Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Real Kashmir, 18h00 ngày 24/2: Tiếp tục bất bại
本文地址:http://live.tour-time.com/html/88d396446.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
Đang có nhiều cơ hội phát triển con đường ca hát tại Thủ đô, nhưng ca sĩ Quang Hào quyết tâm trở về Đà Nẵng lập nghiệp, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Hiện nay, nam ca sĩ là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trưng Vương – đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp lớn nhất của Đà Nẵng.
Cuối tháng 7/2023, Liveshow Con đường âm nhạc chủ đề Sóng vẫn hátkỷ niệm 20 năm ca hát của ca sĩ Quang Hào đã diễn ra tại Cung Văn hóa Việt - Xô, Hà Nội với rất nhiều ca khúc gắn liền với tên tuổi của anh như: Biển và em, Về miền Trung, Dòng sông không trở lại, Hồn đá, Mênh mang Sơn Trà, Dạ cổ hoài lang…
Sau 6 năm hẹn hò, tháng 7/2010, ca sĩ Quang Hào chính thức kết hôn với người bạn gái lâu năm. Vợ của anh tên là Đoàn Nhung, là người đảm nhiệm vai trò đạo diễn, biên tập DVD đầu tiên của nam ca sĩ.
Bộ ảnh cưới do hai người thực hiện tại quê hương Hội An với khung cảnh cực kỳ lãng mạn như minh chứng cho tình yêu đẹp của cặp đôi.
Vũ Thắng Lợi: Âm nhạc luôn hướng thiện và đưa con người về nguồn cội
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi sinh năm 1985, hiện là Thiếu tá, công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 2. Anh tốt nghiệp khoa Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Biểu diễn Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Anh từng giành giải Nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2008, giải Ba cuộc thi Tiếng hát Mùa thu và giải Người thể hiện ca khúc hay nhất về Hà Nội, giải Nhì dòng Thính phòng cuộc thi Sao Mai 2011...
Vũ Thắng Lợi ra mắt đĩa than Quêvào năm 2021. Trước đó, anh đã phát hành album Tình ca(2014), liveshow Khát vọng(2018), album Khát vọng(2020)… Live concert Hà Nội riêng tôinăm 2022 của anh được đánh giá là cuộc đối thoại giữa âm nhạc và hội họa ấn tượng.
Nam ca sĩ sinh ra trong một gia đình có gen yêu nghệ thuật nên niềm đam mê âm nhạc ngấm vào anh từ nhỏ. Học cấp 3, Vũ Thắng Lợi xin đi làm thêm ở những quán cafe âm nhạc, vừa bưng bê đồ vừa nghe, rảnh tay còn xin lên sân khấu hát.
Anh quyết tâm theo đuổi dòng nhạc chính thống vì quan niệm âm nhạc luôn hướng thiện và đưa con người trở về nguồn cội. Trong tâm hồn của bất cứ ai đều có tình yêu cha mẹ, gia đình, yêu quê hương, đất nước nên dòng nhạc cách mạng sẽ không bao giờ lụi tàn.
Vũ Thắng Lợi là ca sĩ rất chăm làm liveshow với mục đích không phải để duy trì tên tuổi cá nhân mà muốn góp sức nuôi dưỡng dòng chảy âm nhạc cách mạng với những khúc tình ca yêu đời, yêu người.
Ngày 22/12 tới, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), ca sĩ Vũ Thắng Lợi tổ chức liveshow mang tựa đề Quê hươngvới 3 nữ ca sĩ khách mời: Anh Thơ, Bùi Lê Mận và Nguyên Hà.
Trong chương trình, Vũ Thắng Lợi chọn những ca khúc để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình với cha mẹ, gia đình và đông đảo khán giả luôn ủng hộ anh.
Bên cạnh sự nghiệp thành công, Vũ Thắng Lợi đang có cuộc hôn nhân hạnh phúc với người vợ trẻ đẹp và 2 con (một gái, một trai). Chia sẻ với VietNamNet, anh nói: "Vợ tôi không phải là dân nhạc, không có hiểu biết sâu xa về nghề nghiệp của chồng nhưng cô ấy luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi bằng hết khả năng. Đáng nhẽ, năm nay tôi “án binh bất động” nhưng cô ấy lại thúc giục: “Anh làm gì đi chứ!”. Và tôi đáp: “Ừ thì làm!”. Sự đồng lòng đồng sức đó chính là khởi nguồn của live concert Quê hươngsắp đến với khán giả Thủ đô".
Trước đó, tại liveconcert Hà Nội riêng tôicủa ca sĩ Vũ Thắng Lợi vào cuối năm 2022, khi thể hiện ca khúc Ngày vềcủa nhạc sĩ Hoàng Giáp, nam ca sĩ đã khiến khán giả vô cùng bất ngờ và thích thú khi cùng bà xã xinh đẹp khiêu vũ trên sân khấu.
