Mọi người hào hứng với bữa cơm tất niên, cùng nâng ly chúc nhau vượt qua bệnh trọng (Ảnh: H.Hải).
Chị Nguyễn Thị Dung cho biết, đây là năm thứ 6 chị ở Bệnh viện K điều trị ung thư vú di căn gan. Từ khi được đăng kí bữa cơm tất niên, chị lúc nào cũng háo hức, mong chờ.
"Gặp mọi người bên mâm cỗ giống ngày Tết, thấy không khí như Tết cũng xua đi mệt mỏi khi truyền hóa chất", chị Dung nói.
Ngồi cùng bàn với chị Dung là chị Trần Thị Kim Oanh đang điều trị ung thư buồng trứng cũng chia sẻ niềm vui khi được ăn bữa cơm tất niên đầm ấm. "Khi truyền chỉ mong thật nhanh để xuống với mọi người. Sau đợt này, em cũng kịp về quê ăn Tết nên càng vui hơn", chị Oanh chia sẻ.
Lãnh đạo Bệnh viện K lì xì, chúc mừng năm mới tới người bệnh (Ảnh: H.Hải)
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K khẳng định, bệnh viện luôn nỗ lực để chăm lo sức khỏe tốt nhất với người bệnh. Bên cạnh đó, các hoạt động với sự hỗ trợ của các mạnh thường quân nhằm mang đến những niềm vui, sự động viên cho người bệnh.
Chiều cùng ngày, Bệnh viện K cũng tổ chức Chuyến xe yêu thương miễn phí để người bệnh ung thư về quê ăn Tết.
Trước đó ngày 6/1, Bệnh viện đã tổ chức hoạt động Chụp hình Tết cho 300 người bệnh và gia đình và Trao tặng 50 mái tóc yêu thương được làm từ tóc thật tặng các bệnh nhân ung thư. Trong dịp Tết Nguyên đán 2023, rất nhiều hoạt động thiện nguyện đã được Bệnh viện và các nhà hảo tâm lan tỏa, sẻ chia yêu thương, động viên người bệnh.
Người bệnh về nhà ăn Tết trên những "Chuyến xe yêu thương" (Ảnh: Hà Trần).
Lãnh đạo Bệnh viện K chia sẻ, "Chuyến xe yêu thương" là món quà Tết đặc biệt và ý nghĩa mà bệnh viện K và các đơn vị tổ chức muốn trao cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh vốn ở các tỉnh xa, điều trị bệnh đã ốm yếu, trong khi xe đò lại quá tải, hy vọng rằng những "Chuyến xe yêu thương" ấy sẽ giúp các bệnh nhân yên tâm, ấm lòng khi trở về quê đón Tết bên những người thân yêu".
Người bệnh với đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, người cười, người khóc vì xúc động ngay tại nơi họ điều trị, họ lại được đưa về với tất cả sự chân thành, sẻ chia đầy yêu thương chỉ mong người bệnh được về quê đón Tết bên gia đình.
"Tôi đã điều trị ở bệnh viện 2 năm nay, tôi rất phấn khởi vì những ngày Tết như này không phải đi ra bến tìm xe, hẹn giờ hay chờ đợi mua vé về quê. Ngày thường đi đã đông lắm, ngày tết còn khó hơn. Người mệt yếu mà đồ đạc thì phải mang ra bến rất vất vả, 2 năm nay tôi đều được đi xe của bệnh viện về quê, tôi không phải chạy đi tìm xe nữa, vừa tiết kiệm được tiền để chữa bệnh lại còn được rất nhiều quà, yên tâm quá rồi. "Chuyến xe yêu thương" là chương trình ý nghĩa to lớn với chúng tôi, để Tết này trọn vẹn hơn bên gia đình.", chị Trần Thị Thu Trang, điều trị tại khoa Nội 6 hào hứng chia sẻ với các bác sĩ, điều dưỡng trước khi lên chuyến xe về Thái Bình.
