Nhận định, soi kèo Eintracht Braunschweig vs Paderborn, 23h30 ngày 4/4: Ca khúc khải hoàn

Bóng đá 2025-04-06 06:44:07 5353
ậnđịnhsoikèoEintrachtBraunschweigvsPaderbornhngàyCakhúckhảihoàthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia việt nam   Nguyễn Quang Hải - 04/04/2025 12:01  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://live.tour-time.com/html/89f495610.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Asteras Tripolis, 21h00 ngày 2/4: Không có cửa ngược dòng

">

Apple mở cửa hàng ngay trong sân bay Changi (Singapore): Tin vui cho dân buôn iPhone Việt Nam

Dưới đây là một số điểm bạn nên biết trước khi có dự định mua Nokia 8110 4G.

Dù có cùng tên gọi và vẫn mang dáng dấp của phiên bản "cha chú" cách đây 22 năm nhưng Nokia 8110 4G đã được thiết kế lại gần như hoàn toàn theo hướng hiện đại, mỏng và gọn nhẹ hơn nhiều. Thân máy hoàn toàn bằng nhựa, mỏng 15mm và nặng 117g so với bản gốc là 25mm và 152g. Phiên bản mới được cập nhật nhiều tính năng để không trở nên quá lạc hậu so với các điện thoại thời nay. Máy có màn hình lớn hơn và là màn hình màu, không còn ăng ten nhô ra như phiên bản 1996, dung lượng pin gia tăng gấp hơn 3 lần (1500 mAh so với 400 mAh), có cổng sạc micro USB và giắc âm thanh 3.5mm.

Nokia 8110 4G với thiết kế mảnh mai, hiện đại hơn nhiều so với phiên bản "cha chú" ra đời từ năm 1996

Bàn phím bấm T9 của Nokia 8110 4G có thiết kế dạng dẹt, phẳng không phải tròn và hơi nhô lên như bản cũ. Các phím trên bàn phím có bề mặt lớn nhưng bấm hơi rít, không thoải mái như các điện thoại Nokia trước đây.

Bàn phím làm dẹt và phẳng nên gõ không thoải mái

Hai chi tiết đặc trưng nhất nhất của phiên bản gốc là nắp trượt và thân máy cong hình quả chuối vẫn được kế thừa trên Nokia 8110 4G. Nắp trượt này kiêm luôn vai trò bật tắt màn hình và nhận hay kết thúc cuộc gọi. Cơ chế trượt khá trơn tru nhưng do đã quá quen với chiếc smartphone màn hình cảm ứng, người viết vẫn phải mất vài ngày mới có thể làm quen lại với việc mở đóng nắp trượt của Nokia 8110.

Thiết kế cong hình quả chuối không lo xước màn hình.

Mặt lưng làm từ nhựa nhám, không bóng như bản Nokia 3310 năm ngoái.

Nhìn chung, Nokia 8110 4G có thiết kế mỏng nhẹ hơn bản gốc và vẫn giữ được chút hoài cổ của "huyền thoại" Nokia 8110 ra đời năm 1996. Bản màu đen trông đúng chất cổ điển, retro nhưng bản màu vàng dễ gây ấn tượng mạnh hơn và trẻ trung hơn.

Màn hình 2.45 inch độ phân giải QVGA 240 x 320 pixel cho chất lượng tốt

Màn hình của Nokia 8110 4G có kích cỡ 2.45 inch độ phân giải 240 x 320 pixel và là màn hình màu. Tương tự chiếc Nokia 3310 năm ngoái, chất lượng hiển thị của màn hình mang lại nhiều bất ngờ: màn sáng, trong, góc nhìn khá rộng và có thể nhìn ổn ngoài trời. Chỉ có điểm bất tiện là để tăng giảm độ sáng màn hình, người dùng cần phải vào sâu trong phần cài đặt hệ thống chứ không thể tinh chỉnh nhanh ở phần lối tắt. Máy cũng không có cảm biến tự động tăng giảm độ sáng màn hình theo môi trường như hầu hết các smartphone hiện nay.

