Chuyện là, bố mẹ tôi sinh được 6 người con. Nhưng sau khi ăn học trưởng thành, chúng tôi đều sống và làm việc ở thành thị. Ở quê chỉ còn lại bố mẹ.
Năm 2012, mẹ tôi mất bất ngờ. Bố tôi bị suy sụp. Sức khỏe vì thế mà kém dần. Có lúc ông đau chân không đi lại được.
Chúng tôi chia nhau đón bố đến ở cùng. Nhưng chỉ ở được dăm bữa nửa tháng bố lại đòi về quê vì không chịu được cảnh sống chật chội, nhà nào biết nhà ấy ở thành phố.
Vậy là bài toán đặt ra với chúng tôi là làm thế nào để bố được chăm sóc tốt nhất trong khi chúng tôi đều bận công tác. Ở quê không có ai chịu đến làm giúp việc.
Bàn tới bàn lui cuối cùng anh cả quyết định tìm người trên phố về giúp bố. Người đàn bà mà anh tôi chọn là người dọn vệ sinh ở khu chung cư, nơi anh đang sống.
Năm đó, bà 62 tuổi, chưa từng lấy chồng nhưng có một đứa con nuôi đang học đại học. Người đàn bà này có ngoại hình thua xa mẹ tôi nhưng nấu ăn ngon, sạch sẽ và nói năng nhẹ nhàng. Vì thế bố tôi rất ưng.
Ảnh: Đức Liên |
Bà ấy làm giúp việc cho bố tôi được khoảng nửa năm thì anh cả gọi chúng tôi đến bàn việc cho bố lấy vợ. Anh bảo, chỉ có như thế, bố tôi mới có người chăm sóc lâu dài.
Tôi điện thoại hỏi ý kiến bố. Bố bảo, người giúp việc kia rất tốt nhưng bố không muốn lấy ai ngoài mẹ của chúng tôi.
Anh trai tôi và mấy anh chị còn lại thấy vậy ra sức phân tích, động viên bố. Cuối cùng bố đành nghe theo lời các con, lấy người giúp việc khi đã ở tuổi 80.
Sau chuyện vui đó, chúng tôi yên tâm hơn về bố nên ít về quê, chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm. Đến ngày giỗ mẹ, tôi về gặp bố thì giật mình khi thấy bố gầy xọp. Mọi người hỏi bố thì bố chỉ cười và bảo, bố sợ bệnh gút giống ông hàng xóm nên không dám ăn nhiều.
Tuy vậy, qua để ý sắc mặt, tôi thấy bố buồn và hay thở dài.
Chiều hôm đó, sau khi làm giỗ mẹ xong, tôi lấy cớ muốn về quê ngoại của mẹ nên rủ bố đi cùng. Bố tôi đồng ý ngay.
Trên xe, tôi gặng hỏi thì bố tâm sự, sau khi chính thức làm vợ của bố, người đàn bà đó thay đổi 180 độ.
Lương của bố gần 8 triệu, bà ấy thu hết. Bố không được giữ đồng nào. Đi cắt tóc hoặc có đình đám giỗ chạp trong làng bố đều phải ngửa tay xin. Và mỗi lần như thế, bố đều bị nghe chửi.
Chuyện ăn uống cũng vô cùng kham khổ. Mỗi bữa đều chỉ có cơm rau. Bố góp ý thì bà ấy lớn tiếng rồi không vào bếp nấu cơm, cũng không mở khóa bếp để bố tự nấu nên phải nhịn đói.
Bố buồn và rất thất vọng nhưng sợ làm phiền các con nên bố cố gắng chịu đựng. Tôi nghe bố nói mà trào nước mắt.
Sau đó, tôi xin ý kiến bố và các anh chị rồi nói chuyện với vợ hai của bố. Tôi thay mặt gia đình xin lỗi bà ấy. Tiếp đến, tôi gửi bà ấy 100 triệu để mua lại tự do cho bố tôi.
Chắc nhiều người nghe đến đây sẽ đánh giá tôi bạc ác với bà ấy. Nhưng tôi không thể để người khác làm tổn thương bố mình.
Tôi cũng nghĩ, nếu chúng tôi gây sức ép thì bà ấy sẽ không dám đối xử tệ với bố. Nhưng qua những lời bố kể, tôi biết bà ấy không phải người tốt. Bố tôi cũng không muốn sống những ngày tháng cuối đời với một người như vậy nên tôi quyết định mang tiếc ác một lần.
Bây giờ tôi kể chuyện này ra để những người làm con lấy đó làm kinh nghiệm. Khi cha mẹ già, đừng cố đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho người khác kẻo có ngày ân hận.
Độc giả giấu tên
Gần 70 tuổi, tôi không ngờ mình lại rơi vào cảnh ngang trái này. Bây giờ, tôi không biết phải làm sao.
" alt=""/>Bố tôi sống quá khổ khi lấy vợ ở tuổi 80Trời vừa hửng sáng, bà Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (61 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) vớ lấy chiếc nón lá, đi thẳng đến bếp cơm từ thiện Phước Thiện (huyện Bình Chánh). Đã 6 năm qua, bà cùng các mạnh thường quân tại đây chuẩn bị những phần cơm có thịt miễn phí cho người nghèo.
Bà chia sẻ: “Lớn tuổi rồi, tôi chỉ ở nhà bán tạp hóa. Tuy nhiên, khi nghe ở đây có bếp cơm từ thiện, chuyên nấu cơm cho người nghèo, tôi liền đến xin được góp sức”.
“Nhiệm vụ của tôi là hàng sáng đến bếp cơm để rửa rau, gọt củ, phụ giúp nấu nướng. Khi cơm chín, các món ăn hoàn tất, tôi lại cùng mọi người cho cơm, canh, thức ăn vào hộp. Đến trưa, sẽ có người đến nhận các suất cơm này đi gửi cho người nghèo”, bà nói thêm.
Bà Hạnh bỏ cơm vào hộp, đợi nhân viên của bếp cơm từ thiện đến chở đi phát, gửi tặng cho người nghèo. |
Bà nói, trước đây, khi bán quán ở nhà, bà thường thấy nhiều mạnh thường quân, chủ bếp cơm từ thiện đến mua thực phẩm. Nhiều lần để ý, bà biết được họ tổ chức nấu cơm tặng người nghèo nên tình nguyện góp sức.
“Tuy không đóng góp được nhiều nhưng tôi thấy rất vui và hạnh phúc vì có thể cùng mọi người chung tay san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đặc biệt, trong mùa dịch, những người khó khăn lại càng thêm chật vật. Nhiều người không đủ tiền mua cơm ăn ngày 3 bữa. Các bếp cơm từ thiện như thế này sẽ phần nào giúp đỡ được họ vượt qua thời khắc khó”, bà nói.
Cách vị trí bà Hạnh ngồi không xa là cụ bà tóc đã bạc đang thoăn thoát xếp những hộp cơm vào các túi lớn. Khi được hỏi tên, bà chỉ mỉm cười và cho biết năm nay, bà đã bước sang tuổi 86. Bà nói, tuổi cao nhưng bà còn minh mẫn, tay chân còn nhanh nhẹn nên đến bếp cơm phụ giúp mọi người.
Dù đã 86 tuổi, cụ bà này vẫn cố gắng đến bếp cơm, tham gia công việc hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch. |
Khi biết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người bị ảnh hưởng, bà rất muốn được góp sức hỗ trợ, giúp đỡ. Thế nên, biết đến bếp cơm, cụ bà đã lập tức đến xin tham gia, phụ giúp khâu bỏ cơm, thức ăn vào hộp để đem gửi tặng người nghèo.
Trong khi đó, nhiều ngày qua, khu vực phía trước bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (Quận 8, TP.HCM) tập hợp nhiều mạnh thường quân đến gửi, phát cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo. Trong số này, có bà Sử Thị Sắc Nhung (63 tuổi).