Theo đó, trong dịp Tết có gần 30 chuyến xe về 9 tuyến các tỉnh thành: Hải Dương - Hải Phòng; Thái Bình - Nam Định; Phú Thọ - Tuyên Quang; Thái Nguyên - Bắc Cạn; Hòa Bình - Sơn La; Yên Bái - Lào Cai; Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; Ninh Bình - Thanh Hóa; Nghệ An - Hà Tĩnh.
Chiều 13/1, hơn 10 chuyến xe chở gần 200 bệnh nhân đã bắt đầu lăn bánh, nhiều người bệnh đã xúc động rơi nước mắt vì thấy được sự quan tâm, yêu thương của cộng đồng với "Chuyến xe yêu thương" đưa họ về quê đón Tết.
Chương trình sẽ diễn ra theo 2 đợt, người bệnh đang điều trị chưa về quê hôm nay sẽ được đồng hành cùng những chuyến xe yêu thương đợt 2 tổ chức vào sáng ngày 18/01/2023 tức ngày 27 tháng Chạp. Bệnh viện K hy vọng rằng sẽ cùng các đơn vị nối dài những hành trình ý nghĩa như vậy với người bệnh điều trị ở khắp nơi trên cả nước, sẻ chia nỗi đau mà họ phải chống chọi sau mỗi đợt điều trị.
" alt=""/>Bệnh viện K tổ chức bữa cơm tất niên cho gần 2.000 người bệnhTheo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, triệu chứng của ung thư tụy giai đoạn sớm thường nghèo nàn. Khi bệnh lan tràn, triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, thay đổi tùy theo vị trí khối u và mức độ lan rộng của nó. Theo thống kê, 60-70% u nằm ở vùng đầu tụy, 20-25% nằm ở thân/đuôi tụy, u chiếm toàn bộ thể tích của tụy chiếm tỉ lệ thấp.
Các triệu chứng thường gặp của ung thư tụy bao gồm:
Đau bụng:Là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất. Đau bụng thường bắt đầu xuất hiện trước khi phát hiện bệnh khoảng 1- 2 tháng và tăng dần theo tiến triển của bệnh nhưng ban đầu thường chỉ đau thoáng qua vùng thượng vị nên dễ nhầm với viêm dạ dày. Đau thường khởi phát ở vùng thượng vị, khi bệnh tiến triển thường lan sang 2 bên và/hoặc xuyên ra sau lưng.
Cơn đau có thể không liên tục nhưng thường nặng hơn sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa khiến người bệnh phải nằm tư thế cuộn tròn cho đỡ đau; đau nhiều ra sau lưng thường gặp khi khối u nằm ở vùng thân hoặc đuôi tụy hơn là vùng đầu tụy.
Thông thường đau bụng trong ung thư tụy xuất hiện từ từ, tăng dần theo kiểu "vết dầu loang" theo tiến triển của bệnh, song cũng có trường hợp người bệnh đột ngột đau một cách dữ dội do u làm tắc ống tụy gây viêm tụy cấp.
Hội chứng tắc mật:Vàng da, nước tiểu sẫm màu. Vàng da do ung thư tụy là vàng da liên tục, tăng dần do u gây tắc ống mật chính làm dịch mật từ gan không xuống được tá tràng, hậu quả là mật vào trong máu gây vàng da và nước tiểu sẫm màu. Vàng da thường gặp và xuất hiện sớm với những khối u vùng đầu tụy
Đi ngoài sống phân: U gây cản trở men tụy xuống ruột non tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm người bệnh ung thư tụy bị suy kiệt rất nhanh, do vậy cần bổ sung men tụy kịp thời.
Đái tháo đường:Đái tháo đường có thể xuất hiện đồng thời nhưng có khoảng 25% bệnh nhân ung thư tụy có khởi phát bệnh tiểu đường, trước khi phát hiện ung thư tụy trong thời gian dưới 2 năm.
