Quả hồng châu nguy hiểm gây ngộ độc. Ảnh: VOV
Sau khi ăn, trẻ sinh hoạt, ăn cơm trưa bình thường. Tuy nhiên tới chiều, một số bé biểu hiện đau bụng không rõ nguyên nhân.
Gia đình hỏi kỹ và biết con ăn loại quả trên đường đi học về nên đã ra kiểm tra. Khi phát hiện đây là quả không ăn được, bố mẹ vội vã đưa con tới Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn cấp cứu vào tối cùng ngày.
Trong tổng số 17 em đã ăn quả hồng châu, có 1 trẻ Tiểu học tử vong do gia đình đưa tới viện quá muộn. “Bố mẹ nghĩ con chỉ đau bụng thông thường nên không đưa tới viện ngay. Khoảng 12h đêm 2/10, bé được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi”, bà Thu thông tin.
Có 8 em diễn tiến nặng, chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Bà Thu cho hay hiện sức khỏe nhóm này đã ổn định.
8 em còn lại đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn. Tất cả đều khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường.
Nhóm diễn tiến nặng ăn một lượng lớn hồng châu, có bé ăn từ 7-10 quả. Nhóm không triệu chứng chỉ ăn rất ít.
Ngay sau vụ việc, cơ quan chức năng đã chặt hạ toàn bộ cây hồng châu gây ngộ độc tại Chiềng Ken. Bà Thu thông tin, loại quả này trông rất bắt mắt, độc nhiều nhất ở phần hạt. Khi bệnh nhi ăn quả có thể đã cắn vào phần hạt, gây ngộ độc nghiêm trọng.
Nguyễn Liên
Sau khi cãi nhau với bạn trai, bé gái ở Tiền Giang uống thuốc trừ sâu tự tử dẫn đến bị suy hô hấp, phải thở máy.
" alt=""/>17 học sinh nhập viện, có 1 trẻ tử vong sau khi ăn quả Hồng ChâuCông tác kiểm định kỹ thuật xe cơ giới (Ảnh: NQ).
Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Nếu tham gia giao thông khi giấy chứng nhận đăng kiểm đã hết hạn hoặc không có giấy chứng nhận đăng kiểm thì tài xế sẽ bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng.
Dưới đây là những trường hợp ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm:
- Xe không đủ giấy tờ khi đi đăng kiểm: Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục gia hạn đăng kiểm gồm: Đăng ký xe (bản chính), hoặc bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ hoặc của tổ chức cho thuê tài chính, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực (bản chính), và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
- Chưa đóng phí phạt nguội:Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (hình ảnh, video).
Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT áp dụng ngày 1/10/2021 và Thông tư 15/2022/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 21/5/2022, chủ xe ô tô có 20 ngày (ngày thông thường chứ không phải ngày làm việc) tính từ ngày CSGT gửi thông báo phạt nguội để giải quyết. Sau thời hạn này, nếu người vi phạm không đến trụ sở CSGT để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào phần mềm cảnh báo. Lúc này, chủ xe sẽ bị từ chối kiểm định, cho đến khi việc phạt nguội được giải quyết.
Do đó, chủ phương tiện nên thường xuyên tra cứu thông tin phạt nguội trên các trang web chính thống của trung tâm đăng kiểm, xem ô tô của mình có bị phạt nguội không để kịp thời giải quyết, tránh mất nhiều thời gian đi lại.
- Lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc:Đây sẽ là nguyên nhân khiến xe ô tô bị từ chối đăng kiểm nếu vượt quá kích thước cho phép theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4x3x4 (cm). Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe có lắp thêm khung/cản bảo vệ ô tô còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính với lỗi tự thay đổi kết cấu xe.
- Thay đổi hệ thống đèn xe:Mọi hành vi thay đổi đèn xe so với thiết kế của nhà sản xuất, như lắp đặt thêm đèn LED, đèn sương mù, đèn phía sau..., đều bị xác định là vi phạm Khoản 2, Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ. Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, các xe này còn bị phạt là 1 triệu đồng.
- Lắp thêm ghế:Lỗi này thường gặp ở các loại xe van và xe bán tải chỉ có hai ghế ngồi ở cabin, nên sau khi mua xe về, nhiều người đã lắp thêm hàng ghế sau để tăng số chỗ ngồi. Tuy nhiên, đây là việc làm sai quy định, sẽ khiến xe vừa không được đăng kiểm vừa có nguy cơ bị CSGT phạt 6-8 triệu đồng. Chủ xe phải tháo bỏ hàng ghế sau, đưa xe về nguyên trạng ban đầu như thiết kế thì mới có thể làm thủ tục đăng kiểm.
- Thay đổi màu sơn: Dù là sơn thật hay chỉ dán decal nhưng nếu làm thay đổi màu sắc nguyên bản thì ô tô sẽ không được đăng kiểm. Nếu muốn giữ lại màu decal dán toàn xe thì chủ xe có thể làm thủ tục thay đổi màu xe để được đăng kiểm.
- Thay đổi kết cấu xe: Cơi nới thùng hàng có chiều cao vượt quá thông số tiêu chuẩn (lỗi thường thấy ở xe tải chở hàng), thay đổi body kit, và sử dụng mâm lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc).
- Không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình:Đây là quy định dành cho xe kinh doanh vận tải (theo Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô).
Mức phạt đối với ô tô quá hạn đăng kiểm
Đối với người trực tiếp lái xe, Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng.
Việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn từ 1 tháng trở lênsẽ bị áp mức phạt 4-6 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người trực tiếp điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng sẽ bị tước bằng lái 1-3 tháng.
