![]() |
Chia sẻ tại Hội nghị phổ biến Quyết định 888/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT chiều 17/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, nguyên tắc hoạt động của VNPT sẽ dựa trên việc cân đối hài hòa 3 yếu tố khách hàng - người lao động với hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, VNPT là thương hiệu quốc gia, đã được khẳng định và có sức lan tỏa lớn không chỉ trong nước mà còn cả với quốc tế, nên dù mảng bưu chính đã tách ra nhưng Chính phủ vẫn quyết định giữ nguyên tên gọi Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
Sau khi tổ chức, sắp xếp, cơ cấu lại, VNPT cần hướng đến mục tiêu tổng quát là cung cấp đa dạng, đồng bộ các dịch vụ CNTT - TT với chất lượng cao, giá thành hợp lý, trên cơ sở cạnh tranh theo đúng yêu cầu của thị trường và của người dùng. 5 nhóm dịch vụ mà VNPT sẽ đẩy mạnh kinh doanh là dịch vụ di động, băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng CNTT, dịch vụ truyền thông, công nghiệp viễn thông - CNTT....
"VNPT cần giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông VN, góp phần hình thành thị trường viễn thông bền vững, cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh", Bộ trưởng chỉ đạo.
Bộ trưởng khẳng định Chính phủ đã xem xét, nghiên cứu rất thận trọng trước khi đưa ra phương án tái cơ cấu VNPT cuối cùng, và Quyết định 888 sẽ "quyết định rất nhiều đến sự phát triển của cả thị trường viễn thông chứ không riêng gì Tập đoàn".
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến năm 2015, Bộ TT&TT và VNPT sẽ phải hoàn thành xong tất cả các nội dung tái cơ cấu, song mục tiêu phấn đấu của Bộ sẽ là hoàn thành xong các nội dung ngay trong năm 2014, để bắt đầu từ thời điểm ngày 1/1/2015, VNPT có thể chính thức hoạt động theo mô hình mới và đến hết năm 2015 thì hoàn thành xong nhiệm vụ tái cơ cấu.
Bộ TT&TT và Bộ Tài chính sẽ tiến hành thẩm định vốn điều lệ của Tập đoàn, cũng như cơ cấu lại Tập đoàn trên tình thần tinh gọn, giảm đầu mối, tăng cường quyền tự chủ cho các công ty con, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh cho Tập đoàn.
Đặc biệt, Bộ trưởng chỉ đạo VNPT cần đặc biệt quan tâm tới việc phát triển công nghiệp CNTT, công nghiệp điện tử thông qua việc xây dựng Công ty TNHH MTV VNPT - Technology thành một thương hiệu Việt hàng đầu về công nghệ. "Tập đoàn cần đầu tư tích cực cho VNPT-Technology để tăng tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị viễn thông, điện tử, thay thế dần thiết bị ngoại nhập, tiến tới một nền công nghiệp CNTT tự chủ. Bản thân VNPT cần phải trở thành khách hàng đầu tiên đặt hàng VNPT - Technology để ủng hộ sản phẩm do đơn vị thành viên sản xuất ra, từ đó giúp thương hiệu lan tỏa ra trong nước và quốc tế".
Ba đơn vị được điều chuyển nguyên trạng từ VNPT về Bộ TT&TT gồm Công ty VMS (MobiFone), Bưu điện Trung ương, Học viện Bưu chính - Viễn thông sẽ được chính thức bàn giao từ ngày 1/7/2014.
Trọng Cầm
" alt=""/>VNPT sẽ hoàn thành tái cơ cấu vào cuối 2015Trận mở màn giữa Brazil và Croatia chứng minh dự báo này khi tạo ra lưu lượng khổng lồ trên Twitter với hơn 12,2 triệu tweet liên quan. Trong khi đó, có hơn 58 triệu bình luận và hơn 140 triệu lần tương tác trên Facebook về chiến thắng gây tranh cãi giữa Brazil trước Croatia, nhiều gấp 5 lần so với các bài đăng hồi Oscar 2014.
Trọng tài người Nhật Bản điều khiển trận đấu, Yuichi Nishimura, người đưa ra các quyết định khó hiểu cũng xuất hiện trong nhiều bài đăng và tin tweet sau khi “biếu không” cho Brazil một quả phạt đền.
" alt=""/>World Cup 2014: Bùng nổ trên mạng, tắc nghẽn trên sânMới đây, Cơ quan Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi) và Võ Hoàng Hà về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước khi bị công an bắt giam, Phạm Lê Hoàng Uyển là Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập.
![]() |
Phạm Lê Hoàng Uyển tại cơ quan công an |
Theo tìm hiểu của VietNamNet, trong bản kết luận vụ án này, cơ quan CSĐT có nhắc đến 1 nhân vật, người này cũng là phóng viên. Cụ thể qua xác minh, Cơ quan Công an xác định danh tính người này là Y.T – Trưởng ban kinh tế - Cơ quan đại diện phía Nam của một tờ báo.
Kết luận nêu rõ, từ ngày 31/7/2017-2/8/2017 trên báo Phụ nữ TP.HCM có đăng 2 bài viết với các tiêu đề: “Lần theo đường dây huy động 600 tỷ đồng cho dự án “ma”; “Ve sầu thoát xác” có nội dung phản ánh Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt do ông Võ Thành Long làm Tổng GĐ có hoạt động kinh doanh, huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo.
Sau khi báo đăng, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên ông Long gọi cho Uyển (lúc này Uyển đang là PV của Tạp chí Hướng nghiệp và Hoà nhập) nhờ tìm hiểu xem phóng viên nào đăng bài viết nói trên.