Dù có bề ngoài của điện thoại cục gạch nhưng Nokia 8110 4G thực sự là một chiếc smartphone cơ bản

Máy có bộ vi xử lý Snapdragon 205 (lõi kép tốc độ 1.1GHz, GPU Areno 304), RAM 512MB, bộ nhớ trong 4GB cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài, màn hình 2.45 inch độ phân giải QVGA, pin 1500 mAh, camera sau 2MP có một đèn LED flash và chạy hệ điều hành Smart Feature OS tùy biến dựa trên hệ điều hành KaiOS (hậu duệ của hệ điều hành Fireox OS đã khai tử vào năm 2016).

Hệ điều hành KaiOS ra mắt năm 2017, hỗ trợ các ứng dụng HTML5, các kết nối hiện đại như LTE và rất nhẹ, có thể chạy trên thiết bị RAM 256MB. Về kết nối, Nokia 8110 4G hỗ trợ 3G và 4G LTE Cat. 4 (tốc độ tải về 150 Mbps và tải lên 50 Mbps), tương thích tất cả mạng 4G ở Việt Nam.

Là smartphone nên Nokia 8110 4G có đầy đủ các tính năng thông thường của một chiếc điện thoại đời mới như lướt web, duyệt mail, chơi game, Facebook, có kho ứng dụng riêng… Tuy nhiên, các chức năng smartphone trên điện thoại này đều ở mức giới hạn, thậm chí có thể gọi là cho có do màn hình nhỏ, không có cảm ứng và bàn phím vật lý không tiện cho các chức năng điều hướng kiểu smartphone.

8110 4G tỏ ra chậm chạp ngay cả với cả tác vụ cơ bản nhất

Nhìn vào cấu hình có thể thấy Nokia 8110 4G không tệ so với một điện thoại "cục gạch" thông minh. Tuy vậy, trải nghiệm các chức năng trên máy lại nhanh chóng gây thất vọng. Tốc độ xử lý của 8110 khá chậm chạp, kể cả với những chức năng cơ bản như chuyển đổi giữa các liên lạc trong danh sách cuộc gọi gần đây, danh bạ, tin nhắn…

Tính năng hiếm có trên điện thoại "cục gạch" - khả năng phát mạng Wi-Fi từ mạng 3G/4G

Đây có thể coi là điểm đáng giá nhất trên Nokia 8110 vì từ trước tới nay, hiếm có điện thoại "cục gạch" nào có khả năng trở thành cục phát Wi-Fi từ mạng di động 3G/4G như vậy. Nhờ hỗ trợ 4G nên tốc độ mạng Wi-Fi từ 8110 rất tốt, có thể xem YouTube chất lượng Full HD mà không gặp vấn đề gì. Mạng có tầm phủ sóng khá rộng và vẫn hoạt động ổn ở khoảng cách từ 20 đến 25 mét. VnReview cũng đã test kỹ thời lượng pin của 8110 khi sử dụng chức năng phát Wi-Fi và máy đạt được hơn 5,5 tiếng liên tục. Đây là kết quả khá tốt, gần tương đồng với thời lượng pin của các cục phát Wi-Fi du lịch chuyên dụng trên thị trường hiện nay.

Nokia 8110 4G dùng làm cục phát Wi-Fi pin được bao lâu?

Có thể đồng bộ danh bạ từ Google Gmail, Microsoft Outlook hoặc thẻ nhớ

Đa số người dùng điện thoại hiện nay đều lưu danh bạ qua Google Gmail hoặc Microsoft Outlook. Vì vậy, khả năng đồng bộ danh bạ từ hai ứng dụng email trên tiếp tục là điểm cộng lớn cho Nokia 8110 4G. Ngoài ra, bạn có thể xuất danh bạ vào thẻ nhớ rồi nhập vào Nokia 8110.

Chức năng ghi âm chưa hỗ trợ cuộc gọi đến và đi

Nokia 8110 4G có chức năng thu âm ở định dạng file âm thanh .cdr. Chất lượng ghi âm ở mức tậm ổn. Tuy vậy, điểm đáng tiếc là máy không hỗ trợ chức năng thu âm cuộc gọi dù ở chiều đến hay chiều đi.

