- Lễ cưới kéo dài 7 ngày của Hoa hậu Priyanka Chopra và nam ca sĩ Nick Jonas vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý trên cộng đồng mạng. Cặp đôi đã tiêu tốn không ít tiền bạc để thực hiện được đám cưới hoành tráng này.Nick Jonas và bà xã Hoa hậu làm đám cưới trong cung điện
Nick Jonas bí mật đính hôn với Hoa hậu Thế giới hơn 10 tuổi
Nicki Minaj và Cardi B giật tóc, ném guốc 'choảng' nhau giữa sự kiện
Đám cưới thực hiện theo phong cách Á - Âu kéo dài 7 ngày
Lễ cưới của Nick Jonas và Priyanka Chopra diễn ra từ ngày 30/11 tới 2/12 ở cung điện Umaid Bhawan với nhiều hoạt động như làm lễ Sangeet, vẽ henna lên bàn tay cô dâu, tiệc cưới theo nghi thức phương Tây và Ấn Độ...
 |
Đám cưới của cặp đôi kéo dài 7 ngày theo 2 phong cách Á - Âu. |
Theo kế hoạch, Nick Jonas và Priyanka Chopra tổ chức một đám cưới theo nghi thức phương Tây và một hôn lễ khác theo truyền thống đạo Hindu tại cung điện Umaid Bhawan, đồng thời cũng là một khách sạn 5 sao.
Ngày 4/12, cô dâu và chú rể mở tiệc mừng quan khách tại khách sạn Taj Palace ở Delhi, trong đó có sự hiện diện của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Hoa hậu Thế giới 2000 chia sẻ trên Vogue: "Mọi người sẽ cần một kỳ nghỉ xả hơi sau đám cưới này".
Chi phí lên tới hơn 500.000 USD (khoảng 11,7 tỷ đồng)
Để tổ chức đám cưới kết hợp nghi thức phương Tây và theo truyền thống của đạo Hồi, cặp đôi đã bao trọn toàn bộ khách sạn 5 sao Cung điện Umaid Bhawan từ ngày 29/11 – 3/12. Được biết, giá mỗi đêm ở đây là 60.000 USD (khoảng 1,4 tỷ đồng).
 |
Pháo hoa trước cung điện Umaid Bhawan trong buổi lễ Sangeet. |
Mỗi đĩa thức ăn tại cung điện có giá khoảng 86 USD (2 triệu đồng). Chi phí thực phẩm cho 3 buổi lễ truyền thống trước đám cưới của Ấn Độ Haldi, Sangeet và Mehendi khoảng 4,3 triệu rupee (1,4 tỷ đồng).
 |
Đám cưới của cặp đôi quyền lực sẽ kéo dài tới 7 ngày tại Umaid Bhawan -một trong những cung điện tráng lệ nhất thế giới. |
Một khoản chi phí khác là vé máy bay khứ hồi cho cô dâu, chú rể, người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết. Theo đó, vé khứ hồi hạng bình dân khoảng 1.300 USD (30 triệu đồng), còn hạng thương gia từ 8.000 – 21.000 USD (187 – 490 triệu đồng).
Trang phục cưới của cô dâu được thiết kế cầu kỳ với 2 triệu mảnh sequin, khăn đội đầu dài tới 23m và mất đến 1.826 giờ thực hiện
Bộ váy cưới của Hoa hậu thế giới 2000 được nhà thiết kế Ralph Lauren tiết lộ đã sử dụng hơn 2 triệu mảnh sequin màu ngọc trai, đính dọc theo thân váy với khả năng bắt sáng tuyệt vời, đi kèm hiệu ứng ngũ sắc đúng như lớp vỏ ngoài của những viên ngọc trai óng ánh. Thành quả thu được là những chi tiết đạt độ tinh xảo gần như hoàn hảo khi tốn gần 1.826 giờ thêu.
 |
Váy cưới theo phong cách Âu được NTK hàng đầu Ralph Lauren đảm nhiệm. |
Không chỉ gây ấn tượng bởi các chi tiết tinh tế, nhà mốt cũng không quên tạo nên vẻ ngoài lộng lẫy cho thiết kế này bằng chiếc khăn voan đội đầu dài gần 23 mét. Khoảnh khắc Priyanka tiến vào lễ đường càng thêm phần trịnh trọng và tất cả khách mời phải choáng ngợp.
Mẫu váy mà Hoa hậu Thế giới 2000 diện trong lễ cưới truyền thống của người Hindu, do NTK Sabyasachi thiết kế, cũng là tác phẩm được tạo ra bởi 110 nghệ nhân thêu, thực hiện trong 3.720 giờ.
 |
Bộ váy Hoa hậu mặc trong đám cưới theo phong cách Ấn Độ cũng được thiết kế kỳ công, mất tới 3.720 giờ hoàn thiện do nhà thiết kế Ấn Độ Sabyasachi Mukherjee và êkíp gồm 110 người thực hiện. |
Bên cạnh đó, bộ trang sức đi kèm với trang phục cũng gây ấn tượng không kém, với dàn kim cương, ngọc lục bảo và những viên ngọc trai Nhật Bản đính cùng 22 carat vàng được làm bởi thương hiệu Chopard.
Mẹ của Nick Jonas - bà Denise Jonas cũng tặng cho cô con dâu Priyanka một món quà giá trị là đôi hoa tai 79.500 USD (1,86 tỷ VND). Món trang sức đến từ hãng kim hoàn Van Cleef & Arpels, được làm bằng vàng và đính 170 viên kim cương tinh xảo nhất, có trọng lượng 6,7 carat.
 |
Dù chênh nhau 10 tuổi, Priyanka Chopra và Nick Jonas vẫn rất đẹp đôi và khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ. |
T.K

Hoa hậu Thế giới diện váy cưới xuyên thấu bên ông xã kém 10 tuổi
Những hình ảnh trong "đám cưới thế kỷ" của Nick Jonas và Hoa hậu thế giới 2000 Priyanka Chopra vừa được hé lộ.
" alt="Những con số ấn tượng trong 'đám cưới thế kỷ' của Hoa hậu Priyanka Chopra và nam ca sĩ Nick Jonas"/>
Những con số ấn tượng trong 'đám cưới thế kỷ' của Hoa hậu Priyanka Chopra và nam ca sĩ Nick Jonas
- GS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD - ĐT tạo điều kiện để sớm tiến hành các thủ tục các thủ tục nâng cấp trường thành học viện theo chiến lược phát triển trường đã được phê duyệt. |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với lãnh đạo Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam. Ảnh: Lê Văn. |
Tại cuộc làm việc với Trường ĐH Lâm nghiệp chiều nay, 22/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã thống nhất với kiến nghị này.
Theo Chiến lược phát triển Trường ĐHLN giai đoạn 2006-2020 được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt, trường sẽ phát triển theo hướng học viện, với tên gọi “Học viện Lâm nghiệp Việt Nam - Vietnam Nationnal University of Forestry”.
Cũng trong buổi làm việc chiều nay, Trường ĐH Lâm nghiệp kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép thành lập Trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai trên cơ sở Ban Phát triển dân tộc nội trú (BPTDTNT), thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp.
Ban PTDTNT thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp thành từ năm 1992, có nhiệm vụ đào tạo THPT lớp 10-12, đối tượng là con em đồng bào 46 dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn 135. Số học sinh hiện nay là 280.
Theo ông Chứ, việc thành lập Trường THPT trên cơ sở nâng cấp Ban Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) là rất cấp bách và có ý nghĩa bởi lẽ, nếu chỉ đào tạo PTDTNT sẽ rất lãng phí về ngân sách và cách quản lý, trường bù lỗ rất nhiều. Nếu tự chủ đại học, mô hình này khó tồn tại.
 |
Ban phát triển dân tộc nội trú của Trường ĐH Lâm nghiệp sẽ được nâng cấp phát triển thành Trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai. Ảnh: Lê Văn. |
Trong khi đó, con em trong ngành nông nghiệp không thuộc đối tượng 135 rất đông và rất có nhu cầu học tại Ban để học Trường ĐH Lâm nghiệp. Địa bàn Xuân Mai và khu vực lân cận, nhu cầu học rất lớn. Khu vực chưa có trường phổ thông trung học nào trọng điểm chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định ông ủng hộ và đồng ý với đề xuất thành lập Trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai trực thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thống nhất với chủ trương này, đồng thời yêu cầu Trường ĐH Lâm nghiệp làm đề án, xin ý kiến của cơ quan chủ quan sau đó trình Sở GD-ĐT xem xét.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định Trường ĐH Lâm nghiệp là trường ĐH có vai trò đặc biệt trong số 271 trường ĐH trong cả nước bởi nước ta ¾ là núi và cao nguyên gắn với rừng. Vì vậy, đây là một trong những trường ông tới thăm đầu tiên chứ không phải trường thuộc Bộ GD.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, bối cảnh hiện nay đặt ra nhiều thách thức với trường, do vậy, trường cần xác định phát triển theo định hướng nào: nghiên cứu, thực hành hay ứng dụng.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xem giới thiệu sản phẩm của cán bộ Trường ĐH Lâm nghiệp. Ảnh: Lê Văn. |
Theo Bộ trưởng Nhạ, với truyền thống và khả năng của mình cũng như thực tiễn đặt ra trường cần phát triển theo hướng nghiên cứu-ứng dụng.
“Trường tăng đẩy mạnh bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ thế giới nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp công nghệ cao. Đào tạo với nghiên cứu gắn với nhau; chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới bền vững” – Bộ trưởng Nhạ nói.
Ông Nhạ cũng chỉ đạo, nhà trường cần rà soát lại các ngành nghề đào tạo, trong đó, dành thời gian để các thầy, cô giỏi chuyên môn cùng phối hợp các đơn vị ngoài trường xem trong khối ngành nông lâm nghiệp thì những ngành gì xuất hiện nhiều, bám sát chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới nông nghiệp, gắn với lợi thế của trường để đào tạo, phát triển.
“Cần có bản đồ các ngành đào tạo theo các mức khác nhau. Ngành mới có thể cho nhập công nghệ đào tạo chứ không thể chỉ căn cứ vào năng lực đào tạo của trường” – ông Nhạ chỉ đạo. “Đồng thời, Trường ĐH Lâm nghiệp cũng cần kiểm soát quy mô và chất lượng, tránh tình trạng ai cần gì cũng đào tạo”.
Lê Văn
" alt="Sẽ nâng cấp Trường ĐH Lâm nghiệp thành học viện"/>
Sẽ nâng cấp Trường ĐH Lâm nghiệp thành học viện