Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, hội thảo này là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, phê bình, văn nghệ sĩ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu, quản lý cùng bàn thảo, phân tích, tập trung đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện thực trạng văn học, nghệ thuật thời gian qua; chỉ ra những thành tựu, ưu điểm, cùng những bất cập, hạn chế, yếu kém; nhận diện xu hướng phát triển trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những nội dung mới về chủ trương, giải pháp quan trọng, đột phá và khả thi để phát triển văn học, nghệ thuật từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết hội thảo đã nhận được hơn 150 tham luận của đông đảo cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, báo chí; các nhà quản lý, các nhà khoa học và văn nghệ sĩ trong cả nước.
Khẳng định Nghị quyết 23-NQ/TƯ đã tạo bước chuyển đưa nền văn học, nghệ thuật nước nhà lên tầm cao mới, nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật; đã tập trung chăm lo, phát triển tài năng văn học, nghệ thuật thông qua cơ chế hỗ trợ sáng tác, đầu tư xuất bản, dàn dựng tác phẩm, đồng thời quảng bá tác phẩm.
Tuy nhiên, để tạo nền tảng cho phát triển văn học, nghệ thuật toàn diện, theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Quốc hội cần nghiên cứu ban hành Luật Văn học nghệ thuật; Chính phủ nên ban hành văn bản về Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật ổn định, lâu dài để khắc phục việc đầu tư dàn trải, đi vào đầu tư chiều sâu…
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, còn khá nhiều “điểm nghẽn” trong phát triển văn học, nghệ thuật theo hướng công nghiệp văn hóa. Theo ông, phải thay đổi nhận thức xã hội về các ngành công nghiệp văn hóa; coi trọng vấn đề thị trường, khán giả, bản quyền, kỹ năng kinh doanh, xây dựng thương hiệu, phối hợp giữa các lĩnh vực… nhằm khơi thông dòng chảy, phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật, góp phần xây dựng đất nước.
Tại hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và bố trí phù hợp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; tập trung đẩy mạnh thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật thành luật, cơ chế, chính sách và các quy định phù hợp thực tiễn; huy động nguồn lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, tạo cơ sở xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị các cấp, ngành tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng văn học, nghệ thuật; cải thiện môi trường sáng tạo, môi trường làm nghề của văn nghệ sĩ, trong đó vấn đề tự do sáng tạo cần phải được thể chế hóa, góp phần giải phóng tư tưởng, phát huy tiềm năng, kích thích năng lực sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Việc phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục, định hướng, bồi đắp lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho thế hệ trẻ cần được chú trọng.
Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; chú trọng phát triển các lĩnh vực dịch vụ văn học, nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc xây dựng thị trường các sản phẩm văn học, nghệ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại trong bối cảnh mới.
" alt=""/>Tự do sáng tạo cần phải được thể chế hóaÔng Yasuo Nishitohge - Tổng Giám Đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam phát biểu tại cuộc thi |
Sau vòng sơ tuyển, từ hơn 300 bài tham gia dự thi ban tổ chức đã chọn ra 14 thí sinh xuất sắc bước vào vòng chung kết vừa diễn ra vào ngày 25/5 tại Trung tâm mua sắm AEON Bình Tân. Tại vòng chung kết, mỗi thí sinh đã có 8 phút để trình bày ý kiến của mình bằng tiếng Anh trước ban giám khảo và người xem.
15 thí sinh tham gia Vòng chung kết vào ngày 25/5 tại TTMS AEON Bình Tân |
Với sự bản lĩnh diễn thuyết trước đám đông và vốn tiếng Anh được trau dồi tên ghế nhà trường cùng những góc nhìn mới lạ nhưng không kém phần sâu sắc về chủ đề cuộc thi, 09 gương mặt có phần thể hiện xuất sắc nhất đã được chọn để đại diện TP.HCM tham dự Chương trình nhà lãnh đạo trẻ Châu Á 2018 (Asia Youth Leaders 2018) do Quỹ AEON 1% tài trợ cùng các nước bạn như Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Chương trình dự kiến sẽ được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 19 đến 25/8/2018 với đề tài “Những vấn đề về thói quen ăn uống tại Indonesia và đề xuất cải thiện.
Top 09 gương mặt xuất sắc nhất sẽ đại diện TP.HCM tham dự chương trình Nhà lãnh đạo trẻ Châu Á 2018 tại Indonesia vào tháng 8/2018 |
Quỹ AEON 1% được thành lập từ năm 1989 với sự hỗ trợ của các công ty con cùng thuộc Tập đoàn AEON - Tập đoàn bán lẻ đến từ Nhật Bản. Tại Việt Nam, AEON đã đưa vào hoạt động 4 trung tâm mua sắm tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và dự kiến sẽ khai trương thêm 2 trung tâm mua sắm mới tại Hà Đông và Hải Phòng trong năm 2020. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, hằng năm AEON còn hướng đến nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng như Xây dựng trường học tại Huế, Trồng rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) và Lăng Cô (Huế), Tặng các tấm pin năng lượng mặt trời cho các trường tiểu học, … nhằm mang đến những giá trị phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương và hướng tới mục tiêu nâng tầm cuộc sống ở mỗi nơi AEON hiện diện.
Vũ Minh
" alt=""/>Giới trẻ TP.HCM nói gì về chế độ ăn khoa học