4 đối tượng tại cơ quan công an (Ảnh: Công an Hà Giang).
Trước đó vào lúc 10h30 ngày 16/3, bà Hạng Thị D. (79 tuổi, ở huyện Bắc Quang) đang bán hàng tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, thì bị nhóm 4 người trên đến hỏi mua hàng, sau đó lừa lấy 9 triệu đồng.
Đến 18h cùng ngày (16/3), Công an huyện Bắc Quang đã bắt giữ được 4 đối tượng, thu giữ 2 xe máy, tiền và vật chứng liên quan.
Qua xác minh, cảnh sát xác định 4 đối tượng trên đã có tiền án, tiền sự về các hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản, Đánh bạc…
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã cùng nhau tới tỉnh Hà Giang, tìm những người cao tuổi, người dân tộc thiểu số bán hàng, hỏi mua hàng hóa có giá trị thấp sau đó thanh toán bằng tiền có mệnh giá cao để người bán hàng phải trả lại số tiền thừa.
Khi người bán hàng lấy tiền trong túi ra trả, các đối tượng sẽ làm người bị hại phân tâm, mất cảnh giác, từ đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
" alt=""/>Tạm giữ hình sự 4 phụ nữ chuyên lừa tiền của người cao tuổiPhiên bản gây kinh ngạc của Gulliver du ký
Hoa hậu Hoàn vũ diện váy quên nội y
Cát sê của MC có thật chỉ kém ca sĩ?
Giọng ca 71 tuổi tỏa sáng sân khấu “diễm xưa”
Lúc này điên thì sẽ gây sốc
Thực tế, không phải đến đĩa nhạc “Thằng mõ 1”, trong đó có hai ca khúc “Khuyến mại tình dục” và “Cái nường 8X” của nhạc sĩ Ngọc Đại, người ta mới được nghe những bài ca ngợi nhục tình được hát lên bằng thứ tiếng Việt mô tả chính xác, không tránh né, không che mờ ngữ nghĩa bằng hệ thống ẩn dụ hay biểu tượng.
Bìa đĩa nhạc “Thằng mõ 1” của nhạc sĩ Ngọc Đại.
Từ giữa thập niên 80, nhạc sĩ Phạm Duy đã khai thác đề tài này khi ông đang sống ở Mỹ, nơi đời sống tình dục vừa qua cuộc giải phóng thoát khỏi vòng cương tỏa của truyền thống. Được một chương trình phát thanh đặt hàng, ông bắt tay sáng tác cũng như viết lời Việt cho nhiều bài hát nhục tình nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Kết quả là những “Tình tự ca”, “Đêm hôm đó”, “Emmanulle”, “Nô lệ ái tình”, “Người tình bên gối”…
Đó là chưa kể tới “tục ca” với nhưng ca khúc tục về ý lẫn từ ngữ như “Gái lội qua khe”, “Nhìn L…”…được Phạm Duy cho ra đời vào thập niên 70 như cách thể hiện thái độ sống đối với thời cuộc. Những ca khúc của ông vào thời điểm này đã khởi đi nhiều đề tài tranh cãi về âm nhạc, qua lại trên đường biên của cấm kỵ và cởi mở, trói buộc và tự do, nghệ thuật và dung tục…
Trước khi bàn tới những tranh cãi ầm ĩ bên ngoài xã hội, có lẽ người ta cần nhìn nhận hiện tượng này trước hết như một nhu cầu tự thân và có thật của những nhà sáng tạo, muốn được giải phóng và chắp cánh cho cá tính sáng tạo thoát khỏi sự cũ mòn về nghệ thuật lẫn nội dung đề tài.
Người nhạc sĩ thấy mình thăng hoa trong niềm giao cảm giữa âm nhạc và nhục tình. Tự do tuyệt đối là điều mà người ta có thể cảm nhận được khi nghe những câu hát như “Em quấn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình…” (Tự tình ca – Phạm Duy), hay những ca khúc sử dụng những từ ngữ không tránh né như giao hợp hay phóng tinh…trong “Thằng mõ” của Ngọc Đại.
Tuy nhiên, dưới góc độ tâm lý tiếp nhận, việc nghe những câu hát về tình dục có tác động lên cảm xúc và ý thức của người nghe rất khác so với việc xem một cảnh nóng trên phim, hay đọc một tiểu thuyết khiêu dâm. Cũng như, khác với chuyện người ta đùa cợt bằng cách chế lời tục tĩu cho những giai điệu phổ biến, hoặc nghe thứ âm nhạc kích động dục tính trong hơi men vũ trường.
