Alexandra Elbakyan: “Kẻ cướp... công bố quốc tế”
Nhân vật thứ sáu trong danh sách 10 nhà khoa học xuất sắc năm 2016 do Nature bình chọn là Alexandra Elbaykyan,ẻcướpcôngbốquốctếkqbong da hom nay người sáng lập một trung tâm thông tin bất hợp pháp để đăng những bài báo có tính phí với người đọc.
Alexandra Elbakyan đã mất vài năm để đi từ một sinh viên công nghệ thông tin lên thành kẻ chạy trốn nổi danh.
![]() |
Alexandra Elbakyan |
Vào năm 2009, khi đang làm đồ án nghiên cứu năm cuối đại học ở Almaty, Kazakhstan, Elbakyan đã thất vọng vì không thể đọc nhiều bài nghiên cứu vì cô không đủ khả năng trả phí. Vì thế cô đã học cách lách dịch vụ thu phí của các nhà xuất bản.
Những kĩ năng của cô đã sớm được dùng đến. Elbakyan đã thấy các nhà khoa học trên các diễn đàn hỏi về những bài báo mà họ không thể truy cập – và cô rất vui lòng giúp đỡ họ. “Tôi đã nhận được nhiều lời cảm ơn vì gửi đi những đường dẫn bài báo đã được trả phí”, cô nói.
Vào năm 2011, cô đã quyết định tự động hóa quá trình này và sáng lập ra Sci-Hub, một trang web bất hợp pháp, lấy những bản sao của các tài liệu nghiên cứu đã được trả phí trước đó và cung cấp cho bất kì ai có yêu cầu.
Năm nay, sự quan tâm đến Sci-Hub đã bùng nổ khi truyền thông chính thống đã hiểu rõ về trang web này và lượt sử dụng trang đã tăng vọt. Theo số liệu của Elbakyan, trang web hiện giờ có khoảng 60 triệu bài báo và có khả năng đáp ứng hơn 75 triệu lượt tải về vào năm 2016 – tăng từ 42 triệu năm ngoái và theo ước tính, gồm khoảng 3% trong tổng số lượt tải về từ các trang công bố khoa học trên toàn thế giới.
Đây là việc xâm phạm bản quyền trên quy mô rất lớn – và đã mang lại cho Elbakyan những lời tán dương lẫn chỉ trích, thậm chí cả một vụ kiện. Có rất ít người ủng hộ thực tế rằng cô đã hành động phi pháp, nhưng nhiều người xem Sci-Hub như một sự thúc đẩy phong trào truy cập mở, trong đó lưu trữ những bài báo được tạo ra (một cách bất hợp pháp) để mọi người có đọc miễn phí và sử dụng kiến thức từ các bài báo đó hỗ trợ nghiên cứu của mình.
“Những gì cô ấy đã làm thật tuyệt vời”, Michael Eisen, nhà sinh học tại Đại học California, Berkeley, một người ủng hộ truy cập mở nói. “Thật bất công khi nhà nghiên cứu không thể tiếp cận các bài báo khoa học, và cô ấy đã khắc phục điều đó”.
![]() |
Alexandra Elbakyan |
Những năm đầu mới thành lập, trang web không bị chú ý – nhưng cuối cùng nó đã phát triển quá mạnh nên các nhà xuất bản có tính phí với người đọc không thể để lờ nó đi. Vào năm 2015, công ty Elsevier của Hà Lan, được ngành xuất bản rộng lớn hơn hỗ trợ, đã đệ đơn kiện Elbakyan vi phạm và xâm phạm bản quyền tới tòa án Mỹ. Nếu thua kiện, Elbakyan có nguy cơ phải trả nhiều triệu đô la bồi thường thiệt hại, và có khả năng bị ngồi tù (vì thế, Elbakyan không tiết lộ vị trí hiện tại của mình và cô đã được phỏng vấn cho bài báo này qua thư điện tử và tin nhắn đã được mã hóa).
Vào năm 2015, một thẩm phán Hoa Kỳ đã ra lệnh đóng Sci-Hub nhưng trang web đã bất ngờ xuất hiện trên những tên miền khác. Nó phổ biến nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, cô nói, nhưng ít nhất có 5% người dùng, hoặc hơn, là đến từ Hoa Kỳ.
Elbakyan thấy tên mình trên khắp các mặt báo, và nói rằng cô thường nhận được hàng trăm thông điệp ủng hộ một tuần, một số thì đi kèm với ủng hộ về tài chính. Cô nói cô cảm thấy có trách nhiệm lương tâm để giữ cho trang web hoạt động vì những người dùng cần nó để tiếp tục công việc của họ. “Có gì sai hay xấu hổ trong việc điều hành một trang web tạo điều kiện cho mọi người truy cập nghiên cứu như Sci-Hub? Tôi nghĩ là không, vì thế tôi có thể chia sẻ cởi mở về những hoạt động của mình”, cô nói.
Những người chỉ trích và ủng hộ Elbakyan đều nghĩ rằng trang web sẽ có tác động lâu dài, ngay cả khi nó không tồn tại mãi. "Tương lai là truy cập mở sẽ phổ biến", theo Heather Piwowar, đồng sáng lập Impacstory, một công ty phi lợi nhuận được thành lập tại Carrboro, Nam Carolina, trong đó giúp các nhà khoa học theo dõi tác động của việc cung cấp thông tin trực tuyến. "Nhưng chúng tôi nghi ngờ và cũng hi vọng rằng Sci-Hub hiện đang khiến những nhà xuất bản truy cập có trả phí hoảng sợ thực sự. Vì trong nhiều trường hợp, đó là thứ duy nhất sẽ khiến họ thực sự làm điều đúng đắn và chuyển sang mô hình truy cập mở".
Dù điều đó có xảy ra hay không, Elbakyan nói rằng cô sẽ vẫn tiếp tục xây dựng Sci-Hub – đặc biệt, để phổ biến rộng khắp những cơ sở dữ liệu cũ của trang web – trong khi học bằng thạc sĩ lịch sử khoa học. "Tôi tự duy trì trang web, nhưng nếu tôi bị ngăn cản, ai đó có thể tiếp nhận công việc này", cô nói.
Theo Tia sáng/ Nhàn Vũ dịch
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 0h45 ngày 28/3: Giữ quân
-
Cụ thể, Q.K bị chính người bạn thân cấp 2 là Ch. hãm hại giấu xác trong rừng cao su. Sau khi đâm chết bạn để cướp tài sản, Ch. vẫn thản nhiên đi sinh nhật bạn gái và lên Facebook chia buồn khi hay tin nạn nhân bị giết.
Lịch sử của Q.K chơi gần nhất là ngày 03/05/2016 tức là trước ngày anh bị sát hại đúng 1 tuần. Kể cả khi đang trong thời gian đi phượt cùng bạn bè nhưng Q.K vẫn không bỏ quên Liên Minh Huyền Thoại bởi đó chính là đam mê của Q.K.
Với sự ra đi quá đột ngột của Q.K, các đồng đội của Q.K đã mất đi một người chơi ADC với sở trường là vị tướng Draven. Trước khi gặp chuyện không may, Khánh đang là Vàng V của bậc xếp hạng đơn tại máy chủ Việt Nam.
Hiện tại, công an tỉnh Đồng Nai ngày 10/5 đã tạm giữ hình sự Nguyễn Đình Ch. (21 tuổi, quê Lâm Đồng) về hành vi Giết người, Cướp tài sản, là nghi can đã sát hại bạn thân Võ Q.K (22 tuổi), giấu xác trong rừng cao su ven quốc lộ 20.
Vụ việc trên cảnh tỉnh cho các game thủ phải chọn bạn mà chơi. Vì tiền con người có thể làm những gì mà không tưởng kể cả giết bạn.
theo game8
" alt="Sốc với thông tin nạn nhân bị bạn giết hại rồi giấu xác là một cao thủ LMHT">Sốc với thông tin nạn nhân bị bạn giết hại rồi giấu xác là một cao thủ LMHT
-
YouTube ra mắt YouTube Go: Ứng dụng cho lưu video xem offline
-
Play" alt="Bí ẩn hóc búa về ngôi sao cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng"> Bí ẩn hóc búa về ngôi sao cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng
-
Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
-
Có khoảng 300 triệu người sử dụng hiện nay vẫn đang dùng máy tính cài hệ điều hành Windows "cổ lỗ sĩ". Một nửa trong số họ đang dùng hệ điều hành 16 năm tuổi Windows XP mà Microsoft đã khai tử từ cách đây 3 năm.
