Nhận định, soi kèo Sunderland vs Millwall, 22h00 ngày 29/3: Thất vọng cửa trên

Nhận định 2025-04-01 21:57:50 87592
ậnđịnhsoikèoSunderlandvsMillwallhngàyThấtvọngcửatrêkq bundesliga   Hư Vân - 29/03/2025 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://live.tour-time.com/html/84c990063.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế

Zingtrích dịch bài đăng trên The Guardian, đề cập thực trạng hàng nghìn trẻ em ở Zimbabwe phải đi đãi vàng do dịch Covid-19 khiến trường học đóng cửa, nhiều gia đình lâm vào cảnh không còn gì để ăn.

Những đứa trẻ 10 tuổi từng cố làm vơi đi cái nóng oi ả bên bờ sông Odzi, trên đường đi học về ở ngôi làng Marange giàu khoáng sản, cách thành phố Mutare của Zimbabwe 90 km.

Giờ đây, khi hệ thống giáo dục công lập sụp đổ và đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế của cha mẹ chúng, trẻ em phải dành cả ngày trên sông để đãi vàng hoặc câu cá.

“Em đến đây vì nhà gần như không còn gì để ăn”, Tanaka Chikwaka (17 tuổi) nói.

Trong bộ quần áo rách nát và lấm lem bùn đất, Tanaka xách theo một cái xô chứa đầy cát sông. Cậu bé trút toàn bộ vào chiếc cối xay tự chế để tách những cục vàng quý giá ra khỏi cát.

Gần đó, nhiều đứa trẻ đào bới trong những hố sâu và bẩn thỉu, mong tìm được vàng ở khu vực nổi tiếng với các mỏ giàu kim loại quý.

Theo Hiệp hội Luật Môi trường Zimbabwe (Zela), hàng nghìn trẻ em đã bị đẩy vào nghề khai thác vàng thủ công khi gia đình chúng phải vật lộn vì thiếu thức ăn. Kể từ khi lệnh phong tỏa vì Covid-19 khiến trường học đóng cửa, số lượng trẻ em phải đi đãi vàng đã tăng vọt.

Tre em Zimbabwe bi ep di tim vang anh 1

Một cậu bé xách chiếc xô chứa đầy cát sông khi đi tìm vàng ở làng Marange, miền Đông Zimbabwe.

Mạo hiểm mạng sống

Mỗi buổi sáng, hàng chục cô, cậu bé băng qua sông Odzi, mạo hiểm tính mạng vì thứ kim loại quý màu vàng, được khai thác dưới lòng sông và các hố mở ở những khu vực xung quanh.

Sau mùa màng thất bát vào năm ngoái, dân làng Marange rơi vào cảnh túng quẫn. Trẻ em trong độ tuổi đi học cũng phải gánh vác trách nhiệm chu cấp cho gia đình.

Việc đào vàng dọc bờ sông là bất hợp pháp. Hoạt động này bị cấm nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Khi cảnh sát đột kích vào các khu vực này, nhiều trẻ em đã bị bắt.

“Công việc ở đây rất khó khăn nhưng em không còn lựa chọn nào khác ngoài kiên trì. Có khi cả 3 tháng đào bới, em không thu được gì giá trị. Số tiền lớn nhất mà em từng kiếm được nhờ bán vàng là 10 USD”, Tanaka cho biết.

Thiếu niên này đã bỏ học vào năm ngoái và hy vọng góp đủ tiền để được trở lại trường.

Tre em Zimbabwe bi ep di tim vang anh 2

Tanaka Chikwaka cố kiếm đủ tiền để có thể đi học trở lại.

“Em phải kiếm tiền đi học, mua sách và đồng phục. Em hiểu rằng mình chỉ có thể kiếm được tiền nếu đến đây mỗi ngày”, cậu bé nói thêm.

Tuy nhiên, Tanaka thường ra về tay trắng.

Munesu Makoni (không phải tên thật) - 15 tuổi, đã bỏ học - cho biết nhóm đào vàng nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm thường bị những người thu mua lớn tuổi lợi dụng, cố tình trả giá thấp.

Những người khai thác vàng lớn tuổi, được gọi là amakorokoza, cũng dùng vũ lực để cướp vàng từ nhóm trẻ hơn.

“Nơi này không an toàn chút nào”, Makoni nói và bật khóc khi chia sẻ về ước mơ trở thành giáo viên.

