当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Al 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhiều cựu giáo chức mầm non phải gom từng cọng rau, hạt lúa khi về già
![]() |
Anh Công Nguyên trong lớp học nấu ăn |
Tấm huy chương vàng thấm đẫm mồ hôi
Tốt nghiệp Cấp 3, anh Nguyên thi đỗ vào Khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội. Nhưng khi ấy, hoàn cảnh gia đình khó khăn, số tiền 250.000 đồng gửi cho chị gái đang học Đại học Sư phạm hàng tháng cũng đã là quá sức với bố mẹ. Nếu anh tiếp tục học, gánh nặng trên đôi vai hao gầy của bố mẹ nặng thêm bội phần.
Năm đó, lặng lẽ cất tờ giấy báo nhập học vào tủ, anh khăn gói rời quê đi làm thuê, kiếm sống nuôi thân. Đại học luôn là ước mơ không riêng gì của Công Nguyên mà của biết bao người nhưng anh tự an ủi, đại học đâu phải là cánh cửa duy nhất để bước vào đời.
Sau vài năm bôn ba, năm 2002 anh đăng ký học nghề nấu ăn tại trường Trung cấp Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội.
![]() |
Nghề đầu bếp đã mang đến cho cuộc đời anh Nguyên nhiều thay đổi |
“Tôi thích nấu ăn từ ngày còn làm lao động phổ thông, phục vụ quán ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh nên khi học nghề, tôi quyết định chọn khoa Nấu ăn. Không ngờ, càng học càng say mê”, anh chia sẻ về lựa chọn quan trọng của đời mình.
Kinh tế không có, Đỗ Công Nguyên vừa đi học vừa đi làm, dành dụm tiền mua nguyên phụ liệu về học nấu. Anh chấp nhận đi làm phụ bếp với đồng lương ít ỏi để được xem người ta nấu ăn, cắt tỉa, trang trí món ăn. Mỗi lần vào hiệu sách xem sách nấu ăn, anh cố gắng ghi nhớ nguyên liệu, công thức vào đầu rồi về chép ra giấy.
Trong quá trình đi học, anh thực tập tại một khách sạn 4 sao và sau khi ra trường đã được nhận về làm việc tại đây.
Năm 2004, Đỗ Công Nguyên gây xôn xao khi giành Huy chương vàng cuộc thi “Kỹ năng nghề ASEAN”. Đây là lần đầu tiên có một đầu bếp Việt Nam giành được giải thưởng cao của cuộc thi này.
“Cuộc thi khá căng thẳng. Mặc dù tôi chuẩn bị tinh thần và đồ nghề cho bài thi khá tốt nhưng tôi vẫn không khỏi lo lắng”, anh nhớ lại.
Anh phải nấu 11 món ăn cho cả ba bếp là nóng, nguội và bánh, phần lớn đều là món Âu. Quá trình thi, mỗi đầu bếp được cung cấp một cabin riêng, có tủ lạnh, bếp nấu… Ban giám khảo sẽ bố trí người đi kiểm tra liên tục các khâu, từ sơ chế, bảo quản, vệ sinh, cách dùng dao thớt đến chế biến, bày trí món ăn. Đầu tóc, trang phục phải theo quy chuẩn thế giới: “Tóc cắt ngắn, gọn gàng, đầu đội mũ, không để móng tay, sơn móng tay…”.
Trong quá trình thi, anh gặp sự cố với nhiệt độ trong phòng. Bên ngoài thời tiết nắng nóng, bên trong, dù có điều hòa, nhiệt độ khu vực cabin anh nấu vẫn nóng. Món tráng miệng anh làm trang trí bằng sôcôla. Nếu tạo hình xong, nhiệt độ không đảm bảo, lớp sôcôla sẽ chảy ra. Công Nguyên nhanh trí mở tủ lạnh, bánh hoàn thiện là cho vào tủ bảo quản, đến lúc ban giám khảo đi chấm mới đưa ra.
Sau 3 ngày thi, anh giành được 555/600 điểm, cao nhất hội thi. Kết quả của Công Nguyên đã góp phần vào thành tích đứng đầu Hội thi tay nghề ASEAN của đoàn Việt Nam năm đó. Còn Công Nguyên, với hơn 20 triệu được thưởng do đạt huy chương vàng, anh quyết định mua tặng chị gái chiếc xe máy đi làm.