Ông Long cũng hỏi Uyển có cách nào gỡ bài được không. Mặc dù chưa liên hệ với ai và không biết có gỡ bài được không nhưng Uyển vẫn trả lời muốn gỡ hai bài viết nói trên thì ông Long phải lo 200 triệu đồng. Nghe vậy ông Long chưa đồng ý.
Đến ngày 4/8/2017, Báo Phụ nữ TP.HCM tiếp tục đăng bài thứ 3 phản ánh công ty bất động sản Cao Thắng với tựa đề “Vẽ khu du lịch 1.000 tỷ bằng miệng”.
![]() |
Võ Hoàng Hà |
Lúc này, ông Long tiếp tục gọi điện nhờ Uyển lo gỡ 3 bài viết nói trên. Nghe vậy Uyển gọi điện thoại cho phóng viên Y.T tìm cách lo tiền để giúp ông Long gỡ 3 bài báo nói trên xuống. Qua nói chuyện với Uyển, Y.T báo giá muốn gỡ 3 bài báo là 600 triệu đồng.
Sau đó, Uyển báo lại cho ông Long biết giá gỡ 3 bài báo là 700 triệu đồng (chênh lệch 100 triệu đồng). Ngoài ra, Uyển còn kê thêm tiền chi phí đi lại cho việc lo gỡ bài là 30 triệu đồng.
Tổng cộng giá gỡ bài là 730 triệu đồng. Uyển yêu cầu ông Long đưa trước 35 triệu đồng. Số còn lại sau khi gỡ bài xong ông Long sẽ thanh toán đủ. Để hợp thức hoá số tiền nói trên, Uyển yêu cầu ông Long phải ký hợp đồng với công ty truyền thông.
“Ban đầu, Long không đồng ý vì số tiền quá nhiều nhưng sau đó sợ bị báo Phụ nữ TP.HCM tiếp tục đăng bài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên ông Long đồng ý. Tuy nhiên, Long không đồng ý ký hợp đồng với công ty truyền thông và không chịu phần tiền thuế VAT khi xuất hoá đơn”, kết luận nêu.
Thời điểm này, Uyển nhắn tin, gọi điện thoại cho Võ Hoàng Hà để kể lại toàn bộ nội dung mình thoả thuận với ông Long.
Uyển nhờ Hà tìm cách hợp thức hoá việc nhận số tiền từ ông Long. Nghe vậy, Hà đề nghị Uyển nói ông Long ký hợp đồng mua bán cây cảnh hoặc hợp đồng phun thuốc với công ty của Hà thì không cần xuất hoá đơn. Uyển đồng ý và kêu Hà soạn sẵn hợp đồng mua bán cây cảnh.
![]() |
Số tiền 280 triệu đồng - tang vật của vụ án |
Ngày 6/8/2017, ông Long hẹn Uyển xuống TP Cần Thơ nhận trước số tiền 280 triệu đồng. Trong đó, 250 triệu đồng là tiền nhận để thực hiện việc gỡ bài, 30 triệu đồng là tiền chi phí đi lại cho Uyển. Số tiền của lại ông Long sẽ giao đủ khi báo Phụ nữ TP.HCM gỡ các bài báo.
Uyển và Hà đến gặp ông Long để nhận tiền tại quán cà phê Hoa Cau (phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Tại điểm hẹn, ông Long yêu cầu Uyển ký vào biên nhận tiền là 280 triệu đồng có nội dung “nhận tiền để lo gỡ 3 bài báo”.
"Uyển và Hà không đồng ý ký tên vào biên nhận mà yêu cầu ông Long hợp thức hoá việc nhận tiền này bằng hợp đồng mua bán cây cảnh nhưng ông Long không đồng ý.
Hai bên trao đổi 1 lúc, cuối cùng Long đồng ý giao tiền cho Uyển mà không cần ký vào văn bản nào. Uyển yêu cầu Long ra xe ôtô của Hà để giao tiền”, kết luận nêu rõ và cho biết, khi Uyển nhận tiền từ ông Long thì bị công an bắt quả tang.
Kết luận của Cơ quan Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cũng xác định, bản thân Uyển không có khả năng để liên hệ gỡ các bài báo trên nên đã liên hệ nhờ phóng viên Y.T và được đồng ý. Dù vậy, Uyển cũng không biết Y.T có khả năng gỡ các bài báo nói trên hay không?
Về phóng viên Y.T, cơ quan công an xác minh thì được biết người này đã xuất cảnh sang Mỹ vào ngày 8/8/2017 (2 ngày sau khi Uyển bị công an bắt quả tang – PV).
Theo kế hoạch, ngày 10/9/2017, Y.T sẽ trở về Việt Nam nhưng đến này phóng viên này vẫn chưa về nước nên công an chưa làm việc được.
Đặc biệt, trong bản kết luận cũng cho rằng, đơn thưa của ông Võ Thanh Long đối với ông S. - Phó Tổng biên tập của 1 tờ báo (người này đã bị thu thẻ nhà báo - PV) là mối quan hệ dân sự chưa có dấu hiệu tội phạm nên không đề xuất xử lý.
Ngoài ra, bản thân ông S. trong quá trình làm việc đã vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, cấp thẻ sai quy định cho 1 số người không phải là phóng viên của báo nên đã bị xử lý cho nghỉ việc. Do đó, Cơ quan điều tra không kiến nghị xử lý.
Hôm nay, Cơ quan Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ 1 phóng viên vì có hành vi tống tiền doanh nghiệp.
" alt=""/>Nhân vật ‘bí ẩn’ trong vụ nữ phóng viên nhận 280 triệu của doanh nghiệp