您现在的位置是:NEWS > Thể thao

Nhạc sĩ Văn Ký: Chuyện chưa từng kể về 'Bài ca hy vọng'

NEWS2025-01-26 16:30:35【Thể thao】5人已围观

简介"Năm 1958, tôi sáng tác Bài ca hy vọng. Tác phẩm lãng mạn quá, mơ mộng quá đến nỗi có người không ch man city – arsenalman city – arsenal、、

"Năm 1958,ạcsĩVănKýChuyệnchưatừngkểvềBàicahyvọman city – arsenal tôi sáng tác Bài ca hy vọng. Tác phẩm lãng mạn quá, mơ mộng quá đến nỗi có người không chấp nhận được, có người còn định cấm", nhạc sĩ Văn Ký.

Có người định cấm 'Bài ca hy vọng'

Với hơn 60 năm sáng tác, nhạc sĩ Văn Ký đã viết hơn 400 ca khúc, 2 cảnh ca, 1 ca kịch, 1 tổ khúc vũ kịch, nhạc không lời.. Những sáng tác của ông mang đến cho người nghe rung cảm rất mạnh mẽ, sâu sắc, mà lại lấp lánh chất trữ tình trong sáng, thiết tha tràn đầy niềm lạc quan cách mạng như: "Bài ca hy vọng", "Tây Nguyên bất khuất", "Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi", "Nha Trang mùa thu lại về", "Trời Hà Nội xanh". Ít nói về thành công của mình nhưng nhạc sĩ Văn Ký lại hồ hởi chia sẻ về hoàn cảnh ra đời những bài hát mà đã làm nên tên tuổi của ông.

{ keywords}

Ở tuổi 88 nhưng nhạc sĩ Văn Ký vẫn rất tinh tường.

Dù đã 88 tuổi, nhưng ông bảo, nếu bạn tri kỷ có việc tâm sự, hoặc ai nói đúng chủ đề ông thích thì ông có thể tiếp chuyện cả giờ, nói chuyện cả đêm khuya mà không cảm thấy mệt mỏi. Rồi ông kể cho tôi nghe cái sự lạc quan của mình – thời trẻ - thời đang còn sung sức để sáng tác đã khiến ông gặp rắc rối.

"Năm 1958, tôi sáng tác Bài ca hy vọng, tác phẩm rất lãng mạn, rất thơ mộng. Trong khi nó ra đời hiện thực của đất nước nói chung ngày thắng lợi còn xa vời. Tác phẩm lãng mạn quá, mơ mộng quá đến nỗi có người không chấp nhận được, có người còn định cấm. Có người còn bắt tôi sửa mới dùng, nhưng tôi không sửa được, đó là tư duy cảm xúc của tôi, giờ bảo tôi sửa tôi không biết sửa thế nào. Cuối cùng Bài ca hy vọng đã được phổ biến rộng rãi, nó len lỏi cả qua song sắt nhà tù, tới những người cộng sản yêu nước, họ dù có bị đòn roi tra tấn nhưng cứ khỏe lại, họ lại hát vang bài của tôi", nhạc sĩ Văn Ký chia sẻ.

Ông bảo, đời người sáng tác có bao nhiêu giải thưởng cao quý thì giải thưởng quý nhất chính là tình yêu của khán giả với tác phẩm của mình.

Chẳng hạn như bài Nha trang mùa thu lạivề mà sắp tới đây nó lại được vang lên trong Giai điệu tự hào tháng 9 với chủ đề "Biển đảo" cũng là một kỷ niệm đẹp với ông, từ lúc có ý tưởng và cả khi bài hát đã được phổ cập. 

"Đến tận bây giờ, dù tôi đã gần 90 tuổi nhưng hình ảnh bờ biển êm đềm xanh thẳm của Nha Trang lần đầu tôi bắt gặp vẫn còn in đậm trong tâm trí. Mỗi lần nhớ về nó, tôi đều cười thầm một mình và tự hào rằng đất nước mình tươi đẹp quá. Thực raNha Trang mùa thu lại về là một mùa thu không của riêng Nha Trang, mà là của cả một đất nước, một mùa thu đã làm thay đổi số phận của cả một dân tộc.