Triệu chứng ung thư tụy thường rất mơ hồ và hay bị bỏ sót bởi một bệnh rất gần với nó đó là viêm dạ dày.
Bệnh nhân có thể tử vong trong tình trạng suy kiệt, suy đa tạng trước khi ung thư tụy hoành hành do tuyến tụy liên quan đến gan, mật. Khi ung thư phát triển sẽ chèn ép vào đường mật, gây tắc mật, dẫn đến gan ứ mật và suy gan.
" alt=""/>Đau bụng sau khi ăn: Coi chừng ung thư tụyGS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam (Ảnh: Thế Anh).
"Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới, có thể tắc mạch não, xuất huyết não. Diễn biến về sau cũng hết sức nặng nề, nếu không tử vong, hôn mê thì người bệnh có thể gặp rất nhiều biến chứng (suy giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, động kinh, co giật…).
Đây là gánh nặng vô cùng lớn cho gia đình và xã hội", GS Lợi phân tích.
Bên cạnh đó, nhồi máu cơ tim cũng là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Trên thế giới, số ca nhồi máu cơ tim tăng ở tuổi 20-30, ước tính 20% số ca nhồi máu cơ tim là ở tuổi dưới 40. Tỷ lệ tử vong và biến chứng ở người trẻ không khác ở người lớn tuổi.
Nhồi máu cơ tim, đột quỵ đều là bệnh có thể dự phòng được
Theo GS Lợi, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ có triệu chứng khác nhau, nhưng đều có cùng yếu tố nguy cơ. Đây đều là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng ngày càng tăng ở người trẻ. Các yếu tố nguy cơ chính đều có thể thay đổi được để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh có thể dự phòng được.
"Cuộc sống của chúng ta thay đổi nhiều trong những năm qua, mức sống tốt lên. Thế hệ chúng tôi phải đi xe đạp, còn giờ mọi người ngồi nhiều trên xe máy, ô tô. Người Việt xưa cũng không ăn nhiều thịt, mỡ như bây giờ, không có thức ăn nhanh, nước ngọt nên người thanh mảnh.
Còn ngày nay chúng ta phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ như đường máu, huyết áp cao, mỡ máu, stress, béo phì, lười vận động…, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, chủ yếu là đột quỵ, nhồi máu cơ tim", GS Lợi cho biết.
Trong quá trình khám bệnh hằng ngày, bản thân ông gặp nhiều bạn trẻ 20 tuổi đã tiểu đường, mỡ máu cao.
TS.BS Azumi Ishizaki, Bác sĩ chuyên khoa Nội, Hiệp hội Nội khoa Nhật Bản (Ảnh: Thế Anh).
TS.BS Azumi Ishizaki, Bác sĩ chuyên khoa Nội, Hiệp hội Nội khoa Nhật Bản, cho biết thêm, bệnh tim mạch là bệnh phổ biến, là tên gọi chung chỉ các bệnh liên quan đến tim và hệ thống mạch máu toàn thân. Bệnh gia tăng hàng năm ở Việt Nam, cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
"Số người tử vong do bệnh tim mạch nhiều hơn hẳn bệnh ung thư. Nhiều người thường nghĩ ung thư là căn bệnh đáng sợ tuy nhiên căn bệnh người Việt nên chú ý nhiều hơn là bệnh tim mạch", TS Azumi nói.
Bên cạnh đó, mọi người thường nghĩ bệnh tim mạch là bệnh đột ngột xuất hiện vào một ngày nào đó, nhưng đây không phải là bệnh xảy ra đột ngột, trước khi xảy ra đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, cơ thể đã có những dấu hiệu trước.
Vì thế, vấn đề dự phòng đóng vai trò rất quan trọng. Nhật Bản cũng như một số nước phát triển trên thế giới đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch nhờ dự phòng, điều trị các yếu tố nguy cơ (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao béo phì…), tăng cường chế độ ăn, duy trì lối sống năng động…
" alt=""/>Việt Nam thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới