàng. Đại diện Viettel Money chia sẻ: Xuất phát từ những câu chuyện mua bán thực tế của người dân như không có tiền lẻ trả lại, đi chợ quên tiền hay trả nhầm khi giao dịch, chúng tôi đã giới thiệu ứng dụng Viettel Money, giúp người dân trên mọi miền đất nước được tiếp cận với tài chính số.
Chia sẻ về sự phát triển của MoMo - ông Nguyễn Bá Diệp đồng sáng lập nền tảng này cho biết, vào năm 2016, MoMo chỉ có 1 triệu khách hàng, thế nhưng đến năm 2019, số khách hàng tăng lên 10 triệu. Sau 2 năm đại dịch Covid-19, lượng người dùng MoMo tăng thêm 10 triệu nữa thành 20 triệu. Trên ứng dụng MoMo, người dùng có thể thanh toán các hóa đơn, dịch vụ hành chính công, chuyển tiền, mua sắm thương mại điện tử...
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 9 tháng đầu năm 2021, giao dịch thanh toán qua điện tử liên ngân hàng tăng 41,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 99% về số lượng và 139,8% về giá trị.
Ngoài ra, với ứng dụng Mobile Banking, ví điện tử trên điện thoại di động và việc tạo lập, mở rộng hệ sinh thái số của các ngân hàng, trung gian thanh toán, người dân không chỉ đơn thuần thực hiện chuyển tiền, vấn tin mà có thể dùng dịch vụ này để thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm, giao dịch hàng ngày, cả trực tuyến và trực tiếp. Thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hằng năm, với 90% về số lượng và 150% về giá trị, nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch thực hiện trên kênh số. Đáng chú ý, chỉ từ tháng 3/2021 đến nay, đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC trong số hơn 100 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam.
Sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang thu hút rất nhiều mối quan tâm người dân và các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này, tạo nên sự cạnh tranh trong cuộc đua nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, phải phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - đây là khu vực chưa thực sự tiếp xúc với các dịch vụ thanh toán hiện đại. Nghịch lý là nhiều giao dịch không tiền mặt tập trung ở thành phố, trong khi người dân nông thôn chiếm 70%. Nếu chúng ta nâng cấp được thị trường này thì sẽ bao phủ thanh toán đến nhiều người, rút ngắn chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, để người dân ở các miền quê có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho dân số toàn cầu.
Nhiều giải pháp nhằm phát triển nhanh và an toàn lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam được các chuyên gia đưa ra. Theo đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải hoàn thiện hành lang pháp lý, bao gồm cả các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là yêu cầu đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực fintech, tài chính số.
Theo các chuyên gia, hạ tầng số cần được phát triển nhanh chóng, phấn đấu rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, để hệ thống thanh toán Việt Nam hòa nhập và phát triển hệ sinh thái thuận tiện cho khách hàng, an toàn bảo mật thông tin, xử lý nhanh chóng vướng mắc của khách hàng.
Chính phủ cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như hoàn thiện cơ sở dữ liệu định danh quốc gia, có cơ chế chia sẻ dữ liệu và bảo mật, phát triển hạ tầng công nghệ số…
" alt=""/>Hỗ trợ người dân tiếp cận với tài chính sốTIN BÀI KHÁC:
Lời kêu cứu của người đàn bà ung thư vú" alt=""/>Hơn 50 triệu đồng đến với bé Nguyễn Lê Vy Ngà