Truyền lửa cho thế hệ trẻ
Với tấm huy chương vàng danh giá, năm 2005 Đỗ Công Nguyên được tuyển thẳng vào Đại học Thương Mại Hà Nội. Giấc mơ của anh ngồi ở giảng đường năm xưa ngỡ phải gác lại, không ngờ có ngày thành hiện thực.
Anh tốt nghiệp đại học rồi học lên cao học và được giữ lại trường giảng dạy tại khoa Du lịch - Khách sạn. Câu chuyện vượt khó vươn lên của anh đã truyền cảm hứng đến các thế hệ sinh viên của trường. Anh còn giúp sinh viên tìm việc làm ổn định, có thu nhập khá sau khi ra trường.
![]() |
Một tiết học của khoa Du lịch - Khách sạn |
Anh đã tham gia đào tạo những đầu bếp giỏi, say nghề, mang ẩm thực Việt Nam quảng bá đến các nước mỗi khi đi công tác, giao lưu. Trong số đó có nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
Ngoài giảng dạy ở trường, giảng viên 8X thường xuyên được các nhà hàng, khách sạn các tỉnh, thành phố mời về đào tạo, tập huấn cho nhân viên của họ.
Mới đây, anh được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp bầu chọn là 1 trong 10 “Đại sứ kỹ năng nghề”, nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng, xây dựng và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho thanh niên thời đại mới.
“Trước đây, việc học nghề chưa được coi trọng, thậm chí là lựa chọn sau cùng của các bạn trẻ khi trượt đại học. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại, kỷ nguyên số hóa, cần nguồn nhân lực có kỹ năng tốt, thì học nghề được xếp tương đương với học đại học. Chúng tôi hi vọng có thể giúp thế hệ trẻ có niềm tin, thay đổi cách suy nghĩ trong việc lựa chọn nghề nghiệp trước ngưỡng cửa cuộc đời”, giảng viên Công Nguyên bày tỏ.
Hồng Phượng
" alt="'Hi vọng có thể giúp thế hệ trẻ thay đổi cách nghĩ khi lựa chọn nghề nghiệp'"/>'Hi vọng có thể giúp thế hệ trẻ thay đổi cách nghĩ khi lựa chọn nghề nghiệp'
NSƯT Chí Trung cho phóng viên Dân tríbiết, anh rất thanh thản khi nghỉ hưu và không chút hụt hẫng nào vì bản thân đã sống một cuộc đời bình thường như "cân đường hộp sữa". Anh ít tham vọng, không bon chen, nhất là danh và lợi.
"Tôi đã làm việc hết mình khi ở Nhà hát Tuổi trẻ, tôi không mơ hồ mình sẽ thay đổi được sân khấu, nhưng Nhà hát Tuổi trẻ có truyền thống lâu dài, tôi tin rằng thế hệ tiếp theo sẽ làm tốt.
Từ khi nghỉ hưu, nếu các bạn ấy có hỏi thì tôi trả lời. Tôi không muốn tham gia quá sâu vào công việc của Nhà hát vì mỗi người có một chức năng riêng. Nghệ sĩ Sĩ Tiến là một người tôi kèm cặp 26 năm nay, tôi tin bạn ấy sẽ làm Giám đốc tốt", anh cho biết.
Ở tuổi 63, nghệ sĩ Chí Trung đang hạnh phúc bên bạn gái kém 18 tuổi là Á hậu Ý Lan. Anh nói, mình may mắn khi tìm được một người bạn tri kỷ, thấu hiểu bên cạnh mình.
Từ khi có tình yêu mới, nghệ sĩ Chí Trung trẻ ra rất nhiều, anh thường xuyên đi du lịch, đi chơi cùng bạn gái. Mới đây, hai người đã có chuyến du lịch tại Trung Quốc và Australia.
Chí Trung cũng sẵn sàng đứng ra bênh vực và bảo vệ bạn gái trước những lời bình luận, rèm pha của dân mạng.