'Hà Nội niềm tin và hy vọng' - Vũ Thắng Lợi:
Thiên Di (tổng hợp)
Quang Hào, Vũ Thắng Lợi vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT
Xuất hiện tại chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữatập 234, mẹ bỉm Huỳnh Như Lam (33 tuổi, TPHCM) khiến 2 MC phải trầm trồ vì vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung.
Dù là mẹ 2 con, bận rộn với công việc kinh doanh, nhưng chị Lam nhẹ nhàng từ nhan sắc đến tính cách. Hành trình mang thai, nuôi con của chị thực sự truyền cảm hứng cho rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện đại.
Chị Lam kết hôn sớm khi mới 21 tuổi. Sau 1 năm son rỗi, vợ chồng chị vẫn chưa có tin vui. Điều này khiến hai người lo lắng, nghi ngờ hiếm muộn.
Và rồi, tin vui bất chợt tìm đến vợ chồng chị theo cách khó ngờ. Lúc đó, chị Lam và chồng xảy ra mâu thuẫn. Chị buồn giận, xách vali bỏ ra Hà Nội. Sau 3 ngày nguôi giận, chị về lại TPHCM và phát hiện có thai.
Chị Lam kể: “Thấy que thử thai lên 2 vạch, tôi vui mừng chạy vào phòng gọi chồng thức dậy, chở đến bệnh viện kiểm tra.
Vợ chồng tôi đến những bệnh viện lớn nhất ở TPHCM để khám thai. Khi biết chắc chắn có em bé, chúng tôi báo tin cho ông bà nội, ngoại”.
Hạnh phúc làm mẹ giúp chị Lam vượt qua rất nhiều khủng hoảng lúc mang thai. Bởi, chị nghén từ lúc mang thai cho đến khi sinh.
Thai nhi còn có dấu hiệu bong nhau cho nên chị Lam phải hạn chế vận động. Phần lớn thời gian, chị phải nằm và “treo chân” trên giường.
Mặc dù, thai kỳ vất vả, nhiều lo lắng nhưng chị Lam được chồng và gia đình hỗ trợ, chăm sóc hết sức chu đáo.
Sau 9 năm từ khi sinh bé đầu lòng, vợ chồng chị Lam mới có được bé thứ hai. Cả hai đang lên kế hoạch làm thụ tinh ống nghiệm thì chị phát hiện mang thai.
Lúc đó, chị Lam phát tâm ăn chay trường. Vì vậy, khi có thai, chị băn khoăn không biết nên tiếp tục ăn chay hay ăn mặn.
Cuối cùng, chị vẫn quyết định ăn chay một cách khoa học. Thế nên, em bé sinh ra nặng 3kg, không bị suy dinh dưỡng.
Bí quyết xinh đẹp sau sinh
Cả hai lần sinh con, chị Lam đều chọn sinh mổ để được chủ động thời gian. Mẹ bỉm xinh đẹp nói: “Em không thích cảm giác tự nhiên bị đau bụng chuyển dạ. Thế nên, cả 2 con em đều chủ động chọn ngày và sinh mổ”.
Hành trình đi sinh 2 con của chị Lam không kém phần hài hước. Bé thứ nhất, chị nhõng nhẽo mà cả bệnh viện đều biết đến tên.
Chị Lam khóc nhiều, các bác sĩ lo lắng, sợ sản phụ gặp vấn đề. Đến khi bác sĩ trưởng khoa vào khám và chẩn đoán “bình thường”, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Sau khi sinh bé thứ nhất, chị Lam nói với chồng: “Em không sinh thêm đứa nào nữa đâu”. Từ đó, chồng chị không bao giờ nhắc đến chuyện sinh con thứ hai.
Trong tháng ở cữ, chị Lam được gia đình chăm sóc kỹ lưỡng, theo đúng truyền thống. 3h hàng ngày, bố chị chuẩn bị sẵn một bếp than. Tiếp đó, ông lấy nước muối đã được nấu và hạ thổ 100 ngày cho vào nồi, bắc lên bếp.
“Nước muối đủ nóng thì tôi đưa mặt vào hơ. Hơ khoảng 1 tiếng đồng hồ cho mặt săn chắc.
Nước muối bớt nóng thì lấy đắp lên mắt, bụng, những chỗ bị thâm, có mùi. Cách làm này giúp bụng phẳng, mau lấy lại dáng.
Đến 7h, bố đập tỏi bỏ vào nồi nước muối đun lên và kêu tôi xông cho thơm người. Buổi trưa, tôi tiếp tục xông bằng dược liệu, chiều thì bóp tay chân bằng dầu gừng.
Sau mỗi bữa ăn, tôi còn uống 1 ly rượu ngâm trứng, giúp sữa cho con có nhiều dinh dưỡng. Tất cả đều được bố tôi hạ thổ đúng 100 ngày.