Kho ứng dụng quá "đìu hiu"

Là smartphone cơ bản chạy hệ điều hành KaiOS và có kho ứng dụng riêng nhưng số lượng ứng dụng trên 8110 thực sự rất nghèo nàn. Trên phiên bản chính hãng được bán tại Việt Nam, kho ứng dụng của Nokia 8110 4G chỉ có vỏn vẹn 5 game (không tính 4 game cài sẵn gồm Rắn săn mồi Snake, Danger Dash, Castle Of Magic và Nitro Street Run 2) và 1 ứng dụng tiện ích là ứng dụng thời tiết. Bên cạnh đó, các game cài sẵn trừ Rắn săn mồi Snake đều là game demo, yêu cầu người chơi phải bỏ tiền để mua game. Còn các game trong kho ứng dụng liên tục báo lỗi không thể tải về do lỗi invalid signature (chứng thực) !!!.

81110 không hỗ trợ các ứng dụng Java nên kể cả khi bạn cố chép các file dạng .jar hay .jad vào máy để cài đặt, máy cũng không thể mở được các file này.

Hầu hết các dịch vụ cần thiết đều phải truy cập qua trình duyệt web

Trình duyệt của máy được tích hợp sẵn đường dẫn tới 4 ứng dụng Facebook, Twitter, Google và Wikipedia. Ngoài ra, người dùng có thể truy vào phiên bản web của YouTube hay Google Maps để sử dụng. Tuy vậy, với màn hình nhỏ, tốc độ cuộn, tải trang "rùa bò", phản hồi chậm chạm và bàn phím kiểu T9 cổ điển, việc sử dụng các ứng dụng này rất hạn chế, nhất là với Facebook và Twitter. Nói chung, đây chỉ là chức năng chống cháy, cho có mà thôi.

Trong buổi ra mắt ở MWC 2018 đầu năm nay, Nokia từng giới thiệu 8110 4G sẽ có sẵn các app chuyên dụng cho Facebook, Twitter cùng bộ app của Google như bản đồ, trình tìm kiếm, thậm chí cả trợ lý ảo Google Assistant nhưng hiện tại với phiên bản chính hãng ở Việt Nam, các ứng dụng này đều chưa thấy xuất hiện.

Hình ảnh giới thiệu của Nokia về 8110 4G tại MWC 2018 từng có sự xuất hiện của các ứng dụng Google, Facebook, Twitter, thậm chí cả Google Assistant

Viên pin đi kèm của 8110 4G có dung lượng 1500 mAh

Dung lượng pin của Nokia 8110 4G được gia tăng gấp gần 4 lần so với phiên bản cách đây 22 năm. Tuy vậy, thời lượng sử dụng pin của máy ở mức trung bình, dùng được khoảng 2 ngày ở điều kiện liên tục có bật mạng 3G/4G và Wi-Fi. Đây là thời lượng ở mức trung bình, có thể là do chức năng smartphone làm máy hao pin hơn dù các chức năng đó đều chỉ ở mức dùng tạm.

Tính năng "sống còn" của một chiếc điện thoại cục gạch vẫn được 8110 thể hiện tốt

Dù được trang bị bao nhiêu tính năng thông minh, hiện đại đến thế nào, điều mà người dùng quan tâm nhất trên một chiếc điện thoại "cục gạch" như 8110 luôn là khả năng nghe gọi. Trong suốt 1 tuần sử dụng 8110 là máy liên lạc chính, thực hiện hàng chục cuộc gọi đến và đi, người viết không gặp bất cứ vấn đề gì về khả năng nghe gọi của máy. Loa thoại của 8110 cho âm lượng rõ ràng, trong trẻo, mic bắt tiếng tốt, lọc ồn hiệu quả. Khả năng bắt sóng tốt dù đi vào vùng sóng yếu, nơi nhiều smartphone thường bị tình trạng sóng yếu. Loa ngoài của 8110 cũng cho âm lượng rất lớn, nhưng hơi rè và chói nếu để âm lượng tối đa. 