Nói về tình yêu ở tuổi ngoài 60, anh cho hay: "Yêu vào ai cũng như tuổi 18, tuổi nào yêu cũng phải trẻ trung chứ. Tôi vẫn ghen tuông và yêu cuồng nhiệt (cười). Chúng tôi cùng nhau đi chơi, cùng nhau làm đẹp và đi xem phim.
Ở độ tuổi này, cả tôi và Lan không có nhiều khả năng lựa chọn. Chúng tôi đều hướng về nhau và cùng quan điểm là hãy sống thật tốt, đối xử với nhau bằng sự tử tế, mang cho nhau niềm vui là đủ rồi".
Nhận định, soi kèo Tartu JK Tammeka vs Kuressaare, 22h00 ngày 22/4: Tự tin lấn lướt chủ nhà
Thông tin với ICTnews về kết quả sơ bộ sau 10 ngày phần thi chính thức được triển khai, Ban tổ chức cho biết, bước đầu cuộc thi đã nhận sự được sự ủng hộ nhiệt tình các Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và sự hưởng ứng của các trường, các em học sinh.
Theo thống kê, tính đến 20h ngày 12/3, tổng số thí sinh dự thi chính thức là 309.624 học sinh của 4.511 trường THCS tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, Top 10 địa phương có thí sinh dự thi đông nhất lần lượt là Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Yên Bái.
Bên cạnh đó, các kênh truyền thông, mạng xã hội, hệ thống mạng lưới của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Việt Nam đã tích cực tuyên truyền cho cuộc thi. Ban tổ chức cũng triển khai liên tục các hoạt động truyền thông, đồng thời tổ chức các kênh hỗ trợ thí sinh dự thi một cách hiệu quả (4 kênh hỗ trợ 14 giờ/ngày và 7 ngày/ tuần).
Tại nhiều địa phương, cuộc thi đã được phổ biến sâu rộng, thu hút đông đảo học sinh tham gia như Hà Nôi, Bắc Ninh, Thái nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái… Tuy nhiên, còn một số địa phương có ít học sinh tham gia như: Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Lào Cai, Tây Ninh…
Các lỗi thí sinh thường gặp trong quá trình thi
Thời gian qua, các tình huống dễ xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký, đăng nhập hệ thống thi trực tuyến cũng được Ban tổ chức kịp thời thông báo để thí sinh rút kinh nghiệm.
Một trong những lỗi thường gặp là quên mật khẩu khi đăng ký tài khoản. Ban tổ chức nhắc nhở các thí sinh cần nhớ tên và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình. Với “thông báo tài khoản đã có người sử dụng khi đăng ký”, thí sinh cần lưu ý tên đăng nhập không được trùng với tên đăng nhập của các tài khoản đã đăng ký trước. Khi hệ thống báo lỗi trên, cần thay đổi tên đăng nhập khác.
Một số máy tính bị gạch đỏ ở chữ https trên thanh địa chỉ của trình duyệt và trang web thi không hiển thị nút Đăng nhập/ Đăng ký, nguyên nhân do máy tính đã lâu không được cập nhật các bản vá của hệ điều hành (ví dụ Windows 7 trở về trước) nên không nhận ra chứng chỉ bảo mật ssl của web thi. Thí sinh cần xem hướng dẫn cập nhật ssl trong phần hướng dẫn đăng ký của Ban tổ chức.
Hay với tình huống thí sinh vừa vào thi thì hệ thống thông báo đã hết giờ làm bài, Ban tổ chức hướng dẫn thí sinh kiểm tra lại ngày giờ trên thiết bị, nếu ngày giờ hiển thị đúng mà vẫn gặp lỗi trên thì liên hệ Ban tổ chức để được hỗ trợ. Trường hợp đang làm bài thi, bị thoát ra khỏi trình duyệt hoặc bị ngắt kết nối mạng, thí sinh có thể vào lại và tiếp tục làm bài vì hệ thống đã lưu bài thi.
Cuộc thi trực tuyến “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2022 được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khởi động tổ chức từ tháng 6/2021 và dự kiến kết thúc trong tháng 4. Là cuộc thi dành cho đối tượng học sinh THCS trên toàn quốc, “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh, phụ huynh; Tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
VNISA dự kiến sẽ duy trì thường niên cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”, đưa cuộc thi này trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam.