Nhờ vậy, ra tháng, cơ thể tôi rất gọn, da mướt mát và đẹp như em bé”, chị Lam kể.
Ngoài ra, chị Lam còn uống khoảng 20kg nghệ tươi, kiêng nước, không giặt đồ, nấu ăn… Hết tháng ở cữ, chị trở về dáng người như trước mà không cần giảm cân.
Việc ở trong phòng liên tục một tháng không ra ngoài khiến chị Lam có chút buồn tẻ. Tuy nhiên, chị nghĩ bố mẹ muốn tốt cho mình nên cố gắng tự tạo niềm vui, tận hưởng những ngày ở cữ hạnh phúc.
Ở lần sinh thứ hai, chị Lam trải qua biến cố mất bố do dịch Covid-19.
19 ngày sau sinh, chị nhận tin bố mất trong bệnh viện. Đó là khoảng thời gian kinh khủng đối với chị.
Chị Lam không thể chợp mắt, buồn nhưng không có một ai để trò chuyện. Mẹ chị sốc nặng, không gượng nổi. Vì vậy, chị phải cố gắng vượt qua, làm chỗ dựa cho mẹ.
Nhắc lại biến cố của gia đình, chị Lam khóc nghẹn, cảm ơn bố đã chăm sóc trong thời gian chị ở cữ. Những kinh nghiệm của bố mẹ truyền dạy chính là hành trang, kiến thức để chị thực hiện tốt vai trò làm mẹ làm vợ.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 234: Mẹ bỉm U40 sở hữu làn da đẹp như em bé
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, móng chân đen có thể khiến runner mất tự tin, lo lắng trong quá trình tập luyện, thậm chí chấn thương nếu chủ quan. Tuy nhiên, với những kiến thức và kỹ năng phù hợp, bạn hoàn toàn có thể ứng phó hiệu quả với tình trạng này.
Runner phải làm gì khi móng chân đen vì chạy bộ?
Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại
Tín hiệu lạc quan từ điện ảnh Việt
Điện ảnh Việt Nam từ năm 1975 đến nay trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, ngành công nghiệp điện ảnh chính thức hình thành từ năm 2003. Sau hơn 20 năm, lĩnh vực này có nhiều sự thay đổi đáng kể cả về quy mô, doanh thu và thị trường.
Theo báo cáo thống kê, lượt khách đến rạp hàng năm hiện nay tại Việt Nam là hơn 40 triệu lượt, đạt hơn 90% so với những năm trước đại dịch Covid-19.
Thị trường điện ảnh Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân đạt 21% giai đoạn trước Covid-19. Năm 2023, Việt Nam có tổng doanh thu phòng vé đứng thứ 2 tại Đông Nam Á, sau Indonesia. Trong đó, dân số Indonesia là hơn 277 triệu dân so với hơn 100 triệu dân số Việt nam (cao gấp đôi).
Các tác phẩm thắng về doanh thu như: Bố già(hơn 400 tỷ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỷ đồng), series Lật mặt(hơn 700 tỷ đồng)... và gần nhất làMai với 550 tỷ đồng. Điều đó cho thấy nhu cầu ra rạp của người dân nước ta tăng cao trong vài năm qua.
Theo bà Ngô Bích Hạnh – nhà sáng lập, điều hành BHD, điểm mạnh của điện ảnh Việt là một trong những ngành công nghiệp điện ảnh phát triển nhanh nhất thế giới với 21% tăng trưởng hàng năm trong suốt nhiều năm gần đây. Dân số đông, kinh tế đang phát triển nên Việt Nam có tiềm năng trở thành top 10 nước có doanh thu điện ảnh lớn nhất thế giới trong các năm sắp tới.
Dù doanh thu tăng cao, số lượng phim Việt chỉ chiếm gần 10% (24/254 phim). “Điểm yếu dễ nhận thấy là phát triển nóng, chi phí cao vận hành rạp cao nên khả năng sinh lời cho rạp chiếu chưa tốt, tiềm ẩn rủi ro nếu không cắt giảm được chi phí đặc biệt với khó khăn sau Covid”, bà nói.
Số lượng và chất lượng đội ngũ sáng tác, làm phim đang rất thiếu và nhu cầu về đội ngũ làm phim rất lớn. Với khối lượng phim phải sản xuất hàng năm hiện nay của điện ảnh, đội ngũ nhân lực làm phim, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có không đủ và cũng chưa có sự chuyển động có tính đột phá trong thời gian tới.
Ngoài vấn đề thiếu vốn, nhân lực, một khó khăn khác với các nhà làm phim là phim trường. Nhà sản xuất - đạo diễn Mai Thu Huyền bày tỏ tiếc nuối vì các bối cảnh cổ trang phục vụ cho quay hình khi đoàn đóng máy đều phải phá bỏ hoàn toàn. Theo chị điều này lãng phí và không mang tính lâu dài, bền vững. Trong khi đó, ở nước ngoài, khi dựng phim trường, họ giữ lại để cho khách tham quan.
"Nếu nhà nước hỗ trợ, chúng ta nên có phim trường lớn để vừa tiết kiệm vừa tái đầu tư sử dụng”, Mai Thu Huyền nói.
Trăn trở để điện ảnh Việt vươn cao bay xa
Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Giám đốc Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) đề cập câu chuyện về gỡ khó vốn cho các nhà làm phim. Theo đó, TP.HCM sẽ có chính sách hỗ trợ cho vay tối đa 200 tỷ đồng trong 7 năm và không tính lãi suất.
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh có thể vay nhiều hơn nếu có nhu cầu và chỉ phải trả lãi suất nếu cao hơn 200 tỷ đồng. Theo ông Thanh, đây là phần hỗ trợ thiết thực cho ngành văn hóa với các thủ tục đơn giản và có bộ phận hỗ trợ chuyên trách.
Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ - Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM chia sẻ TP.HCM là nơi tập trung toàn bộ ý tưởng nên cần nhiều vườn ươm kịch bản mà vườn ươm rất cần vốn nhỏ. Do đó, chỉ cần được cấp 10.000 - 20.000 USD để họ đem ra thử nghiệm.
Bên cạnh đó, về việc xây dựng phim trường, ông hiến kế cơ quan quản lý có thể linh động sử dụng các bãi đất trống để làm phim trường cố định hoặc tạm thời.
![]() | ![]() |
NSND Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM phát biểu cơ quan quản lý luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà làm phim. Ngoài các chính sách, thành phố còn hỗ trợ về tinh thần với những phim có kế hoạch tổ chức chặt chẽ, rõ ràng và có đóng góp thiết thực cho thành phố.
Bà Thúy dẫn chứng gần đây có tác phẩm Địa đạocủa đạo diễn Bùi Thạc Chuyên - dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đoàn phim đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, phù hợp để hoàn thành công tác quay hình.
"Trong kế hoạch để triển khai đề án phát triển công nghiệp văn hóa thành phố, chúng tôi cũng có nội dung về cơ sở vật chất cụ thể để có lộ trình kêu gọi đầu tư và trong đó có phim trường, có trung tâm phức hợp...", bà tiết lộ. Điều này tạo ra cơ chế để kích cầu đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà làm phim.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhận định điện ảnh Việt tuy chưa rực rỡ như kỳ vọng nhưng đã có nền tảng nhất định. Do đó, muốn phát triển lĩnh vực này cần đầu tư nghiêm túc, tiếp cận nguồn lực cả bên ngoài lẫn bên trong.
Ông Đức nhấn mạnh TP.HCM là một trong những vùng đất tốt nhất để phát triển điện ảnh Việt Nam. "Với điều kiện đó, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm và coi đó là trọng tâm. Khi chúng ta đặt trọng tâm và muốn điện ảnh phát triển chúng ta phải đầu tư nghiêm túc, tiếp cận và khai thác tiềm năng sẵn có, kêu gọi các nguồn lực bên ngoài, phối hợp với nguồn lực tại chỗ để phát triển nhanh nhất, bền vững nhất”, ông nói.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng khi nói về điện ảnh, không chỉ nói về tài chính, tiền bạc. Đó còn là vấn đề liên quan cội rễ dân tộc - văn hóa mang đến tác động kép, không chỉ góp phần phát triển văn hóa xã hội mà còn góp phần tạo dựng uy tín, tôn vinh điều tốt đẹp của đất nước.
Trailer 'Nhà bà Nữ' - phim Việt có doanh thu cao nhất năm 2023
Mai Thu Huyền tiếc nuối vì bối cảnh cổ trang cho quay hình đều phải phá bỏ
Vẫn cách hát như thủ thỉ, kể chuyện, ca sĩ Tấn Minh hát Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Một dại khờ một tôi, Biển nỗi nhớ và em.Trong tiết trời Hà Nội của những ngày chạm đông, Tấn Minh đốn tim người nghe bởi chất giọng da diết, ngọt ngào, cảm xúc chạm đến khán giả trong từng nốt nhạc.
Nhạc sĩ Phú Quang phát hiện giọng hát Tấn Minh từ những năm đầu thập niên 1990 và kể từ đó anh gắn bó với các nhạc phẩm của ông. Trong mắt bạn bè đồng nghiệp, Tấn Minh là người được nhạc sĩ Phú Quang cưng nhất.
Hà Trần sau 20 năm mới hát trong đêm nhạc Phú Quang nhưng nữ diva không hát những ca khúc quen thuộc. Cô hát các ca khúc ít phổ biến là Những ngày ta yêu nhau, Mùa thu và em, Chuyện bình thường cuối cùng, Nỗi buồn và song ca cùng Tấn Minh bàiMây xưa.
Trở lại đêm nhạc Phú Quang, Hà Trần không khỏi xúc động: “Tôi được tham gia hát nhạc chú Quang từ những ngày còn học tại Nhạc viện Hà Nội, lúc đó tôi khoảng tuổi hai mươi. Lần đầu tiên trình diễn cho chú Quang cũng là ở sân khấu Nhà hát Lớn. Sau này khi tôi qua Mỹ, nhạc sĩ Phú Quang cũng gọi tôi. Tuy nhiên chưa có một dịp nào vì không thể sắp xếp được thời gian, hôm nay có mặt tại đây tôi vô cùng xúc động”.
Cũng bởi hát những ca khúc ít phổ biến và ít có dịp ôn luyện mà Hà Trần hát có phần “lợn cợn” và chưa chạm như mỗi khi Hà Trần thổn thức với nhạc Đỗ Bảo, Trần Tiến. Mãi cho đến khi hát Nỗi buồnthì Trần Thu Hà mới thật sự chạm đến miền âm nhạc Phú Quang. Bởi mỗi lời hát của Hà Trần như buồn thấu tim, phô diễn được hết màu giọng đẹp và kỹ thuật của một diva.
Nữ ca sĩ phân trần: “Chưa bao giờ tôi được nghe bài hát "Những ngày ta yêu nhau'', ngoài khi mà tập chương trình được gia đình cho xem một bản video của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Có lẽ đây là một trong những bài rất ít phổ biến của nhạc sĩ Phú Quang tuy nhiên lại là bài hát có giai điệu đẹp, đáng yêu. Nó gợi cho Thu Hà nhớ về Điều giản dị của ông cũng với giai điệu âm trưởng trong sáng, câu chuyện tình rất đáng yêu”, Hà Trần giãi bày.
Trong ký ức của Hà Trần, nhạc sĩ Phú Quang là một người khó tính. “Tôi quan sát nhạc sĩ Phú Quang khi làm việc với ca sĩ. Chú thường nghiêm khắc theo kiểu hơi đanh đá nhưng lời chú nói không sai và không ai cãi được cả”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Tiếp lời của Trần Thu Hà, Tấn Minh chia sẻ: “ Tôi cảm ơn rất nhiều bởi sự nghiêm khắc và rất đáng giá như Hà Trần vừa nói. Điều đó làm cho Tấn Minh rất trưởng thành trong âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang. Tôi có niềm tin tuyệt đối ở mỗi sản phẩm khi ra mắt. Đó là cái giá nhận được sau những lần bị mắng mỏ, nói không không ra gì từ chú Phú Quang”.
Hà Trần và Tấn Minh song ca Mây xưa, một ca khúc đã gắn với Trần Thu Hà của một thời xa quá, khi đó Hà Trần có dịp thu thanh cùng Bằng Kiều. Hà Trần và Tấn Minh gắn bó với nhau từ thời mới đi hát, đều có chất giọng trời phú và kỹ thuật, thấu hiểu nhau cả trong âm nhạc và đời sống nên dễ dàng đồng điệu trong ca khúc Mây xưa.
Trong không gian đêm nhạc Phú Quang, bản hoà tấu piano và violin Tình yêu của biển đến từ con gái ông là nghệ sĩ Trinh Hương và con rể Bùi Công Duy được ngân lên. Bản hoà tấu như một nỗi nhớ dành cho người mẹ thứ hai, nghệ sĩ flute Hồng Nhung, cũng là vợ của nhạc sĩ Phú Quang.
“Đây là một bản nhạc quá nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của mẹ Nhung và bố Quang. Năm nay mẹ cũng theo chân bố ra đi. Nhân đêm nhạc này, bản nhạc cất lên như những lời tri ân mà tình yêu thương bố mẹ đã dành cho chúng tôi và muốn thể hiện lại nó bằng cảm xúc riêng, một cách mới lạ”, Trinh Hương xúc động chia sẻ.
Những mảnh hồi ức chợt hiệnthật đặc biệt khi có sự góp mặt của Siu Black. Siu Black đốt cháy sân khấu với 2 ca khúc: Rock buồn, Đâu phải bởi mùa thu. Không ai nghĩ Siu Black hát nhạc Phú Quang lại hợp tai đến như thế. Có lẽ chị đã thể hiện đúng tinh thần như một nét tính cách dữ dội trong con người và âm nhạc của Phú Quang.
“Tôi từng nghĩ mình không hợp hát những bài hát của nhạc sĩ Phú Quang. Nhưng khi anh Quang mời tôi diễn một chương trình tại Đà Nẵng, không có bài nào Siu hát nhạc Phú Quang hết. Anh Quang có nói Siu cứ hát nhạc của anh Nguyễn Cường. Sau đó anh Quang bảo: Có một bài anh nghĩ em hát sẽ hợp, nếu như em muốn hát.
Nhưng lúc đó tôi không tin vì thay đổi cách hát và thay đổi nhạc, không tin bản thân mình. Sau đó anh Phú Quang nhờ ca sĩ Mỹ Linh tập cho tôi bài Đâu phải bởi mùa thu. Siu Black nhớ đêm diễn tại Đà Nẵng hát nhạc Phú Quang nhận được rất nhiều sự hưởng ứng” - Siu Black chia sẻ.
Tiết mục của Siu Black:
Bên cạnh những giọng hát tên tuổi, sự xuất hiện của Đào Mác với một loạt ca khúc: Ngày mai, Dịu dàng ơi, Dạ khúc, Phía tối tâm hồn tôi mang đến sự mới mẻ cho chương trình.
Tuy nhiên, dấu ấn đêm nhạc đầu tiên Những mảnh hồi ức chợt hiệnlà phần thể hiện của Tùng Dương. Anh hát những bài quen thuộc: Hư ảo, Mẹ, Khúc mùa thu, Em ơi Hà Nội Phố.
Tùng Dương nhớ lại: “Tùng Dương chọn bài hát đầu tiên thể hiện là Hư ảo, bài hát gắn liền với câu chuyện của 2 chú cháu. Lúc mời tôi hát, chú có nói: Chú lo lắm! Cháu và Thanh Lam hai đứa điên lắm. Nếu mà lên sân khấu điên thế thì ra nhạc ông Nguyễn Cường, ông Phó Đức Phương rồi, không ra nhạc chú.Suy nghĩ một lúc chú mới nói: Tuy nhiên có một bài rất ma mị, rất điên mà hợp với cháu. Cứ như vậy hai chú cháu tập bài hát Hư ảo.Khi tôi hát xong bài hát này, nhạc sĩ Phú Quang vốn là người rất kiệm lời khen, nhận xét: ''Hôm nay hát rất vừa, không điên, cho 9,5 điểm".
Tùng Dương có lẽ chẳng cần phải điên mới hay, bởi đêm nhạc Phú Quang Tùng Dương tiết chế nhưng lại có phần thăng hoa hơn khi hát Mẹ hay Khúc mùa thu.Anh hát có những khoảng lặng ngắt nghỉ, lấy hơi đắt giá, khiến khán giả không ít người vội lau đi giọt nước mắt lăn dài.
Hát bài Mẹ, Tùng Dương nhớ lạ: “Mười mấy năm trước bên cây đàn piano trên sân khấu Nhà hát Lớn, nhạc sĩ Phú Quang ngồi đệm đàn cho Tùng Dương hát bài Mẹ ông viết nhạc trên bài thơ của Hồng Thanh Quang. Tôi hát xong, ông không giấu nổi những giọt nước mắt của mình.
Khi nhận được bài hát của nhạc sĩ Phú Quang tôi có gặp nhà thơ Hồng Thanh Quang hỏi: ''Anh ơi! Mẹ là người đàn bà đầu tiên, người đàn bà mãi mãi không bao giờ phản bội.Chữ 'phản bội' dữ dội quá''. Anh Quang nói: ''Em ơi! Dữ dội và mạnh mẽ mới là đàn bà, nếu mà phụ nữ phản bội đàn ông chỉ có chết thôi".
Giống như cách Tùng Dương nói âm nhạc của Phú Quang luôn là tinh hoa của Hà Nội, có lẽ âm nhạc Phú Quang sẽ sống mãi trong lòng khán giả, chỉ cần ngân lên:Em ơi Hà Nội phố cũng khiến chúng ta thấy một tình yêu bất diệt về Hà Nội, tình yêu chúng ta dành cho nhau và cho nhạc sĩ Phú Quang.
Đêm nhạc thứ 2 của Những mảnh hồi ức chợt hiệnsẽ tiếp tục đến với khán giả Hà Nội tối 8/12 tại Nhà hát Lớn.
Tiết mục ''Mẹ'' của Tùng Dương:
Ảnh, clip: Hoà Nguyễn
Siu Black, Tùng Dương mê hoặc khán giả trong đêm nhạc Phú Quang
Trong video mới đăng trên kênh Ngũ long du ký, các nghệ sĩ Phi Phụng, Phương Dung, Hồng Tơ... mang mì, gạo, đồ khô và quà tới thăm hỏi ca sĩ Tô Thanh Phương.
Nghệ sĩ Phi Phụng vui mừng khi ca sĩ vẫn có thể ngồi để tiếp chuyện các đồng nghiệp, nhưng đi còn yếu, phải dùng gậy. Ca sĩ gặp khó khăn trong giao tiếp, mắt tập trung theo dõi các đồng nghiệp nhưng không thể nói chuyện tự nhiên.
Cách đây vài năm, Tô Thanh Phương gặp tai nạn xe nhưng chủ quan không đi khám, không ngờ đó lại là dấu hiệu đầu tiên của một cơn tai biến, từ đó, bệnh tình của ca sĩ ngày càng trầm trọng. Tô Thanh Phương phải từ giã sân khấu, chủ yếu nằm một chỗ và hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của vợ.
Dù bản thân mắc bệnh xương khớp, cánh tay không thể giơ cao, bà Ngọc Được - vợ ca sĩ - vẫn kiên cường chăm lo mọi sinh hoạt và thuốc men cho chồng trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất.
Khi còn đi hát, Tô Thanh Phương luôn thương vợ, không cho bà đi làm việc, để tập trung chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, khi ca sĩ mắc bệnh, tình hình kinh tế gia đình dần kiệt quệ. Bà Ngọc Được, trước áp lực quá lớn, từng rơi vào bế tắc.
Trước đây, Tô Thanh Phương điều trị tại bệnh viện tư, nhưng chi phí điều trị quá cao khiến gia đình dần suy kiệt về kinh tế. Cuối cùng, ca sĩ phải chuyển sang điều trị ở bệnh viện công theo bảo hiểm y tế.
Hiện tại, do tài chính không đủ để tiếp tục điều trị tại bệnh viện, ca sĩ được chăm sóc tại nhà. Hằng tháng, bà Ngọc Được đưa anh đến Bệnh viện Nguyễn Trãi để khám và lấy thuốc về uống. Bà thừa nhận có ngày phải đi xin cơm từ thiện khi được nghệ sĩ Phương Dung băn khoăn hỏi về việc này.
Tô Thanh Phương không muốn đồng nghiệp và khán giả biết về tình trạng sức khỏe của mình. Vì vậy, nam ca sĩ cắt đứt liên lạc, giấu bệnh tình. Khi còn đi hát, thay vì tham gia các cuộc gặp gỡ, tụ tập sau khi đi diễn, ông cũng thường về nhà ngay, ít giao du với các nghệ sĩ khác.
Ngày 24/9, diễn viên Hùng Thuận cũng đăng tải thông tin về tình trạng bệnh của Tô Thanh Phương. Nhờ bài đăng này, đồng nghiệp và khán giả mới biết về tình cảnh và đóng góp hỗ trợ ca sĩ.
Tô Thanh Phương hát "Bài ca Đất phương Nam":
Ca sĩ Tô Thanh Phương bị tai biến, gia đình bế tắc, vợ xin cơm từ thiện
Nói về những ảnh hưởng tiêu cực của TikTok, độc giả Cafenhận định: "TikTok như một thứ vô bổ, vô nghĩa, vô ích, nhảm nhí, đang tồn tại và gây nghiện cho đủ mọi lứa tuổi. Đi đâu, ngồi đâu tôi cũng thấy nhan nhản người dùng TikTok. Có nhóm thanh niên ngoài 30 tuổi, toàn đã có vợ con rồi, nhưng cũng xem rồi bắt chước, lấy điện thoại ra quay quay clip nhả khói, quẹt lửa, múa múa để đăng lên mạng. Một số người U40, mới mua điện thoại cũng hay nhờ tôi cài giúp Facebook, TikTok rồi mở ra xem theo kiểu mê hồn. Các anh U50 lại có sở thích xem các 'giang hồ mạng' nói chuyện triết lý rồi gật đầu tấm tắc".
Đồng quan điểm, bạn đọc Trungjpcho rằng:"Thật sự, tôi rất cố gắng lắm để tìm xem những đoạn clip hay, truyền cảm hứng, động lực cuộc sống, nhưng loay hoay một, hai giờ đồng hồ cũng không thấy TikTok giới thiệu những nội dung ấy. Thay vào đó, tôi chỉ thấy được đề xuất những clip xàm và video bán hàng. Chỉ cần tôi lỡ tay lướt chậm lại hai, ba giây thôi cũng bị TikTok hiểu là cần phải giới thiệu những clip như vậy. Hoặc tôi xem những clip gương người tốt, việc tốt, lên án hành vi xấu, nhưng vẫn bị TikTok giới thiếu clip xàm có liên quan đến hành vi xấu đó. Thế nên, giờ tôi hoàn toàn không biết làm sao để mình xem được những clip có chọn lọc tốt nhất có thể. Tôi ủng hộ cấm luôn TikTok".
"TikTok nhiều clip xàm xí hơn là các nội dung bổ ích. Nếu không muốn cấm cả nền tảng thì chúng ta nên quản lý chặt lại. Cá nhân tôi cảm thấy những clip kiểu lắc hông, uốn éo vớ vẩn của các cô gái mới lớn, không có ý nghĩa gì cả. Quá đơn giản khi nghĩ rằng nền tảng video này chỉ căn cứ vào những gì bạn tìm kiếm để đưa ra gợi ý cho bạn xem. Nó còn căn cứ vào những yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân... Đôi khi bạn vô tình lướt trúng một video nào đó rồi bận gì khác mà để quên đó vài giây, TikTok cũng lập tức gợi ý những nội dung tương tự, rất khó kiểm soát", độc giả Longtvnói thêm.