Trang bị duy nhất 1 camera phía sau độ phân giải vỏn vẹn 2 MP khẩu độ f/2.6 với đèn flash LED tương tự chiếc Nokia 3310, không quá bất ngờ khi chất lượng ảnh chụp của 8110 chỉ dừng ở mức "chống cháy". Máy chỉ có thể lấy nét cố định nên việc bạn thường xuyên chụp out nét là điều không hề hiếm gặp, nhất là khi chụp cận cảnh hoa lá. Điểm đáng khen duy nhất ở phần camera này có lẽ là tốc độ chụp. Máy có thể chụp, lưu ảnh khá nhanh với độ trễ thấp. Tất nhiên, nếu là người có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể cho ra những bức ảnh tạm ổn từ chiếc smartphone cục gạch này. 

Một số ảnh chụp từ camera 2MP của Nokia 8110 4G

Những điểm hấp dẫn nhất ở điện thoại này là mang lại cảm giác hoài cổ, thiết kế mảnh mai dễ cầm nắm, màn hình hiển thị khá tốt, có thể dùng làm cục phát Wi-Fi với thời lượng pin tương đối tốt và có chức năng nhập danh bạ từ Gmail. Tuy nhiên, máy có những điểm yếu rất đáng lưu tâm là hiệu năng xử lý chậm, thời lượng pin thấp hơn kỳ vọng và các chức năng smartphone gần như chỉ cho có.

Video trên tay chi tiết/ đánh giá nhanh Nokia 8110 4G

Đạt Phong

">

12 điều nên biết trước khi mua “smartphone cục gạch” Nokia 8110 4G

Esports hay còn gọi là thể thao điện tử chưa thể thay thế thể thao truyền thống, nhưng cả hai sẽ cùng nhau phát triển – theo Bộ trưởng Bộ thể thao nước Nga Pavel Kolobkov.

Ông Pavel Kolobkov, Bộ trưởng Bộ thể thao nước Nga

Vị quan chức nước Nga đã nói về eSports tại một Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Nga vào cuối tuần trước. Có mặt tại sự kiện này là những nhân vật có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền thể thao điện tử quốc gia này – bao gồm ông Kolobkov, Tổng thư ký Liên đoàn Esports Emin Antonyan và nhiều người đang làm việc trong lĩnh vực thể thao truyền thống lẫn thể thao điện tử.

Ông Kolobkov cho biết, chính phủ Nga đang “quan tâm” tới ngành công nghiệp eSports và muốn phát triển thể thao điện tử tại quốc gia châu Âu này - Esports Insiderđưa tin. Esports đang phát triển nhanh chóng, ông nói, và chính phủ cần vạch ra ranh giới về mặt pháp lý.

Nga đang sở hữu nhiều tổ chức eSports hùng mạnh, trong đó có Virtus.pro nổi danh với hai bộ môn Dota 2 và Counter-Strike: Global Offensive

Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận dài hơi, và tôi tin tưởng rằng chúng tôi đã lựa chọn đúng bởi không quan trọng chính phủ hay ai đó nhận thức eSports là một môn thể thao”, The Esports Observertrích dẫn lại lời phát biểu của ông Kolobkov tại sự kiện.

Nó đã được xã hội công nhận. Bởi những người đang tạo ra nó. Nhiệm vụ của chúng tôi là điều chỉnh và vạch ra một số ranh giới về mặt pháp lý cho phép nó phát triển trong tầm kiểm soát của chúng tôi, cùng với chính phủ, cùng với chính chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi chắc chắn rằng tại thời điểm này người ta có thể nói rằng eSports đang là một lĩnh vực khá vững chắc.

Liên đoàn Esports nước Nga được thành lập vào năm 2000 như một cách để điều chỉnh và quản lý thể thao điện tử tại quốc gia này. Nga cũng chính thức công nhận eSports là một môn thể thao vào năm 2001, nhưng sau đó đã liên tục thay đổi quyết định.

Cho tới năm 2016, Nga lại một lần nữa công nhận thể thao điện tử.

Tôi ủng hộ việc bổ sung eSports vào các bộ môn thể thao truyền thống và ngược lại”, ông Antonyan nói tại sự kiện, được The Esports Observerghi lại. “Những gì tôi đang nói là những thứ chúng tôi chưa hề xung đột; chúng ta nên cố gắng hết sức và làm việc vì lợi ích của người hâm mộ cùng vận động viên.