Các máy tính dùng trong các doanh nghiệp còn "cứng đầu cứng cổ" hơn. Theo một nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn thông tin công nghệ Softchoice, máy tính doanh nghiệp vẫn đang cài rất nhiều phiên bản khác nhau của hệ điều hành Windows, nhưng chỉ 1% trong số đó là được cập nhật Windows 10.
Điều đó có nghĩa là chỉ có khoảng 400 triệu máy tính trên thế giới hiện nay đang chạy các bản chính thức hoặc bản sao của Windows 10. Thông thường chỉ cần 18 tháng là một hệ điều hành mới đã được cài đặt rất rộng rãi. Chẳng hạn như Windows 7 sau 18 tháng đã có mặt trên hầu hết máy tính. Windows XP thậm chí còn nhanh hơn gấp 3 lần. Mặc dù việc cài đặt Windows XP đã bắt đầu chậm lại từ năm 2001, nhưng đây vẫn là hệ điều hành thành công nhất của Microsoft với hơn một tỷ bản đã được cài đặt trên toàn thế giới.
Windows 10 có thành công như XP?
Windows 10 có thể đạt được thành công như Windows XP? Chỉ khi những người đang dùng Windows 7 "thay lòng đổi dạ". Hoặc phải đợi đến khi các máy tính đang cài Windows 7 trở nên quá cũ kỹ và bị hỏng thì Windows 10 mới có cơ hội. Đến tháng 1 năm 2020 khi Micrsoft chấm dứt hỗ trợ Windows 7, không cung cấp các bản vá lỗi thì nhiều người dùng sẽ tìm đến phiên bản mới. Tuy nhiên Microsoft không thể chờ đợi lâu. Người khổng lồ phần mềm gần đây đã thừa nhận hãng không thể đạt được mục tiêu cài đặt Windows 10 trên một tỷ máy tính vào năm 2018.
Thực ra mọi việc đã rất trôi chảy trong vòng 12 tháng đầu kể từ khi Windows 10 ra mắt vào tháng 7 năm 2015. Lúc đó Microsoft đã cho phép người dùng Windows 7 và Windows 8.1 được nâng cấp miễn phí lên phiên bản 10. Nhưng khi việc nâng cấp miễn phí bị dừng lại vào tháng 7 năm 2016, sự thu hút của Windows 10 phụ thuộc hoàn toàn vào những người mua laptop, PC, máy tính bảng mới – những thiết bị đã được cài đặt sẵn Windows 10 trước khi xuất xưởng.
Theo số liệu phân tích của hãng Net Applications, Windows 10 chỉ chiếm 24% trong số các hệ điều hành máy tính đang được cài đặt trên toàn thế giới. Riêng gia đình nhà Windows chiếm 92% thị phần. Miếng bánh nhỏ bé 8% còn lại được chia cho OS X của Apple, Chrome của Google và hệ điều hành mã nguồn mở của Linux. Dòng laptop Chromebooks của Google hiện nay đang bán chạy hơn MacBooks của Apple trong thị trường giáo dục.
Một số người cho rằng thị phần của Windows 10 thực ra lớn hơn 24%. Họ chỉ trích phương pháp thu thập dữ liệu của Net Applications là không chính xác. Hãng này thu thập dữ liệu lưu chuyển qua một trang web thương mại có hỗ trợ quảng cáo, trong khi các hãng khác thu thập dữ liệu từ các trang web của chính phủ không có quảng cáo. Việc hỗ trợ quảng cáo có thể khiến cho dữ liệu sai lệch. Những kẻ gian dối trên mạng (cybercrooks) có thể sử dụng xảo thuật "botnet" để "dội bom" quảng cáo với hàng nghìn lượt truy cập giả mạo để thu tiền. Lừa gạt các nhà quảng cáo theo cách này có thể làm sai lệch số liệu lưu chuyển. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập về Windows 10 có sai lệch nhiều hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Có thể kết luận rằng thị phần của Windows 10 đã nhích lên một vài phần trăm kể từ khi Microsoft dừng việc nâng cấp miễn phí, trong khi Windows 7 vẫn rất ổn định và được sử dụng nhiều gấp đôi. Nhiệm vụ của Microsoft bây giờ là phải làm sao thuyết phục được các fan của Windows 7 rời bỏ hệ điều hành với giao diện thân thiện để chuyển sang một hệ điều hành vốn được đánh giá là khá phức tạp và mới mẻ.