Anopa Munzara (không phải tên thật) ướt đẫm mồ hôi khi xách một xô nước từ chiếc hố bị tắc. Kể từ lệnh phong tỏa, gia đình cô bé phải sống vất vưởng dọc bờ sông. Tuy nhiên, họ gần như không thu được gì đáng giá.

“Mẹ em bán hàng rong và có một khu vườn rộng lớn. Nhưng kể từ khi bị phong tỏa, bà ấy không thể bán rau. Đói là vấn đề lớn nhất của cả nhà lúc này. Mẹ chỉ có thể lo được một bữa ăn mỗi ngày”, Munzara nói.

Cô bé coi giáo dục là cách duy nhất để thoát nghèo. “Em chỉ muốn vượt qua kỳ thi và đăng ký một khóa học điều dưỡng. Nhưng bây giờ em phải làm việc”.

Mẹ và em gái Munzara cũng đang mò mẫm dưới đáy sông.

Judith Betera (43 tuổi) nói: “Tôi từng kiếm sống nhờ bán hàng rong nhưng giờ không còn gì cả. Tôi không thể cứ thế ngồi nhìn các con chết đói”.

Tre em Zimbabwe bi ep di tim vang anh 3

Thay vì được đến trường, những đứa trẻ buộc phải mò mẫm dưới lòng sông mỗi ngày để tìm vàng.

Tuyệt vọng

Zimbabwe đã phê chuẩn tất cả công ước lớn liên quan đến lao động, bao gồm Công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trong đó, quy định nêu rõ 18 là độ tuổi tối thiểu đối với người lao động làm các công việc độc hại. Tuy nhiên, các gia đình ở Marange có rất ít sự lựa chọn.

Ở Zimbabwe, trẻ em thường phải chia sẻ trách nhiệm gánh vác gia đình với cha mẹ. Do vậy, lao động trẻ em trở nên phổ biến.

Năm 2019, trong số 50.000 đối tượng dưới 16 tuổi được khảo sát, 71% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt cá; 5,4% làm trong ngành khai thác mỏ và khai thác đá, theo kết quả của Cơ quan Thống kê Quốc gia Zimbabwe.

Paul Mavima, Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội, nói rằng ông không biết về sự gia tăng lao động trẻ em trong lĩnh vực khai thác mỏ. Vị bộ trưởng nói thêm rằng chính phủ đã trích ngân sách để giúp đỡ 13 quận.

“Tôi đã đi khắp cả nước và chưa thấy người dưới 18 tuổi làm nghề đãi vàng. Hãy nhớ rằng công việc được thực hiện bởi trẻ em là một phần của xã hội hóa. Tuy nhiên, điều đó phải không ảnh hưởng đến việc học ở trường của các em”, ông nói.

Tre em Zimbabwe bi ep di tim vang anh 4

Moses Mhlanga (49 tuổi) và con trai dành cả ngày làm việc trong các hố vàng.

Mavima cho biết chính phủ Zimbabwe không bỏ rơi lao động trẻ em. Tuy nhiên, các gia đình nghèo sẽ cho con cái tham gia vào nhiều hình thức làm việc khác nhau.

Theo ILO, 218 triệu trẻ em 5-17 tuổi đang làm việc trên toàn thế giới. Châu Phi có 72,1 triệu trẻ em phải đi làm thuê.

Người phát ngôn của Zela nói: “Chính phủ cần có các cơ chế ứng phó với sự sụt giảm kinh tế do Covid-19 nhằm ngăn chặn sự tham gia của trẻ em vào các công việc nguy hiểm đến tính mạng”.

Gần làng Marange, Moses Mhlanga (49 tuổi) nghỉ ngơi dưới gốc cây với cậu con trai 5 tuổi.

“Đây là công việc mới của chúng tôi. Tất cả phải lao động để tồn tại. Đó là tình huống tuyệt vọng”, ông nói.

Xung quanh họ là những người trẻ chân lấm tay bùn, đói khát và mệt mỏi, đào bới trong đống đất cát với hy vọng kiếm được gì đó có giá trị.

Người đàn ông ngủ cùng 567 chiếc quan tài: Tôi làm không phải vì tiền

Người đàn ông ngủ cùng 567 chiếc quan tài: Tôi làm không phải vì tiền

Nhiều năm liền phải ngủ trong hang cùng 567 chiếc quan tài chứa xác chết và chỉ được trả khoảng 300 tệ - 1 triệu đồng mỗi tháng, nhưng người đàn ông vẫn hăng hái nhận việc.