Đối với chủ xe, mức phạt tiền 4-8 triệu đồng (cá nhân) hoặc 8-12 triệu đồng (tổ chức) được áp dụng với việc đưa xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng dưới 1 thángtham gia giao thông.
Mức phạt 6-8 triệu đồng (với chủ xe là cá nhân) hoặc 12-16 triệu đồng (đối với chủ xe là tổ chức) được áp dụng với việc đưa xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lêntham gia giao thông.
Theo Dân trí
" alt=""/>Ô tô bị từ chối đăng kiểm: Những lỗi chủ xe cần lưu ý để tránh mắc phảiHơn 143 nghìn tỷ đồng đã được tỉnh Thanh Hóa huy động trong giai đoạn 2016 - 2020 để có thêm hơn 27 triệu m2 sàn nhà ở. Con số này tương đương với gần 270 nghìn căn, góp phần nâng diện tích nhà ở bình quân lên khoảng 25m2 sàn/người. Đây là mục tiêu được đặt ra trong Chương trình phát triển nhà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành từ năm 2016, với định hướng tổng thể là cải thiện, nâng cao chất lượng nơi ở và không gian sống cho người dân, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhờ cú hích từ chính sách, thị trường Thanh Hóa ghi nhận sự gia nhập của loạt chủ đầu tư BĐS lớn, với các dự án nhà ở có quy mô và mức vốn đầu tư “khổng lồ”. Tới năm 2020, 359 dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt bổ sung vào chương trình, gồm 92 dự án mới và 303 dự án đã, đang triển khai đầu tư hoặc đang triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định. Đây là một bước tiến nhảy vọt giúp tăng diện tích nhà ở bình quân cao hơn kế hoạch 2,84%.
Chuyên gia nước ngoài và khách cao cấp hiện chỉ có lựa chọn là khách sạn 5 sao Vinpearl Thanh Hoá khi chưa có khu căn hộ nào đủ tiêu chuẩn |
Tuy nhiên, chương trình phát triển nhà ở của Thanh Hóa trong 5 năm qua chú trọng nhiều hơn tới các dự án dành cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội và nhà cho các đối tượng chính sách. Phân khúc căn hộ cao cấp bị bỏ ngỏ. Ngay cả tỷ lệ nhà thương mại cao tầng trong tổng thể chương trình phát triển nhà ở vẫn còn khiêm tốn. Con số này ở đô thị trung tâm như TP. Thanh Hóa mới chỉ có trên 30%. Còn tại thị xã Bỉm Sơn, TP. Sầm Sơn hay khu kinh tế Nghi Sơn, tỷ lệ này chỉ là hơn 20%.
So sánh với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia lại càng thấy nguồn cung nhà ở thương mại cao tầng tại Thanh Hóa còn thiếu hụt. Bởi theo chiến lược này, tới năm 2020, các đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%, còn đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới. Trong khi đó, năm 2014, TP. Thanh Hóa đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh lớn bậc nhất cả nước. Qua nhiều lần mở rộng địa giới hành chính, diện tích TP. Thanh Hóa hiện đã tăng lên gần 15.000ha, dân số hơn 500.000 người.
Kỳ vọng đột phá trong 5 năm tới
Anh Hoàng Luật, nhân viên một công ty môi giới bất động sản nhận định: “Trong năm qua, thị trường BĐS Thanh Hóa tăng nhiệt mạnh mẽ không chỉ đất nền mà cả căn hộ cao cấp. Dù trong thời gian dịch bệnh khó khăn thì phân khúc này dường như không bị ảnh hưởng nhiều. Nhu cầu tìm mua vẫn rất lớn và giá bán không hề giảm, thậm chí còn tăng so với thời điểm cuối năm 2019. Vấn đề chỉ là tìm nguồn cung ở đâu”.
Cũng theo anh Luật, thay vì tìm mua đất nền, ngày càng có nhiều khách hàng ở xứ Thanh chuyển sang săn tìm căn hộ. Các dự án sở hữu vị trí trung tâm thành phố, kết nối giao thông thuận lợi, gần trường học, trung tâm thương mại, siêu thị,... là điều kiện cần. Điều kiện đủ là các dự án phải sở hữu hệ thống dịch vụ, tiện ích đầy đủ, tỷ lệ thuận với sự bứt phá của mảnh đất Lam Kinh.
Theo 1 khảo sát vừa được Tổng cục Thống kê công bố hồi tháng 5/2021, Thanh Hoá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Theo thống kê, thu nhập thực tế của dân cư năm 2020 gấp 4,4 lần năm 2010 và trong tương lai sẽ cao hơn mức bình quân cả nước.
Về mặt quản lý, trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp, dân số ngày càng tăng, phát triển thị trường căn hộ cũng chính là giải pháp để tăng nguồn cung nhà ở trong thời gian tới. Do đó, chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Thanh Hóa ban hành trong tháng 9/2021, đề ra mục tiêu sẽ có thêm hơn 19 triệu m2 sàn nhà ở được xây, tương ứng với gần 194 nghìn căn. Trong đó, nhà ở thương mại là hơn 10,5 triệu m2 sàn tương ứng với hơn 87 nghìn căn.
Trước viễn cảnh này, Thanh Hóa đang đón làn sóng lớn các doanh nghiệp BĐS đến đầu tư, phân khúc căn hộ trong thời gian tới được dự báo sẽ không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn có cả sự đột phá về chất lượng, đáp ứng nhu cầu khắt khe của người dân và sự phát triển tất yếu của xã hội.
Minh Tuấn
" alt=""/>Thanh Hóa thiếu nguồn cung căn hộ cao cấp