Bài hát nói ít về mùa thu của Nha Trang, mà là mùa thu của cả dân tộc, mùa thu mơ ước. Nhưng người Nha Trang yêu mến tôi cũng từ bài hát đó. Họ yêu đến độ, mỗi lần tôi đến Nha Trang họ đón tiếp tôi như một người thân, tri kỷ lâu năm mới về. Đến độ tôi đến nhà ai, khen cái gì đẹp là y như rằng họ sẽ biếu tôi. Lần sau tôi ngại quá, thấy có gì đẹp cũng giữ trong lòng, không dám khen. Đấy, người nghệ sĩ chỉ cần có thế, danh hiệu dù là cao quý thật nhưng quý nhất vẫn là lòng dân", nhạc sĩ Văn Ký tâm sự.

"Thất tình” vì chia tay mối tình đầu

Dù người vợ thân yêu của ông đã ra đi cả chục năm nhưng hình ảnh về bà vẫn luôn hiển hiện. Trong câu chuyện với phóng viên, ông hồi tưởng lại thời điểm bị "sét đánh" khi nhìn thấy bà Trầm – vợ ông sau này. Vị nhạc sĩ nhớ lại khi ông công tác ở Chi hội Văn nghệ Liên khu 4 cùng nhiều tên tuổi như Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Trần Hoàn, Hoàng Minh Châu, Minh Hiến, Đình Quang…Vào một đêm biểu diễn, vì chiến tranh, biểu diễn phải dưới tán cây thật to, ánh sáng lờ mờ không địch sẽ phát hiện. Trên sân khấu, trong ánh sáng lờ mờ đó hiển hiện lên đôi mắt mà ông không thể diễn tả thành lời, chỉ biết rằng trong lòng ông đã nghĩ rằng, đây chính là người phụ nữ của đời mình. Vị nhạc sĩ tài hoa dù cũng có nhiều người theo đuổi nhưng ông bảo vẫn "sống bình yên, hạnh phúc cho tới khi bà ấy qua đời".

Tuổi già, dù có con cháu quây quần bên cạnh nhưng "con chăm cha không bằng bà chăm ông" khiến ông đôi lúc buồn, chỉ muốn có người bầu bạn, thương nhớ người vợ năm xưa và đặc biệt nhớ ánh mắt người vợ đầu gối tay ấp.

Nhưng ông bảo, thôi thì mình chăm mình là tốt nhất. Vậy là, hàng ngày, ông dành hơn 1 tiếng đồng hồ để tập yoga. "Khi tôi tìm đến yoga để tập, ban đầu tôi cũng nản, vì mệt và chưa biết cách thiền. Nhưng giờ, ngày nào mà không dành ra hơn 1 tiếng để tập, tôi thấy trong người không khỏe. Cháu biết vì sao tôi ngồi tiếp chuyện cháu cả tiếng mà nói không hụt hơi, đó là nhờ tập thể dục đó”, nhạc sĩ giãi bày.

Hỏi ông tuổi này, ông còn tiếc nuối điều gì? Trầm lắng, ông bảo, bài hát “Trăng xưa” là bài đầu tiên ông viết và ông cũng trở thành nhạc sĩ từ bài này. Tuy nhiên “Trăng xưa” được sáng tác vào một đêm trăng non, ánh trăng bàng bạc trên những khóm cọ lưng đồi và những tàu lá chuối nghiêng ngã ven sông. Cái đêm với cảnh tuyệt đẹp đó lại là đêm nhạc sĩ bị “thất tình” vì chia tay mối tình đầu. Cho tới tận bây giờ, sau cái đêm chia tay định mệnh đó, nhạc sĩ không còn tung tích của mối tình đầu thơ mộng đó. “Muốn gặp lại mà chiến tranh liên miên nay đây mai đó rồi mất liên lạc luôn, đến bây giờ, e là không còn cơ hội”, vị nhạc sĩ tâm sự.

T.Lê

很赞哦!(613)

站长推荐