Bởi với âm nhạc đích thực, việc tiếp nhận của người nghe luôn xảy ra cùng lúc với mong đợi được khơi lên những xúc cảm thẩm mỹ đẹp đẽ và thuần khiết bên trong họ, mà không nghệ thuật nào có được. Đây quả thật là giới hạn mà âm nhạc ca ngợi nhục tình, vốn gắn liền với xác thịt hơn là tinh thần, không dễ gì vượt qua.
Do vậy, sự phản ứng đối với ca khúc về tình dục thời gian qua là điều tự nhiên và dễ hiểu. Ngay cả khi người ta chỉ nghe nói về chúng, mà chưa hề nghe thực sự, cũng có thể vì cơ chế “phòng vệ” trước cái tục mà quyết định lên tiếng phản đối, đòi ngăn chặn. Nó cho thấy khả năng và mức độ tương thích của thể loại ca khúc này đối với đời sống hiện nay tại VN.
Ngay chính Phạm Duy cũng từng trả lời trong một bài phỏng vấn: “Cá nhân tôi là nghệ sĩ, tôi tham lam sáng tác và tôi không thể chỉ sáng tác một đề tài. Nhưng đề tài này tế nhị quá, cho nên tôi đã không phổ biến, các con tôi cũng bảo đừng nên đưa ra quần chúng”. Từ tục ca tới nhục tình ca, ông chỉ thu âm để cho ông nghe, dành tặng một số bạn bè chứ không phát hành hay mua bán.
Riêng với “Thằng mõ”, nhạc sĩ Ngọc Đại tìm đủ mọi cách để thu âm, in ấn, bán hoặc tặng cả ngàn đĩa nhạc cho bất cứ ai ngỏ ý muốn mua, muốn nghe hay muốn ủng hộ. Câu chuyện không chỉ cho thấy ở ông có nhu cầu được người khác chia sẻ, mà còn có những ức chế đối với hệ thống kiểm duyệt và cấp giấy phép từng bắt ông “đục bỏ” nhiều từ ngữ trong album “Nhật thực”. Ở góc độ này, nhiều nghệ sĩ và công chúng bày tỏ sự thông cảm dành cho ông, chứ không phải cho những sáng tác của ông.
Nhưng mặt khác, việc làm của ông không khỏi khiến các nhà quản lý lúng túng khi không biết “vịn” vào đâu, để nhân danh lợi ích cộng đồng và kỷ cương pháp luật, mà xử lý ông. Bởi hành động phổ biến đĩa của ông trộn lẫn giữa cho, tặng, biếu, bán… rất khó bị kết vào hoạt động phát hành băng đĩa theo như cách hiểu truyền thống. Còn để kết luận ông đang phát tán “văn hóa phẩm đồi trụy”, vi phạm thuần phong mỹ tục lại rất khó thuyết phục được dư luận.
Nói đi cũng phải nói lại, có phải truyền thông và nhà quản lý đang làm “to chuyện” lên quá mức, khiến vụ việc mang một tính chất khác đi so với lúc ban đầu hay không? Nhìn lại, những bài nhục tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy từ 30 năm nay vẫn cứ chảy trong một mạch ngầm, như bản thân nó tự quyết định cho mình một đời sống như vậy. Cũng như, chính bản thân cuộc sống đã sàng lọc, đặt để nó ở vị trí chỉ những ai muốn tìm và muốn nghe thì mới thấy.
Minh Chánh
" alt=""/>Giới hạn của âm nhạc tình dụcKhi chúng tôi mới sinh con thứ 2, tôi còn nhớ như in, mẹ chồng tôi ở quê lên thành phố sống cùng để trông cháu.
Gần Tết hai vợ chồng tôi bàn chuyện mua quà biếu 2 bên nội, ngoại. Tôi bảo, bố chồng mất rồi nên quà về quê nội chỉ có kẹo bánh và hộp cà phê. Quà quê ngoại thì cũng kẹo bánh như thế nhưng mua thêm 2 cân chè Thái Nguyên vì bố tôi nghiện uống chè.