Vân Anh
Thời điểm hiện tại, các thí sinh THCS trên cả nước đã có thực hiện bài thi chính thức trên hệ thống thi trực tuyến của cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.
" alt="Cả nước đã có gần 310.000 học sinh thi kiến thức an toàn thông tin"/>Cả nước đã có gần 310.000 học sinh thi kiến thức an toàn thông tin
Xét về hoàn cảnh, tôi và chồng tôi hoàn toàn có sự chênh lệch. Chồng tôi xuất thân nông thôn, hoàn cảnh tương đối khó khăn. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ coi đó là vấn đề. Từ ngày yêu nhau, tôi luôn nói với anh ấy rằng tôi yêu anh ấy, coi gia đình anh ấy như gia đình của tôi. Nếu tôi có thể giúp đỡ gì trong khả năng tôi luôn sẵn sàng.
Sau khi cưới, chồng tôi có hỏi tiền bạc trong nhà do ai quản lý. Tính tôi hoang phí, thường sẽ thích gì là mua đó sợ không quản lý tốt kinh tế nên tôi đề nghị chồng làm tay hòm chìa khóa. Có lẽ đó là sai lầm của tôi.
Trước khi cưới, chồng tôi không có tiền để dành, bởi gia cảnh anh khó khăn nên anh phải phụ mẹ nuôi hai em còn tuổi ăn tuổi học. Đám cưới xong, vợ chồng tôi có một khoản tiền mừng không nhỏ, anh hỏi tôi có cần sử dụng đến không, nếu không anh mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng, coi như quà để dành cho con sau này. Nhưng rồi không lâu sau đó, anh nói anh có thương vụ làm ăn cần vốn. Tôi bảo anh nếu cần thiết cứ rút tiền ngân hàng mà đầu tư.
Tôi không biết anh đầu tư vào việc gì, anh chỉ nói anh hùn vốn làm ăn với bạn nhưng dự án đổ bể, có khi số tiền đầu tư coi như mất trắng. Anh tỏ ra rất áy náy với tôi vì đó là tiền mừng cưới, chủ yếu là do gia đình và anh em tôi cho làm vốn. Tính tôi xưa nay vốn chưa bao giờ coi tiền bạc là vấn đề quá quan trọng. Tôi động viên anh rằng làm ăn thì phải chấp nhận rủi ro, tiền mất rồi sẽ kiếm lại được. Lúc đó chồng tôi đã rất xúc động. Anh ôm tôi, nói phúc phận lớn nhất đời anh là gặp được tôi.
Chuyện khoản tiền cưới “bốc hơi” sau khi cưới tôi dường như đã quên rồi. Tôi yêu chồng và cùng anh vun đắp cho gia đình nhỏ của mình, chung vai lo lắng cho cả các em của anh. Mọi người trong gia đình chồng rất thương tôi. Vì kinh tế phải lo toan chia đôi chia ba nên cuộc sống không mấy dư dả, nhưng tôi thấy hạnh phúc vì chồng tu chí làm ăn và biết quan tâm chia sẻ. Với phụ nữ, mọi ước mơ về hôn nhân có lẽ cũng chỉ cần có thế.
Cho đến một ngày tôi đọc được cuộc trò chuyện của anh với một cô gái trên zalo. Và thật bất ngờ, cuộc trao đổi xoay quanh số tiền cưới mà anh bảo đã mất trong vụ làm ăn trước đó. Trong đoạn hội thoại, cô gái nói sẽ cố gắng tích cóp tiền để trả nợ dần cho anh. Còn chồng tôi thì một hai khăng khăng rằng cô ấy không cần trả lại. Rằng “đó là tiền riêng của anh, vợ anh không hề hay biết, coi như anh có chút tấm lòng chia sẻ khó khăn với em”. Đọc qua nó tôi đã hiểu phần nào nội dung câu chuyện, nhưng điều làm tôi đau đớn nhất chính là dòng tin nhắn cuối cùng của anh: “Dù chúng ta không có nợ làm vợ chồng, nhưng em vẫn là một phần của cuộc đời anh, không ai có thể thay thế”.
