Theo hồ sơ vụ việc, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, thuộc Bộ Công Thương) được giao khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP HCM) diện tích 6.080 m2 dùng để sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hằng năm.
Năm 2012, Chính phủ có nghị quyết yêu cầu các công ty nhà nước phải thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tuy nhiên, ông Vũ Huy Hoàng (nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương), bà Hồ Thị Kim Thoa (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã bỏ trốn) và ông Phan Chí Dũng (nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương) tiếp tục chỉ đạo Sabeco đầu tư dự án bất động sản (không phải ngành kinh doanh chính).
Sau đó, Sabeco đã dùng quyền sử dụng khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và nguồn tiền của tổng công ty để góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl, rồi dùng pháp nhân này để thực hiện dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại.
Tiếp đó, khi được cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín ký duyệt giá trị quyền sử dụng khu đất hơn 997 tỷ đồng, Sabeco Pearl đứng ra nộp tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính và xin bổ sung chức năng căn hộ ở.
Sau khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư, trong đó có việc bổ sung chức năng officetel (mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn) và căn hộ ở cho dự án, Bộ Công Thương chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl. Sabeco hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080 m2 có giá trị hơn 3.800 tỷ đồng sang cho tư nhân trái pháp luật với giá 1.000 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.
Tháng 10/2016, Sabeco Pearl đổi tên thành Công ty CP Đầu tư quảng trường Mê Linh. Lúc này, dự án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng được chuyển toàn bộ sang các nhà đầu tư là doanh nghiệp tư nhân (các cổ đông góp vốn), giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất thuộc về Công ty Mê Linh.
Cuối tháng 1 vừa qua, TAND Cấp cao tại TP.Hà Nội đã mở phiên xét xử phúc thẩm đối với vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và TP.HCM.
Sau đó, tòa phúc thẩm quyết định giảm một năm tù đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và tuyên bị cáo này 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí."
Cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, giảm một năm tù đối với Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) từ 9 năm xuống còn 8 năm tù. Hai bị cáo Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM) được giảm từ 4 năm 6 tháng xuống còn 4 năm tù; bị cáo Lê Quang Minh (cựu Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM). 3 năm 6 tháng xuống còn 3 năm tù.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử đề nghị giao khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, cho UBND TP.HCM xem xét, xử lý đúng quy định của pháp luật.
" alt=""/>Trao trả lô 'đất vàng’ trong vụ án cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho TP.HCMTrong đó, nền tảng số phát triển căn bản; kinh tế số và xã hội số phát triển mạnh mẽ; chính quyền số đã có bước chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của thành phố và người dân.
Trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã tập trung triển khai một số nhiệm vụ lớn, như Kế hoạch chuyển đổi số và đô thị thông minh; Kế hoạch triển khai Đề án 06; Chương trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2024.
Thành phố đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số; phê duyệt và thông qua kinh phí thường xuyên gần 1.829 tỷ đồng cho các hoạt động chuyển đổi số năm 2024, chiếm 1,22% tổng chi ngân sách. Trung tâm Dữ liệu thành phố đảm bảo vận hành hơn 1.184 máy chủ trên nền tảng điện toán đám mây dùng chung và đã kết nối 818 điểm của các cơ quan nhà nước qua đường truyền mạng chuyên.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã hoàn thành số hóa 4 loại sổ hộ tịch: đăng ký kết hôn; đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký nhận cha, mẹ, con; phê duyệt 986 khu vực hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bao gồm cả dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.
Cung cấp 820 TTHC trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố và đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Thành phố cũng xem xét và phê duyệt 1.641 quy trình đồng bộ để giải quyết các TTHC, trong đó có 927 chương trình đồng bộ được tái cấu trúc trở lại, tức là cắt giảm các bước nội bộ để phục vụ giải quyết TTHC…
Hồ sơ chạy lòng vòng
Tuy nhiên, ông Hoan nhìn nhận, hiện công tác chuyển đổi số của thành phố đang có một số vướng mắc, khó khăn.
Tình trạng mạng chập chờn, nhưng không phải do mạng mà do thiết bị phục vụ hoạt động không tốt, cũ kỹ, lạc hậu, phần mềm chưa được nâng cấp.
Bên cạnh đó, cán bộ công chức làm việc cảm thấy vất vả, phiền lòng hơn vì phải xử lý cùng một lúc nhiều hệ thống hơn: vừa phải nhập dữ liệu, vừa phải xử lý dữ liệu, vừa truy xuất dữ liệu, vừa báo cáo cho các cơ quan và đôi khi báo cáo đó cũng không chính xác vì không đồng bộ giữa các cơ quan.
Một khó khăn nữa, đó là hồ sơ xử lý nhanh hơn nhưng kết quả xử lý chậm hơn. Thủ tục hành chính (TTHC) thông thường thì xử lý tốt, nhưng TTHC phục vụ cho việc đầu tư, xây dựng, phát triển các dự án còn rất nhiều bất cập. Từ đó, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, hồ sơ chạy lòng vòng.
Có một số trường hợp là những đề xuất của cơ quan chỉ có 1 đến 2 tờ giấy, nhưng quy trình nội bộ và quy trình liên thông giữa các sở thì trên 10 tờ giấy. Điều này cho thấy việc lưu chuyển văn bản này rất phức tạp và khó kiểm soát.
Đặc biệt, ông Hoan cho biết, tỉ lệ giải ngân cho các dự án đầu tư chuyển đổi số đến giờ này đạt 0%.
“Thành phố bố trí hơn 1.800 tỷ đồng cho chuyển đổi số nhưng chưa sử dụng được đồng nào. Lý do là quy trình mua sắm trang thiết bị, đấu thầu, đấu giá qua nhiều khâu chúng ta chưa làm được”, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết.
Ngoài ra, chữ ký số có làm nhưng chỉ làm thí điểm trong nội bộ chứ chưa phổ biến rộng rãi và còn dè dặt trong thực hiện.
" alt=""/>Thành phố Hồ Chí Minh giải ngân cho chuyển đổi số đạt 0 đồng