Có vẻ như Nga đang hậu thuẫn cho eSports tại thời điểm này, nhưng những lời phát biểu trên đều chưa có gì là rõ rang với ngành công nghiệp thể thao điện tử.

None (Theo Dot Esports)

">

Bộ trưởng Thể thao nước Nga công nhận eSports là một hiện tượng đang phát triển cực nhanh

Nhận định, soi kèo Deportivo Tachira vs Flamengo, 07h30 ngày 4/4: Ca khúc khải hoàn

Félix "xQc" Lengyel, cựu player từng chơi tại Overwatch League (OWL) Season 1, đang chơi Detroit: Become Humanvào đêm hôm thứ Bảy tuần trước và bất ngờ nghe thấy tiếng gỡ cửa. Lần thứ hai trong vòng một tháng cảnh sát tìm tới nhà của xQc, nhưng trái ngược hoàn toàn với nhũng thông tin được đăng tải trên mạng Internet, game thủ này không hề gặp rắc rối

Việc cảnh sát bất ngờ khám xét nhà một ai đó tại Hoa Kỳ không hề đơn giản một chút nào. Nó thường bắt nguồn từ nguyên nhân ai dó báo cáo sai tình hình cho cảnh sát về một tình huống nguy hiểm, thường là bắt cóc con tin hoặc đe dọa đánh bom khủng bố - tại một địa điểm cụ thể.

Các Twitch streamers thường xuyên bị nhắm tới bởi tất cả những gì họ làm trước camera, với một lượng khán giả đông đảo đang theo dõi trực tiếp. Một cuộc gọi “swat” đã dẫn tới án mạng khi cảnh sát nổ súng và bắn hạ một người đàn ông 28 tuổi tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ.

Cảnh sát đã nhận được cuộc gọi vào ngày 26/5, nhưng đây không phải cuộc gọi “swat” và xQc cũng không phải là dạng game thủ có thể gây nguy hại cho bất cứ ai hoặc liên quan đến vụ bắt cóc nào cả. xQc nói trên stream rằng đó là do lời phàn nàn về tiếng ồn của hàng xóm ở tầng trên.

Tôi đã ở đây trong suốt quãng thời gian đó”, xQc nói với những người đang theo dõi kênh stream của anh. “Nó không phải ở hai bên. Nó, có cảm giác, như trên gác mái hoặc bên trên lớp giấy dán tường mỏng manh. Tôi làm bất cứ gì, ngay cả đó là giọng nói tôi…bất cứ gì tôi làm họ đều có thể nghe thấy.

xQc tắt màn hình đi khoảng 15 phút đồng hồ khi cảnh sát hỏi anh và khám xét căn hộ. Cảnh sát đã xuất hiện thoáng qua trên stream và cho rằng có thể xQc đã la hét khi đang chơi game trong lúc streaming. Ngay khi cảnh sát rời đi, xQc đã quay trở lại tiếp tục màn chơi Detroit: Become Humansuốt vài giờ đồng hồ sau đó.

Một sự cố tương tự cũng đã xảy ra vào ngày 16/5 vừa qua khi cảnh sát đã được gọi tới căn hộ của xQc. Brennon Hook, chuyên gia phân tích của OWL, đã xác nhận trên Twitter rằng đó là do hàng xóm đã phàn nàn về tiếng ồn cho xQc phát ra.

xQc đã tập trung vào công việc streaming từ tháng 3 năm nay sau khi anh bị Dallas Fuel loại bỏkhỏi đội hình thi đấu tại OWL. Một loạt các án phạt, trong đó bao gồm cả tiền phạt, đã dẫn tới việc xQc quyết định chia tay với Dallas vào ngày 11/3. Cựu tank player luôn là một trong số các players gây tranh cãi bậc nhất giải đấu OWL bởi những hành động chẳng giống ai.

Cũng vào tháng 3, Blizzard đã cấm xQc thi đấu bốn games và phải đóng 4,000 USD tiền khi cố tình sử dụng emote “theo cách thức phân biệt chủng tộc” trên stream chat của OWL. Nhà tổ chức của OWL cũng cho biết, “ngôn ngữ bất thường” của xQc đã chống lại các casters cùng players trên stream và cả mạng xã hội.