>> 'Sai lầm khi cấm con dùng TikTok, Facebook, YouTube'
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, bạn đọc Quin Luonglại có cái nhìn khác về ứng dụng mạng xã hội này:"TikTok, YouTube, Facebook, Instagram hay bất cứ nền tảng nào khác cũng đơn thuần là chuyển tiếp nội dung từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ. Khác ở chỗ là cách tiếp cận nội dung, ví dụ thay vì lướt ở TikTok thì ta phải tìm kiếm ở YouTube. Nội dung bẩn hay sạch, thú vị hay tẻ nhạt, có ích hay không, đều do người sản xuất video quyết định chứ không phải do nền tảng.
Bây giờ, rất dễ tìm một nội dung vừa có trên TikTok, lại vừa có trên các nền tảng khác của cùng một người sản xuất nội dung. Vậy nên, vấn đề cần giải quyết ở đây không phải là cấm nền tảng nào và giữ lại nền tảng nào, cũng không cần phải 'cai nghiện' cho ai, mà cốt lõi là vấn đề quản lý thời gian, giờ nào việc đó, thiết kế thời gian biểu một cách khoa học, giảm thời gian sử dụng mạng xã hội, tăng thời gian các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tập luyện thể thao. TikTok không phải là vấn đề, sử dụng sai cách mới là vấn đề".
Cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho TikTok, độc giả Na phân tích:"Tôi không hiểu mọi người xem gì trên TikTok mà thấy nó nhảm nhí. Tôi học tiếng Anh trên TikTok, xem các video về du lịch, sức khỏe (do các bác sĩ thực hiện), thực phẩm các vùng miền, lịch sử Việt Nam và thế giới, thậm chí còn có video vật lý và các ứng dụng ngoài đời sống... nên không thấy nó xàm xí.
Nhìn chung thì AI chỉ phản ánh việc bản thân bạn thích gì thôi, chứ TikTok bản thân nó không tạo ra video, mà chỉ là flatform để cung cấp video thôi. Nếu không có TikTok thì cũng sẽ có các flatform khác, ví dụ như Facebook hay YouTube với nhiều nội dung phản cảm, độc hại không kém. Cách đây vài năm, YouTube có rất nhiều video độc hại. Chẳng lẽ chúng ta phải cấm hết TikTok, Facebook, YouTube sao?
Thậm chí, tôi thấy Facebook còn nhiều video độc hại nhất, TikTok và YouTube thì gợi ý theo tìm kiếm người dùng nên đỡ hơn rất nhiều. Nếu bạn tìm kiếm video nhảy sexy ngoài phố đi bộ thì sao ra kết quả video lịch sử được?".
Đó cũng là quan điểm của bạn đọc Huỳnh Minh Mẫn: "Nếu không có một vài nền tảng tương tự do một hoặc nhiều công ty trong nước làm và tiếp thị thì dịch vụ video ngắn này sẽ hoàn toàn là sân chơi của các công ty nước ngoài, và cả người dùng lẫn nhà nước sẽ thiệt nhiều mặt: quản lý nội dung truyền tải, thu thuế, nội dung sáng tạo từ người dùng, cũng như dữ liệu về hành vi thói quen của họ, cũng sẽ hoàn toàn thuộc về các nền tảng nước ngoài. Tuy nhiên, tiềm lực vốn và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp trong nước có lẽ sẽ khó theo kịp các đối thủ nước ngoài nếu không có sự liên kết với nhau cũng như sự hỗ trợ từ chính sách trong thời gian một vài thập kỷ.
Hơn nữa, có lẽ TikTok hay YouTube shorts hoặc Facebook reels cũng chỉ là công cụ thông tin, hiệu quả tốt hay xấu còn do cách dùng của mỗi người. Một video ngắn có thể là video tóm tắt ý cho một video dài hơn - giúp tiết kiệm thời gian để nắm ý chính của tác giả, điều này giúp người xem nhanh chóng xem lướt qua một rừng video để lọc ra những video hay để xem tiếp phiên bản dài hơn, hoặc để nắm bắt nội dung video một cách nhanh chóng. Ngoài ra một số video ngắn có tiêu đề là những câu nói hay câu châm ngôn hay và đoạn video giúp làm sống động những câu nói hay châm ngôn này, xem cũng khá thú vị.
Do đó thay vì cấm hẳn, có lẽ trước mắt chúng ta cần truyền thông dài hơi để tuyên truyền nhắc nhở người dùng nói chung và trẻ em và học sinh nói riêng những tác hại của mạng xã hội. Từ đó, mỗi người dùng sử dụng chúng sẽ có lựa chọn phù hợp hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phát triển nền tảng dịch vụ tương tự trong nước, vì thông tin truyền thông là một trong những lĩnh vực cốt yếu của quốc gia".