Những ngày giáp Tết Nguyên Đán 2022, chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, do nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quý Bạn đọc hảo tâm, tiếp tục trao gửi yêu thương đến những phận đời khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng tiền mặt, được Báo VietNamNet gửi tặng cho 50 gia đình bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Khoa Ung bướu – Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2.Khi phóng viên có mặt đã bắt gặp những khuôn mặt vui tươi, ánh mắt mong chờ của thân nhân bệnh nhi. Mấy tháng nay, dịch bệnh khiến các nhà từ thiện thưa thớt, các bệnh nhi cũng không còn được giúp đỡ nhiều như trước. Đã khá lâu rồi, họ mới lại được đón nhận tình cảm từ bên ngoài.
Chị Nguyễn Thị Kim Phụng rưng rưng xúc động. Con gái của chị, bé Trương Thị Thanh Thương (2 tuổi) bị phát hiện ung thư máu hồi tháng 4, đúng thời điểm dịch bệnh tái phát ở thành phố. Hai vợ chồng phải bồng bế con, bắt xe đò từ Rạch Giá, Kiên Giang lên thành phố để khám bệnh và điều trị. Từ đó đến giờ, họ mắc kẹt vì dịch và bệnh tình của con, chưa được về quê.
 |
Phóng viên VietNamNet (phải) cùng bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó Khoa Ung bướu - Huyết học (trái) trao quà Tết là 500 nghìn đồng tiền mặt cho các thân nhân bệnh nhi. |
 |
Bác sĩ Trang cùng cán bộ phòng Công tác xã hội thăm hỏi, động viên mẹ con bé Thanh Thương. |
Đang được mẹ bế, Thanh Thương ngập ngừng nhìn đôi mắt đỏ hoe, và những giọt nước thi nhau lăn dài xuống má, rồi khuất sau lớp khẩu trang của mẹ. Cô bé bầu bĩnh, dễ mến chẳng biết làm gì, chỉ khẽ nghiêng đầu tựa vào vai mẹ như muốn ôm ấp, vỗ về.
Chị Phụng tâm sự, vợ chồng chị chưa có nhà riêng, cưới nhau hơn 15 năm nhưng vẫn phải ở nhờ nhà ngoại. Chồng chị làm nghề sửa xe, thu nhập chỉ đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày. Cha của chị mắc bệnh cao huyết áp nên không thể đi làm, mẹ chị đành đi làm mướn để kiếm tiền.
Khi hai vợ chồng chị mắc kẹt trên thành phố, gánh nặng bạc tiền đè lên vai mẹ chị, vừa phải nuôi gia đình, vừa lo phụ chi phí chữa bệnh cho cháu gái. Tuy nhiên, đồng lương lao công ít ỏi của bà chẳng thấm tháp vào đâu.
Khi được hỏi về việc đón Tết sắp tới, chị không giấu nổi lo lắng vì Tết này chưa biết sẽ ở đâu. “Bác sĩ nói phải đợi xem tình hình của bé rồi mới quyết định được. Chúng tôi muốn về, vì ở nhà còn con trai lớn đang gửi ông ngoại. Xa bé lâu như vậy, chúng tôi nhớ con và cũng mong Tết được sum vầy”, chị Phụng giãi bày.
 |
Những đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó: Đứa mồ côi, đứa nhà nghèo, cũng có khi cha hoặc mẹ bị khuyết tật... |
Nghe chị Phụng chia sẻ, chị Nguyễn Thị Châu, mẹ của bé Mỹ Ngọc (12 tuổi) cũng thốt lên nỗi lo tương tự. Mỹ Ngọc mới phát hiện căn bệnh ung thư tủy hồi tháng 9. Do phát hiện quá muộn nên ngay khi được đưa tới bệnh viện, con phải vào cấp cứu rồi mới được chuyển xuống Khoa để điều trị lâu dài. Chỉ khoảng 4 tháng nhưng chị Châu đã phải chi phí khoảng 50 triệu đồng, gồm cả ăn uống và thuốc men của con.
Quê ở Tây Ninh, vợ chồng chị Châu không có nhiều ruộng đất nên quanh năm phải đi làm mướn cho người ta. Những công việc như làm cỏ, chặt mía, xịt thuốc… ngày nào có việc thì kiếm được 200.000 đồng, nhưng mùa mưa thì thường chẳng có việc nên chắt bóp lắm chỉ đủ tiêu.
Trước đây, trong một lần đi cắt lúa thuê, mắt trái của chị Châu bị hạt lúa dính vào, chẳng thể lấy ra được. Do không có tiền đi bệnh viện nên chị đành phó mặc. Về sau, chị được mổ từ thiện, đáng tiếc, người ta chẳng thể lấy hết, mà giờ con mắt trái của chị cũng đã chẳng còn nhìn thấy đường. Ở bệnh viện chăm sóc con, chị chỉ có thể cố gắng để mình không bị bệnh để chồng chị đi làm phụ tiền thuốc thang cho con.
Chị Châu chỉ mong sao Tết này, 2 mẹ con chị được về quê, để cả gia đình được sum vầy, thế nhưng, họ vẫn sẽ đợi quyết định chính thức của bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe cho con gái.
 |
Ai cũng rưng rưng khi đón nhận tình cảm của bạn đọc VietNamNet. |
 |
"Ở Khoa chúng tôi, đa phần bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn", bác sĩ Trang chia sẻ. |
Cũng bị ung thư máu, bé Huỳnh Ngọc Phú (12 tuổi) đã ở bệnh viện tròn 1 năm. Trước đó, khi thấy cơ thể con nổi hạch bất thường, vợ chồng chị Lê Thị Hiệp đưa con đi khám ở địa phương hơn 1 năm nhưng không tìm ra nguyên nhân. Đến lúc phát hiện thì bệnh tình của con trai đã trở nặng.
Suốt khoảng thời gian đưa con đi khắp nơi khám và chữa bệnh đến tận bây giờ, vợ chồng chị Hiệp đã phải vay mượn cả trăm triệu đồng, tiền lãi cứ chất chồng khiến họ chưa biết lúc nào mới trả được nợ. Dù vậy, họ vẫn cố gắng tìm mọi cách để cứu con trai.
Đáng tiếc, mùa dịch vừa rồi, chồng chị thường xuyên thất nghiệp, chẳng thể lo nổi chi phí điều trị cho con, mà vay mượn cũng đã khó, chỉ có thể cầm chừng, được đến đâu, hay đến đó.
 |
Rất nhiều bệnh nhi Tết này sẽ phải ở lại bệnh viện vì sức khỏe không ổn định. |
 |
Đón nhận món quà động viên, ai cũng vui mừng. |
Lần đầu tiên được nghe và thấu hiểu cho những khó khăn của các gia đình bệnh nhi khác, chị Nguyễn Thị Hòa như tìm được nơi để dốc bầu tâm sự. Chị trở thành góa phụ khi con gái mới 2 tháng tuổi. Đến nay, bé Lê Thị Mỹ Tâm đã 11 tuổi. Tưởng rằng 2 mẹ con cứ dựa vào nhau mà sống yên ổn, chẳng ngờ, con gái chị lại bất ngờ phát bệnh ung thư máu.
Người mẹ đơn thân bấy lâu nay làm lụng cũng chỉ đủ cho cuộc sống qua ngày, tiền dành dụm ít ỏi chẳng mấy chốc mà hết sạch, phải chật vật, vay mượn khắp nơi. Nhắc đến Tết, chị chỉ thấy buồn, bởi con gái chị vẫn còn sốt liên tục nên khả năng được về quê là rất ít. Không chỉ vậy, theo phác đồ điều trị của bác sĩ, con sẽ vừa hóa trị, kết hợp với xạ trị. Nếu đợt này sức khỏe ổn định, con sẽ phải chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để xạ trị.
Vẫn chưa biết chi phí điều trị ra sao, chị Hòa cầu mong đừng quá lớn, để chị đủ khả năng xoay sở, lo cho con. Người mẹ động viên những thân nhân bệnh nhi khác, mà cũng như là động viên chính mình: “Thôi, Tết này dù có không được về, nhưng nhận được tình thương của các nhà hảo tâm, vậy thì cũng hạnh phúc lắm rồi”.
Bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó Khoa Ung bướu – Huyết học cho biết, khoa có số bệnh nhi đông nhất ở Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong mùa dịch Covid-19, đây cũng là nơi bị tác động nặng nề do lượng bệnh nhi nhập viện nhiều.
Dịch bệnh khiến nhiều gia đình lâm vào khó khăn, phải chật vật chống đỡ. Cũng có những đứa trẻ "ngán" cơm từ thiện, đòi mẹ mua đồ ăn yêu thích nhưng không được. Giờ đây, món quà bé nhỏ từ bạn đọc đã giúp hong khô nước mắt cho những bệnh nhi nghèo.
Khánh Hòa

Cụ bà liệt giường 17 năm và lời cảm ơn từ tận trái tim
Niềm vui hiện rõ trên gương mặt của những người bệnh mắc di chứng hậu Covid-19. Trong số họ, có người đã phải nằm viện 4 tháng ròng, có người phải rời xa gia đình, cũng có người đã không còn tỉnh táo…
" alt=""/>Món quà hong khô nước mắt cho bệnh nhi nghèo
 cung cấp miễn phí cho cộng đồng từ đầu tháng 4/2021, ứng dụng i-Speed giúp người dùng có thể chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách thuận tiện, chính xác.</p><p>VNNIC đã phát triển ứng dụng di động i-Speed từ hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam cung cấp trên giao diện web tại địa chỉ https://speedtest.vn, https://i-speed.vn. </p><p>i-Speed được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở và là hệ thống đo tốc độ truy cập Internet của người dùng độc lập với mạng của các doanh nghiệp.</p><table class=)
Trước khi ra mắt ứng dụng i-Speed, VNNIC đã cung cấp công cụ hỗ trợ đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam trên giao diện web từ cuối năm 2019.Đơn vị phát triển ứng dụng khuyến nghị người dùng nên đo nhiều lần với các điểm khác nhau để có đánh giá xác thực về chất lượng dịch vụ Internet mình đang sử dụng.
Đặc biệt, người dùng có thể đối chiếu kết quả đo qua ứng dụng i-Speed với hợp đồng, cam kết của nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo quyền lợi của mình; hoặc đánh giá tốc độ truy cập Internet của gói cước hiện tại liệu có đảm bảo sử dụng tốt các dịch vụ Internet chất lượng cao.
Bên cạnh những thông số phản ánh tốc độ truy cập Internet, ứng dụng i-Speed cho phép người dùng xem được thông tin chi tiết mẫu đo (tên thiết bị, tên nhà mạng), loại kết nối (Wi-Fi/3G/4G/5G), điểm đo, vị trí thực hiện, phiên bản địa chỉ IP kết nối (IPv4/IPv6) và lịch sử đo trên thiết bị. Các thông tin này giúp người dùng dễ dàng phản ánh với kỹ thuật viên nhà mạng trong trường hợp gặp vấn đề về kết nối Internet.
Ngoài ra, i-Speed còn hỗ trợ đo kết quả truy cập mạng Internet IPv6. Đây là tính năng mà các hệ thống quốc tế tại Việt Nam chưa hỗ trợ. Hiện tổng số mẫu mà hệ thống thu được từ thiết bị đầu cuối sử dụng Internet IPv6 đạt khoảng 45% số mẫu IPv4. Tỉ lệ này hoàn toàn tương đồng với số liệu thống kê từ các tổ chức quốc tế như Trung tâm thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương.
 |
Việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet nhằm góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về Internet Việt Nam. |
Đưa i-Speed trở thành ứng dụng phổ biến
Theo thống kê, trong tuần đầu ra mắt i-Speed, hệ thống đã ghi nhận hơn 7.000 lượt tải ứng dụng. Đến nay, ứng dụng i-Speed có hơn 17.000 người dùng, gồm gần 8.800 người dùng thiết bị Android và hơn 8.200 người dùng thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.
Cùng với đó, số lượng mẫu đo trên hệ thống trong hơn 1 tháng vừa qua là 200.000, cao gấp đôi tổng số lượng mẫu trung bình của các quý trước đó. Số điểm đo từ chỗ chỉ có 3 điểm tại VNIX lên 30 điểm đo ở thời điểm đầu tháng 4/2021 và hiện nay là gần 40 điểm.
Hệ thống đo tốc độ Internet Việt Nam có gần 20 doanh nghiệp gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, MobiFone, NetNam, HTC, FPT Telecom, CMC Telecom, SCTV, SPT, iNET, Mắt bão, BKNS, Vinahost, Nhân Hòa, Long Vân… tham gia triển khai điểm đo. Để hỗ trợ người dùng Viettel, nhà mạng này đã tích hợp i-Speed trên ứng dụng chăm sóc khách hàng của mình.