Vực thẳm - đó là hai từ chính xác nhất miêu tả tâm trạng của tôi lúc đó. Rốt cuộc chồng tôi và cô gái đó là như thế nào? Tại sao anh lại cho cô ấy một khoản tiền lớn như vậy? Đó là khoản tiền cưới để dành tiết kiệm anh nói dành cho con. Nhưng anh lại nói rằng đó là tiền riêng của anh, và anh đem cho người khác? Bao nhiêu câu hỏi dồn dập đến khiến tim tôi muốn nổ tung lên. Rốt cuộc mọi chuyện là như thế nào?
Tôi quyết định đến thăm mẹ chồng, tính sẽ qua mẹ mà gợi mở tìm hiểu vài chuyện. Trong lúc giả vờ vui chuyện ngày xưa, tôi hỏi trước đây chồng tôi có yêu một người mà vì lý do gì đó lại không lấy thì phải. Mẹ tôi có lẽ vốn người quê thật thà, liền không úp mở kể. Rằng ngày trước chồng tôi yêu một cô gái cùng thôn rất xinh đẹp cùng cảnh nhà nghèo. Hai người yêu nhau lắm nhưng không được gia đình cô gái ủng hộ. Lý do là vì nhà chồng tôi nghèo, còn cô gái thì đang được một anh con trai nhà giàu có đeo đuổi. Ngày đó chồng tôi có hứa hẹn khi anh ổn định công việc có thể đưa cô đi theo. Nhưng rồi không biết bằng cách đê tiện nào gã kia đã cưỡng bức được cô gái để cô phải đồng ý cưới.
Thế nhưng cô gái đó đã nhất quyết không đồng ý cưới. Cô ấy nói người cô ấy có thể lấy làm chồng chỉ có chồng tôi hoặc là không ai cả. Dù sau đó cô gái có bầu nhưng vẫn nhất quyết làm mẹ đơn thân không chịu cưới. Thậm chí có lần chồng tôi từng đề nghị sẽ lấy cô ấy và nhận làm bố đứa trẻ nhưng cũng bị cô quyết liệt khước từ. Đứa bé sinh ra thật không may lại bị bệnh tim phải trải qua mấy đợt phẫu thuật rồi, hình như tình hình có vẻ đã ổn.
Cô gái ấy, như lời mẹ kể đúng là rất đáng thương. Nếu có tiền để tôi có thể giúp đỡ cô ấy tôi cũng không tiếc, nó cũng giống như là làm việc từ thiện. Tuy nhiên điều tôi suy nghĩ nhiều nhất chính là chồng tôi. Anh giấu diếm lấy tiền cưới của chúng tôi cho người cũ, như vậy rõ ràng anh không tôn trọng tôi. Anh cũng biết tính tôi không bao giờ coi tiền là nhất. Anh hoàn toàn có thể chia sẻ với tôi, và tôi sẵn sàng cùng anh giúp đỡ bạn bè trong khả năng có thể. Nhưng anh lại không làm vậy.
Thứ nữa, anh đã có gia đình rồi, vẫn quan tâm người yêu cũ như vậy. Cô ấy lại là mẹ đơn thân, tình cảm cũ chắc còn rất mãnh liệt chứ chưa nguôi tắt. Liệu họ có thể dứt tình hẳn hay không?
Tôi rất muốn làm rõ ràng chuyện này. Cuộc hôn nhân của chúng tôi đang êm đẹp, cũng chỉ mới bắt đầu. Tôi không muốn cả quãng đời sau này phải sống trong nghi ngờ, hoang mang. Nhưng mọi chuyện chồng tôi cố giấu diếm, nếu nói ra cũng sợ anh ấy sẽ xấu hổ, khó xử. Cuộc sống sau này có thể vì thế mà tệ hơn. Mà nếu không nói, mọi hậu họa sau này đúng là không thể lường trước được. Tôi nên xử lý thế nào cho vẹn cả đôi đường?
Bị trêu đùa khi đưa bánh cho nhau ăn, chú rể thẳng tay tát cô dâu trước sự ngỡ ngàng của người chứng kiến.
" alt="Tâm sự: Khoản tiền mừng cưới 'bốc hơi' và sự thật khiến tôi sững sờ"/>Tâm sự: Khoản tiền mừng cưới 'bốc hơi' và sự thật khiến tôi sững sờ