Bỏ tiền túi mua gạo, nấu cơm cho bệnh nhân nghèo
Người dân tại đây cho biết, bà Nhung có thâm niên hơn 10 năm phát cơm từ thiện cho người nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, để tránh việc người bệnh tụ tập đông trước cổng, bệnh viện tạm thời không cho bệnh nhân ra ngoài nhận cơm từ thiện.
Sau khi nấu cơm, bà Nhung cùng bạn mình tự chạy xe máy, chở đến bệnh viện phát cho bệnh nhân nghèo. |
Việc này khiến nhiều mạnh thường quân dừng việc phát, gửi tặng cơm. Tuy nhiên, bà Nhung vẫn tiếp tục nấu cơm, tự dùng xe máy chở đến bệnh viện gửi cho bệnh nhân nghèo bằng cách đưa qua tường rào bệnh viện.
Ngày chúng tôi có mặt, bà Nhung vừa gửi xong trên 50 phần cơm cùng một số thực phẩm khác cho các bệnh nhân. Bà nói, trước đây, bà vẫn tự tay đi chợ, nấu cơm rồi đem tặng bệnh nhân nghèo. Tuy nhiên, thời gian này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, có thêm nhiều người khó khăn, bà cần tăng thêm nhiều phần cơm.
“Dẫu vậy, tuổi đã cao, một mình tôi nấu không xuể. Do vậy, ngoài những phần tự nấu mỗi ngày, tôi đến các chùa, bếp cơm từ thiện xin thêm cơm rồi chở đến bệnh viện phát. Mỗi ngày như thế, tôi xin được trên 30 phần cơm nữa”, bà Nhung chia sẻ.
Sau khi phát tặng người nghèo, hai vợ chồng bà tìm cách gửi tặng các phần bò kho bánh mì cho bệnh nhân nghèo trong bệnh viện. |
Thấy bà cực, một người bạn của bà cũng chung tay góp sức chở cơm, phát cho người nghèo. Trong cái nắng như thiêu đốt giữa trưa, hai bà lưng ướt mồ hôi vẫn cố gắng gỡ từng túi lớn đựng những phần cơm được chất đầy trên chiếc xe máy cũ xuống vỉa hè.
Tại đây, hai bà gửi từng hộp qua tường rào bệnh viện bằng một chiếc xô có dây kéo tự chế. Phía bên kia tường rào, những người đại diện nhận cơm sẽ đem vào bên trong phát cho các bệnh nhân khác. Ngoài cơm, bà còn gửi thêm cho người nghèo bánh mì, xúc xích, mì gói, cá hộp, cháo…
Bà cho biết, toàn bộ chi phí để nấu các phần cơm từ thiện đều đến từ số tiền dưỡng già của mình. “Hàng tháng, các con đều gửi cho tôi một số tiền nhỏ. Tôi tích góp số tiền này để mua gạo, thức ăn về nấu, phát miễn phí cho người khó khăn hơn mình và các bệnh nhân nghèo trong bệnh viện”, bà Nhung chia sẻ.
Cuối cùng, bà được hướng dẫn bỏ các phần thức ăn vào một cái xô có dây kéo tự chế để đưa qua tường rào bệnh viện. |
“Bệnh tật đã khổ, đã tốn kém rồi giờ thêm dịch bệnh nữa những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn lại càng thêm thắt ngặt. Nhiều người chỉ dám mua hộp cơm để 2 vợ chồng ăn từ sáng đến chiều. Thế nên, tôi cứ cố gắng hỗ trợ họ được phần nào hay phần đó”, bà chia sẻ thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Bất kể nắng cháy da hay mưa dầm ướt áo, nhóm thanh niên tình nguyện vẫn đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để trao quà cho người dân gặp khó khăn đang cách ly tại Quận Gò Vấp.
" alt=""/>'Cầu câu cơm Thạch Sanh' độc nhất vô nhị của 2 cụ bà Sài Gòn