Sau đó, vợ chồng tôi thống nhất tầm 25 tháng Chạp chồng tôi sẽ về quê ngoại biếu quà, hỏi thăm để ông bà phấn khởi. Vì năm nào cũng vậy 2 vợ chồng ăn Tết ở nhà nội từ 30 đến tận mùng 2, mùng 3. Ngày mùng 4 chúng tôi mới về quê ngoại.
Mẹ chồng tôi ngồi ở bàn uống nước, nghe hết câu chuyện của chúng tôi, bà không nói không rằng. Bữa cơm tối, bà nói không ăn mà lên giường nằm sớm hơn mọi ngày.
Hôm sau, tôi vừa đi làm về thì bác hàng xóm gọi với lại. Bác bảo, mẹ tôi đang bức xúc vì tôi chỉ trọng nhà đẻ, khinh nhà chồng.
Tôi chỉ cười và bảo: "Không có chuyện đó đâu bác". Tuy nhiên về nhà nhìn thái độ của mẹ chồng, tôi không thể làm ngơ. Bữa ăn cơm tôi hỏi: "Bà đang giận chuyện gì ạ? Có gì thì bà cứ dạy bảo con?".
Thế là được đà, bà buông bát và chửi vợ chồng tôi xối xả. Bà bảo tôi là loại dâu không được dạy bảo, chồng tôi là kiểu con trai đần độn đội vợ lên đầu.
Bà hét lớn: "Tết nhất thì phải về nhà nội đầu tiên chứ ai bế con cho chúng mày mà chúng mày khinh tao thế?". Rồi bà đay nghiến cả chuyện tôi biếu ngoại hơn nội hẳn 2 kg chè…
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Mẹ chồng tôi nhấn mạnh vì chúng tôi bất hiếu nên bà trả cháu, không trông con cho vợ chồng tôi nữa, bà về quê. Tôi không cãi lại chỉ nói: "Tùy mẹ" khiến bà càng giận dữ. Bà xách túi ra về mà mặt phừng phừng.
Tết đó, tôi giận bà nên cũng không về quê chồng mà đăng ký trực tết ở đơn vị. Chồng tôi đưa con về quê nội mấy ngày.
Đến tận Rằm tháng Giêng, để cho chồng không phải đứng giữa hai bờ chiến tuyến, tôi cùng chồng về quê. Khi về nhà, trước lời năn nỉ của chồng, tôi phải tha thiết xin lỗi mẹ chồng, rằng "đúng là con đã làm sai rồi, ngày Tết thì phải lo lắng về nhà nội vì thuyền theo lái, gái theo chồng"…Tuy nhiên trong lòng tôi vẫn ấm ức lắm.
Mẹ chồng nghe tôi nói thế thì thôi không đay nghiến gì nữa. Nhưng cũng từ đó, tôi rút ra được bài học xương máu cho chính mình. Theo tôi, chuyện quà cáp biếu xén ngày Tết không thể cứ bô bô kể lể trước mặt mẹ chồng. Hơn nữa, cách nói năng với mẹ chồng tôi cũng phải cẩn thận từng ly từng tí.
Tôi có tật hồn nhiên nghĩ sao nói vậy. Có lần về quê chồng ăn Tết, tôi lỡ miệng chê bánh chưng bà nấu không ngon thế là chị chồng mách lại với mẹ chồng. Tối ấy bà mát mẻ bảo tôi: "Mẹ thấy con vào bếp vụng thối vụng nát mà cũng biết chê người khác cơ à?". Tôi nghe thế tái mặt vì sợ...
Vậy đấy các chị em à. Sống với mẹ chồng không đơn giản như mẹ mình, ngày Tết từ biếu quà cáp đến lời ăn tiếng nói phải cận thận từng li từng tí không là "lãnh đủ". Đấy là bài học mà mẹ đẻ tôi chưa hề dạy tôi hồi tôi là con gái.
Bây giờ, sau 7 năm làm dâu, tôi mới thấy mình thật chín chắn và khôn khéo so với cái thời chân ướt chân ráo về làm dâu nhà chồng.
![]() Tị nạnh quà biếu Tết, vợ lao đầu vào tường Cả cái Tết năm ngoái, bố mẹ tôi, và tôi gần như mất Tết vì cái mặt sưng sỉa như "đâm lê" của cô ấy… " alt=""/>Mẹ chồng mắng xối xả vì cân chè biếu Tết nhà ngoại
|