">

Những đứa trẻ tìm vận may ở mỏ vàng

Người già khởi nghiệp, tại sao không?

Các nhà dân số học trong nước và quốc tế đều nhận định: Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới (khoảng 11 triệu người cao tuổi).

Điều này chứng tỏ tuổi thọ của người dân càng cao, đời sống, hoạt động y tế bảo vệ sức khỏe của nhân dân ngày một hiệu quả nhưng nó cũng gây sức ép đáng kể cho sự nghiệp an sinh xã hội.

{keywords}
Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh

Thực tế có rất nhiều người còn sức khỏe, nhất là từ tuổi 60 đến 75, vẫn muốn tiếp tục cống hiến nhưng chưa được đáp ứng.

Đây là những thông tin được đưa ra tại “Diễn đàn Sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi” ngày 3/11 ở Hà Nội.

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Lê Minh - Nguyên Phó Trưởng ban Chương trình Quốc gia về việc làm, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cho biết, 70% người cao tuổi ở Việt Nam vẫn tiếp tục lao động kiếm sống và cả nước có gần 400 nghìn người cao tuổi làm kinh tế giỏi.

Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều ví dụ về người cao tuổi làm kinh tế giỏi. Đó là ở Nam Định, ông Nguyễn Quốc Toàn (73 tuổi, nguyên kỹ thuật viên cơ khí) đã mở công ty sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công ty của ông thu hút 50 lao động, lương bình quân 5 triệu đồng/tháng, doanh thu hàng năm 15 tỷ đồng.

Ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), bà Khánh Toàn với kinh nghiệp 26 năm làm nghề liên quan đến đá đã mở 4 công ty khai thác và chế biến đá, với số vốn 500 tỷ đồng, thu hút 150 lao động.

TS. Minh nhấn mạnh: “Lâu nay khi nói đến khởi nghiệp thường nhiều người chỉ nghĩ đến thanh niên hoặc người trung tuổi. Thật ra, kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong lĩnh vực này họ đều rất quan tâm đến người cao tuổi.

Bởi vì họ đã nhận thức rất rõ đây là một nguồn lực quý báu của quốc gia. Người cao tuổi có lợi thế về kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhiều mối quan hệ trong xã hội.

Đặc biệt với đội ngũ trí thức là người cao tuổi, với trình độ học vấn và chuyên mộn đã tích lũy nhiều năm, họ vẫn muốn tiếp tục làm việc và cống hiến cho sự phát triển của đất nước”.

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Thị Phương Mai, trường Đại học Công đoàn cho biết, trước những thách thức về già hóa dân số, một số nước trên thế giới có riêng chương trình sử dụng người lao động cao tuổi. Thậm chí rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển người cao tuổi.

Tại Việt Nam, tuy nhà nước đã có các chính sách nhằm đảm bảo chất lượng sống của người cao tuổi nhưng việc thiếu các chính sách hỗ trợ cụ thể về tạo việc làm cho người cao tuổi đang gây khó khăn cho các đối tượng này trong quá trình tìm kiếm việc làm, bảo đảm đời sống.

Giải pháp việc làm cho người cao tuổi

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giải pháp để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người cao tuổi.

TS. Nguyễn Thị Phương Mai, Ths. Trương Thị Ly - trường Đại học Công Đoàn cho rằng: Cần phải thiết lập các trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động cao tuổi để họ tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ tìm việc làm. Ngoài ra, cần tạo thuận lợi cho người cao tuổi tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ kinh doanh.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng được cung cấp cơ hội đào tạo lại để họ được nâng cao tay nghề và kỹ năng mới giúp họ có khả năng cạnh tranh trong tìm việc làm ở thị trường lao động mới.

{keywords}
Các chuyên gia tại diễn đàn "Sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi” ngày 3/11 tại Hà Nội.

Tiến sĩ này cũng nhấn mạnh, nhà nước cần thực hiện vận động xã hội ủng hộ việc chống kỳ thị dựa vào tuổi trong việc làm. Tuyên truyền, nhắc nhở thế hệ trẻ về vai trò của người cao tuổi không phải chỉ để chăm sóc trẻ em, làm giúp việc nhà mà họ có thể tham gia vào việc làm kiếm thu nhập nếu họ muốn.

Các chuyên gia cũng đồng tình về việc phải phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, đảm bảo cho người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ về sức khoẻ từ đó họ có thể tiếp tục lao động, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.

