Ảnh minh họa
Cô Tân đưa con trai đến một phòng khám vào tối ngày 23 tháng 12 vì bé không ngừng khóc.
Các bác sỹ tại phòng khám cho biết, bé bị bệnh nặng và phải chuyển đến bệnh viện nhân dân Xiangxiang. Đến 19 giờ 10, bác sỹ kiểm tra và nói cần chuyển em lên bệnh viện trên. Lúc đó, đứa trẻ xanh xao và thở gấp.
Người mẹ phải trả 800 nhân dân tệ cho xe cứu thương, nhưng cô chỉ có 100 nhân dân tệ và cầu xin họ đưa bé đến ngay bệnh viện thành phố, nơi chồng cô cũng có mặt và sẽ trả tiền ngay.
Tuy nhiên các nhân viên từ chối, họ cho rằng đó là quy định phải chấp hành và họ không thể đi mà không có tiền.
Bệnh nhân và gia đình vòng đi vòng lại để kiếm đủ số tiền. Cuối cùng xe cứu thương chịu chở bệnh nhân đi vào lúc 22 giờ 50 tối.
Tuy vậy, thật đáng tiếc vì đi quá muộn, vào lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng 12, đứa trẻ đã chết.
Các bác sỹ tại bệnh viện Nhi Hồ Nam cho biết, nếu em bé đến sớm hơn, đã có thể cứu được. Tờ báo Sanxiang Metropolis Daily đưa tin.
Tuy nhiên, những người điều trị khẩn cấp trong bệnh viện cho hay, họ phải tuân theo một thủ tục: Thanh toán trước.
Mẹ của em bé, đã trả 800 nhân dân tệ (gần 3 triệu) dù một cuộc điều tra phát hiện chi phí chỉ dưới 440 nhân dân tệ.
Trong trường hợp này, bệnh viện đã quá cứng nhắc.
Ông Wang Qin , Phó giám đốc Bệnh viện nhân dân Xiangxiang cho hay, họ đã bồi thường cho gia đình 9.800 nhân dân tệ.
Tuy vậy, Cục Y tế Thành phố cho biết, những người liên quan sẽ phải đối mặt với mức kỉ luật.
Trần Linh(Theo Shanghaidaily)
" alt=""/>Em bé chết oan vì xe cứu thương chờ tiềnWanida Termthanaporn là nữ diễn viên Thái Lan được khán giả Việt vô cùng yêu thích qua vai diễn Katun trong bộ phim ngắn gây sốt “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân”. Trong phim, Wanida vào vai cô gái cá tính, hết lòng vì bạn bè nhưng lại bị chính người bạn thân 20 năm cướp đi người yêu. Ngoài lối diễn tự nhiên, chân thật để vẽ lên một Katun đanh đá nhưng nhiệt tình, đáng mến…Wanida Termthanaporn còn khiến khán giả Việt phát cuồng vì phong cách ăn mặc trẻ trung, ấn tượng. Cô là nữ diễn viên có gu làm đẹp khá nhất quán. Wanida chỉ nói có với những bộ cánh thực sự phù hợp và phô diễn được tối đa vẻ sexy vốn có.
Không thể kể hết những chiếc quần siêu ngắn trong tủ đồ của Wanida. Đây là item trẻ trung, linh hoạt và phù hợp với mọi hoàn cảnh. Trong phim, khán giả thường xuyên bắt gặp các hoạt cảnh Katun đi làm, xuống phố hay dã ngoại đều diện short khoe đôi thon dài. Ngoài đời, Wanida cũng ưu ái món trang phục tiện dụng này, cô phối hợp linh hoạt cùng croptop, áo cúp ngực hoặc 2 dây tạo nên set đồ hiện tại và bắt mắt.
Short siêu ngắn khoe chân siêu dài
![]() |
Wanida mix short cùng nhiều style áo, từ kiểu cách cầu kỳ đến tối giản. |
![]() |
Chất liệu ren mỏng giúp “Katun” nhấn mạnh sự quyến rũ dù được kết đôi cùng short jeans bụi bặm. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Trong đợt mua sắm 6/6, kênh bán hàng qua video phát trực tiếp livestream của Lazada cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh gấp 6,5 lần, số lượt xem và người dùng mua sắm cũng tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Theo phân tích, bán hàng livestream giúp người bán giới thiệu sản phẩm dễ dàng hơn khi có thể cho người tiêu dùng thấy rõ chất liệu, kích cỡ, màu sắc… của sản phẩm. Điều này cũng đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng khi mua hàng trên nền tảng online.
Theo khảo sát của Lazada, 80% người dùng cho biết, dễ mua hàng hơn khi xem livestream so với khi xem 1 bài đăng thông thường. Trong đó, tệp khách hàng chủ yếu của hình thức mua sắm này là thế hệ GenZ.
Về phía nhà bán hàng, hình thức livestream đem đến nhiều thuận lợi như nội dung các video có thể tái sử dụng nhiều lần, vừa tiết kiệm chi phí marketing vừa chủ động nội dung và có thể đánh giá chỉ số người xem dễ dàng thông qua lượt xem, like, share và bình luận… Từ đó, người bán hàng có thể đánh giá hiệu quả của livestream và có những điều chỉnh phù hợp hơn.
Số liệu trong đợt mua sắm trên Shopee 12/12 còn cho thấy, những chương trình khuyến mại đồng loạt từ sàn thương mại điện tử không chỉ giúp gia tăng doanh thu mà còn thu hút lượng người dùng mới rất lớn.
Theo đó, số lượng người dùng mới trên sàn này tăng gấp 3 lần so với ngày thường, trên phạm vi cả nước.
Điều này phù hợp với các nghiên cứu chỉ ra rằng, các chương trình khuyến mại giảm giá vẫn là phương thức chủ lực trong việc hút khách hàng trên thương mại điện tử.
Không chỉ hút người mới tham gia mua sắm trực tuyến, đợt giảm giá đồng loạt ngày 12/12 mới đây cũng giúp người dùng gia tăng sử dụng các dịch vụ đi kèm. Cụ thể, số lượng người dùng mới liên kết thành công ví điện tử ShopeePay tăng gấp đôi so với ngày thường, cho thấy sự phổ biến và tiện lợi của phương thức thanh toán không tiền mặt.
Nhờ các chương trình ưu đãi, giảm giá sản phẩm trên toàn sàn, số lượng sản phẩm của gian hàng chính hãng bán ra tăng gấp 9 lần ngày thường.
Theo đánh giá của Criteo, ngày 12/12 là dịp tăng doanh số bán hàng trực tuyến cao nhất trong các đợt khuyến mại tại Việt Nam, với mức tăng 143% so với ngày thường.
Những con số ấn tượng trong các đợt cao điểm mua sắm cho thấy tiềm năng của thương mại điện tử tại Việt Nam. Báo cáo mới phát hành của Google, Temasek và Bain & Company, khẳng định sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử góp phần giúp nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD.
Sau đại dịch, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới" một cách nhanh chóng. Một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành và thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển.
Trong đó, thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).
" alt=""/>Mua hàng qua livestream tăng gấp 18 lần trong ngày siêu giảm giá