Đặt mục tiêu đưa i-Speed trở thành ứng dụng đo tốc độ Internet phổ biến và cung cấp số liệu chính xác hơn cho cộng đồng Việt Nam, VNNIC và Cục Viễn thông đã đưa ra các chỉ tiêu cao trong năm 2021 là đạt 50 điểm đo trên cả nước và mỗi quý thu thập khoảng 1 triệu mẫu đo.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên, VNNIC và Cục Viễn thông khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp điểm đo theo tiêu chuẩn chung, mở rộng mạng lưới điểm đo cho hệ thống; đồng thời khuyến khích người dùng thường xuyên đo tốc độ mạng qua i-Speed.
Số lượng mẫu đo trên hệ thống càng lớn thì kết quả thống kê càng khách quan. Với dữ liệu trên hệ thống, các cơ quan quản lý có thể tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, đánh giá chất lượng Internet Việt Nam, cũng như thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nâng cấp i-Speed, triển khai thêm các điểm đo và tăng cường kết nối VNIX, góp phần đảm bảo hoạt động mạng Internet Việt Nam an toàn, hiện đại phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Vân Anh

Ứng dụng “Make in Vietnam” i-Speed giúp người dùng tự đánh giá tốc độ truy cập Internet
Được Cục Viễn thông và VNNIC triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, ứng dụng “Make in Vietnam” i-Speed hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách trung thực, chính xác.
" alt=""/>Ứng dụng đo tốc độ Internet Việt Nam i
Ngày 10/7, Công an An Giang cho biết, dưới sự chỉ đạo trực tiếp đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh, cơ quan CSĐT đã khám xét các điểm liên quan đến đường dây buôn lậu của Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, 52 tuổi). |
Cảnh sát đọc lệnh khám xét nơi ở của Mười Tường. Ảnh: Phạm Giang - Nghiêm Túc |
Sau khi bắt Mười Tường, nhân vật chính trong vụ buôn lậu 51kg vàng, công an đã dẫn giải "bà trùm" này về nhà ở ấp Phước Thọ, xã Đa Phước, huyện An Phú để tiến hành đọc lệnh khám xét.
Thời điểm này, hơn 150 cán bộ chiến sỹ Công an An Giang chia làm nhiều mũi đồng loạt khám xét 15 cửa hàng kinh doanh vàng và nhà ở của một số đối tượng có liên quan đến đường dây buôn lậu của Mười Tường tại TP Châu Đốc, huyện An Phú.
 |
Cảnh sát dẫn giải Mười Tường đến nơi khám xét |
 |
USD được thu giữ khi khám xét tại các nhà nghi can. Ảnh: Phạm Giang - Nghiêm Túc |
Tại các địa điểm khám xét, công an đã thu giữ khoảng 36kg vàng, 1,27 triệu USD; hơn 1,7 tỷ; nhiều thiết bị điện tử, cùng các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi giao dịch tiền, vàng qua biên giới của các tiệm kinh doanh vàng và của các nghi can liên quan đến Mười Tường.
Đặc biệt, sau khi kết thúc đợt khám xét khẩn cấp có 3 nghi phạm xin đầu thú, khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
 |
Số vàng là tang vật của vụ án. Ảnh: Phạm Giang - Nghiêm Túc |
Ngày 30/10/2020, Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an An Giang trực tiếp chỉ đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh phối hợp cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ tổ chức bắt giữ nhóm đối tượng đang vận chuyển trái phép 51kg vàng nguyên chất từ biên giới Campuchia vào khu vực thuộc khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc.
Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Mười Tường là nhân vật chính trong vụ vận chuyển 51kg vàng nói trên. Sau gần 8 tháng bỏ trốn, Mười Tường đã bị cảnh sát bắt giữ. Sau khi hay Mười Tường bị bắt, 7 bị can khác cũng ra đầu thú.

Bắt ‘bà trùm’ Mười Tường, nhân vật chính vụ chuyển lậu 51kg vàng
Sáng 10/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đã bắt "bà trùm" buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh để điều tra về hành vi “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới".
" alt=""/>Cảnh sát thu giữ 36kg vàng, 1,2 triệu USD vụ bắt 'bà trùm' Mười Tường