Chịu (Theo Dot Esports)

">

Hét quá to khi livestream, cựu game thủ Overwatch chuyên nghiệp bị cảnh sát khám nhà

">

15 siêu xe cũ đắt nhất

Bill Gates và Steve Jobs vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh trong suốt hơn 30 năm. Ảnh: CBS.

Ngay cả khi Steve Jobs gặp thất bại, như khi ông bị đẩy khỏi công ty do chính mình thành lập vào thập niên 1980 và tạo ra những sản phẩm thất bại về doanh thu như chiếc máy tính NeXT, Steve Jobs vẫn khiến mọi người ngạc nhiên.

“Chiếc máy tính này là một thất bại thảm hại, một sản phẩm vô lý, vậy mà ông ấy vẫn mê hoặc được mọi người”, Bill Gates nhận xét.

Nhà sáng lập Microsoft cũng nhận xét Steve Jobs đôi lúc là một “gã khốn” trong điều hành, bởi ông có cách quản lý rất cứng rắn.

“Tuy nhiên, đôi lúc nhờ cách quản lý cứng rắn mà ông ấy tạo nên những điều tích cực”, cựu CEO của Microsoft nhận xét.

Mặc dù là những đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm trực tiếp đối đầu trong nhiều phân khúc, Bill Gates và Steve Jobs lại không hề thù ghét nhau. Khi Apple mới thành lập và ra mắt máy tính Apple II, họ đã sử dụng nền tảng Microsoft BASIC để tạo nên phần mềm của máy tính. Microsoft cũng là một trong những công ty đầu tiên tạo phần mềm cho hệ máy tính Macintosh.

Những năm đầu khi Macintosh mới ra mắt, Bill Gates thậm chí còn bông đùa rằng ông có nhiều nhân viên phát triển hệ điều hành cho chiếc máy này hơn cả Steve Jobs. Tuy nhiên, khi phiên bản Windows đầu tiên ra mắt, mối quan hệ của 2 vị lãnh đạo bị rạn nứt khi Jobs cho rằng Microsoft đã ăn cắp giao diện người dùng của máy Mac.

Những năm về sau, Bill Gates vẫn dành những lời tôn trọng cho Jobs, nhưng cuốn tiểu sử về Steve Jobs cho thấy CEO của Apple không vui vẻ như vậy.

“Bill kém trí tưởng tượng và chưa bao giờ thực sự phát minh ra cái gì. Do vậy tôi nghĩ ông ấy hợp làm từ thiện hơn là làm trong ngành công nghệ. Ông ta tự tiện lấy ý tưởng của người khác mà không hề xấu hổ”, tác giả Walter Isaacson dẫn lời Steve Jobs trong cuốn sách về cuộc đời ông.

Bill Gates: 'Steve Jobs luon co bua chu de cuu Apple' hinh anh 2
Sau khi Bill Gates rời khỏi vị trí lãnh đạo Microsoft, hai nhà lãnh đạo mới hàn gắn mối quan hệ của mình. Ảnh: All Things D.

Mặc dù vậy, vợ Steve Jobs là bà Laurene cho rằng cuốn sách này không hề chính xác về mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo công nghệ. Nên nhớ rằng năm 1997, khi Jobs trở lại Apple và công ty đang khó khăn, chính Microsoft đã góp phần giúp họ ổn định bằng một khoản đầu tư.

Khi Bill Gates thực sự rời Microsoft và tập trung vào việc làm từ thiện, hai nhà lãnh đạo tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp. Bill Gates cho biết ông từng đến thăm Steve Jobs chỉ vài tháng trước khi Jobs qua đời. Những ngày cận kề cái chết, Steve Jobs vẫn nhận được thư của Gates.

“Tôi nói với Steve anh nên cảm thấy tự hào về những gì anh và công ty của mình đã tạo ra”, Bill Gates kể lại.

“Chúng tôi không cần phải làm lành, bởi chúng tôi chưa bao giờ đối đầu. Cả hai đều tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, và sự cạnh tranh luôn luôn là một điều tốt. Không có gì cần phải bỏ qua hay tha thứ cả”, người sáng lập Microsoft nói vào năm 2014.

">

Bill Gates: 'Steve Jobs luôn có bùa chú để cứu Apple'

友情链接