Windows 10 thực ra là một phần mềm rất ấn tượng và an toàn, nhưng nó vẫn còn có những hạn chế nhỏ. Chẳng hạn như người sử dụng Windows 10 cần có một trình độ tinh thông với máy tính để có thể làm việc theo cách mà họ thích. Windows 10 cũng nhòm ngó nhiều vào "đời tư của người sử dụng" khi lưu giữ các dữ liệu đi và đến của họ. Do lo ngại về những rắc rối mới, người dùng Windows 7 có thể chuyển sang các thiết bị Chromebook và Macintosh. Không ai có thể đổ lỗi cho họ khi làm như vậy.
Chiêu bài doanh nghiệp
Đối với Microsoft, câu trả lời rõ ràng nhất là tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp để nâng cấp hệ điều hành. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu đãi khi mua phần mềm, Microsoft cũng sử dụng mánh khóe FUD với các doanh nghiệp (FUD = làm cho sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ). Chiêu FUD đã từng được IBM thực hiện vào những năm 1970 khi khách hàng có xu hướng rời bỏ hãng này. Từ đầu năm đến nay, các khách hàng doanh nghiệp của Microsoft đang sử dụng Windows 7 đã được cảnh báo rằng: ngay cả khi cài đặt bản vá lỗi, kiến trúc của Windows 7 vẫn không đủ khả năng để đương đầu với những mối đe dọa về bảo mật ngày nay. Công tác khắc phục hậu quả từ các vụ tấn công bởi phần mềm độc hại sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí. Microsoft đã gửi thông điệp đến các nhà quản trị mạng doanh nghiệp: trì hoãn việc nâng cấp sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm.
Sự "dọa dẫm" không chỉ dừng lại ở đó. Các nhà nghiên cứu Microsoft gần đây đã chỉ ra hai lỗ hổng bảo mật "zero day" (ngày số 0 - lỗ hổng chưa từng được biết đến trước đây) đã bị nhóm hacker Strontium khai thác. Stromtium là nhóm hacker được cho là có liên quan đến tình báo Nga. Nhóm này đã đột nhập vào rất nhiều hệ thống máy tính của Mỹ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, trong đó có máy tính của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ, máy tính của cựu ngoại trưởng Colin Powel và một số tổ chức chính trị khác. Theo các chuyên gia an ninh mạng, cả hai lỗ hổng này đều bị chặn đứng bởi một "bộ áo giáp dày" được "mặc" cho Windows 10 trong phiên bản cập nhật vào tháng 8 năm ngoái (Windows 10.1).
"Bộ áo giáp" nói trên không thể áp dụng cho các phiên bản Windows cũ, bởi vì Windows 10 được thiết kế để phòng thủ theo chiều sâu. Kể cả khi Microsoft có khả năng tạo ra các "bộ áo giáp" mới cho các phiên bản Windows cũ thì hãng cũng sẽ không làm. Người dùng Windows 7 sẽ sớm mất quyền truy cập vào một bộ công cụ độc lập làm giảm thiểu lỗ hổng "zero day". Microsoft biện hộ rằng sở dĩ hãng cắt bỏ công cụ này là vì nó đã được tích hợp vào Windows 10. Lời gợi ý đã trở nên rất rõ ràng: các khách hàng muốn được bảo vệ tốt hơn thì cần phải nâng cấp lên Windows 10.
Những phiền phức với Windows 10
Nhưng không phải cứ nâng lên hệ điều hành mới là mọi chuyện sẽ "ngon". Một phóng viên đồng nghiệp của chúng tôi đang sử dụng máy tính bảng Hewlett-Packard khi cập nhật Windows 10 đã bị dính lỗi driver (trình điều khiển) hiển thị, làm cho màn hình cảm ứng trở nên vô dụng. Anh không có cách nào truy cập được hệ điều hành để tải driver thay thế, cũng không thể cài đặt lại máy về chế độ gốc của nhà sản xuất. Chiếc Hewlett-Packard giờ đây chẳng khác gì một chiếc chặn giấy đắt tiền.
Mặc cho những trải nghiệm tồi tệ với Windows 10, anh vẫn không "dứt tình" với hệ điều hành này. Anh đã mua một chiếc máy tính bảng Windows 10 khác thay thế cho chiếc bị hỏng. Tuy nhiên anh cũng cài đặt máy tính để bàn đang chạy Windows 7 sang hệ điều hành Linux Mint thay vì Windows 10.
Một số người dùng máy tính để bàn ở Việt Nam khi nâng cấp lên Windows 10 đã gặp phải lỗi màn hình xanh. Họ đã quyết định quay lại với Windows 7 cho đến khi có một bản cập nhật mới ổn định hơn.
Đồng nghiệp của chúng tôi cũng phán đoán rằng phiên bản cập nhật Windows 10 Creator (Windows 10.2) phát hành vào tháng 4 tới sẽ an toàn hơn phiên bản hiện tại. Nó cũng sẽ cung cấp cho người dùng công cụ kiểm soát sự riêng tư tốt hơn. Tuy nhiên những tin tức mới nhất cho biết Microsoft sẽ gắn quảng cáo vào trong hệ điều hành - giới thiệu ứng dụng của bên thứ ba ở trong dịch vụ và phần mềm của mình. Điều này khiến cho những người còn đang "lăn tăn" không biết có nên cập nhật Windows 10 không sẽ phải suy nghĩ thêm.
Thông thường các phần mềm miễn phí sẽ bị gắn kèm quảng cáo. Người sử dụng muốn loại bỏ quảng cáo sẽ phải trả phí. Microsoft đã bán Windows 10 với mức giá khá chát (120 đến 200 USD tùy phiên bản) và bây giờ hãng lại "quăng bom" người dùng với quảng cáo trong hệ điều hành. Mặc dầu vậy, các ứng cử viên thay thế như Macintosh và Linux lại chưa đủ hấp dẫn để lật đổ Windows.
" alt="Tại sao nhiều người dùng vẫn chưa nâng cấp lên Windows 10?">Tại sao nhiều người dùng vẫn chưa nâng cấp lên Windows 10?
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’
- LMHT: Bí quyết để lên rank Kim Cương mùa 6
- Google kiện Otto, Uber đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái
- Uber đối mặt vụ kiện 48 triệu USD
- Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
- 3 bài học về xây dựng lòng tin từ các lãnh đạo công nghệ nổi tiếng cho startup
- LMHT: Chế độ Một Cho Tất Cả sẽ trở lại vào ngày mai
- [LMHT] Cựu xạ thủ của Fnatic khoác áo đội tuyển thứ tám chỉ trong vòng hai năm
- Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
- Phó Chủ tịch Samsung Electronics bị bắt trong cuộc điều tra tham nhũng
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Leeds vs Swansea, 22h00 ngày 29/3: Điểm tựa Elland Road
- Trước iPhone, đây là 4 chiếc điện thoại di động đã thay đổi thế giới
- Đã có liệu pháp cực rẻ giúp phát hiện virus Zika
- Khỉ thoát chết ngoạn mục trước đòn truy sát của báo hoa
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Sofia vs Spartak Varna, 21h15 ngày 28/3: Tin vào khách
- 9 điều game thủ sẽ trải qua khi bỗng dưng bị mất internet
- Thanh niên otaku trúng số 600 triệu yên vẫn chỉ cả ngày chơi game và đọc truyện tranh
- Có bí quyết này xin việc ở Facebook không còn là 'chuyện không tưởng'
- Nhận định, soi kèo Fortuna Mfou vs Gazelle, 22h00 ngày 27/3: Khách tự tin
- pin dùng được 10 năm không phải sạc
- Donald Trump và giới công nghệ: Cuộc chiến chưa có hồi kết
- Lắng nghe bản rap về xạ thủ tộc Yordle: Tristana
- Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Adelaide United, 15h35 ngày 29/3: Bảo vệ vị trí
- [LMHT] Chi tiết bản cập nhật 6.9
- Sơn Tùng MTP nhận nút vàng YouTube
- [MSI 2016] Bán kết 2: CLG tái ngộ SKT trong trận quyết đấu tranh ngôi vô địch
- Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách
- Vietlott trao giải Jackpot cho 3 khách hàng
- TP.HCM làm đô thị thông minh không phải để lấy thành tích
- Galaxy Note 6 sẽ có kết nối USB
- 搜索
-
- 友情链接
-