TS Nguyễn Hải Hữu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam cho rằng, đối với nhóm người cao tuổi thu nhập thấp, thuộc diện nghèo sống độc lập, người cao tuổi cư trú ở các  xã đặc biệt khó khăn… Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về sinh kế cụ thể cho họ.

Theo đó, cần có chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp tài sản để sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ. Chính sách miễn giảm phí học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp; chính sách miễn giảm phí tham gia các khóa học về khuyến nông- khuyến lâm - khuyến ngư; chính sách bảo hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong trường hợp họ gặp rủi ro (do thiên tai, dịch bệnh…).

Có thể thấy, chính sách hỗ trợ sinh kế rất quan trọng, giúp người cao tuổi tự bảo đảm thu nhập, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của con cháu, bảo đảm thực hiện quyền sống độc lập cho người già.

Con cái không phải là tấm 'thẻ bảo hiểm’ lúc cha mẹ về già

Con cái không phải là tấm 'thẻ bảo hiểm’ lúc cha mẹ về già

Theo tôi, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” đang dần lỗi thời.

">

Người đàn ông U80 khởi nghiệp, tạo doanh thu hàng chục tỷ/năm

Sau sự việc nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Công an TP Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu công an thủ đô tập trung lực lượng, biện pháp điều tra, xác minh, khẩn trương xử lý nghiêm minh vụ việc trên, bảo đảm đúng người, đúng tội. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị xem xét trách nhiệm với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an lập tức nhận được sự ủng hộ lớn từ người dân. Nhiều người cho rằng nguồn cơn của vấn đề xuất phát từ nền tảng giáo dục yếu kém của gia đình, và việc xử lý thật nặng phụ huynh là biện pháp cần phải làm để giải quyết triệt để vấn nạn đua xe vốn đã là thứ "ung nhọt" nhiều năm qua của Thủ đô. 

Phải tịch thu xe, đánh vào kinh tế để cha mẹ có ý thức quản lý con - 1

Nhóm đối tượng gây án (Ảnh: Tô Sa).

Ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an, độc giả Vu Quoc Chinh bình luận: "Hoàn toàn đồng ý với Đại tướng. Cần xử lý nghiêm người giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển. Cần tăng nặng trách nhiệm với trường hợp giao xe cho người thân, vì đã là người thân thì phải biết chắc chắn người đó không đủ điều kiện rồi". 

"Chế tài xử phạt hiện nay vẫn là quá nhẹ. Cần phải tịch thu xe, buộc nộp phạt thật nặng thì bố mẹ mới có trách nhiệm quản lý con hơn. Đề nghị làm căng giống nồng độ cồn. Khi đồng tiền mất nhiều, đủ ngấm vào xương thịt thì phụ huynh mới có ý thức được", anh Duy Nguyễn tiếp lời. 

Không chỉ đề xuất xử phạt nặng hoặc xử lý hình sự phụ huynh, nhiều độc giả còn cho rằng cần mạnh tay trong việc áp dụng các biện pháp thu giữ phương tiện là hành vi phạm tội, bất kể đó có phải tài sản của người phạm tội hay không. Anh Nguyen Dai Hung bình luận: "Ngoài xem xét trách nhiệm hình sự người đua xe và giao xe, cần tịch thu và tiêu hủy phương tiện. Lúc đó mới hy vọng kéo giảm tình trạng này". 

"Tại sao không tịch thu luôn phương tiện của những đối tượng đua xe, gây bất an cho xã hội? Kể cả đó là phương tiện của cha mẹ thì việc họ vô tư giao xe cho con, không màng đến việc giám sát quản lý thể hiện sự hời hợt, vô trách nhiệm với xã hội. Họ cứ vô tư lỳ ra, bỏ mặc hậu quả để xã hội phải gánh lấy. 

Tôi cho rằng cách tốt nhất để họ có trách nhiệm không gì khác ngoài tịch thu, tiêu hủy hoặc bán xung công quỹ tài sản vi phạm. Khi đó, chắc chắn họ sẽ có biện pháp quản lý con cái và tài sản ngay lập tức", chủ tài khoản HAE tiếp lời. 

Độc giả có nickname Thủy BIM bình luận dưới góc độ quan điểm tương tự: "Cần phạt nghiêm minh chủ phương tiện dù chủ phương tiện biết hay không để răn đe các trường hợp khác, từ đó buộc người dân phải tự có ý thức quản lý tài sản có liên quan tới mình".

"Nếu đoàn 30 xe thì đối tượng tham gia phải hơn 30, đề nghị cơ quan công an làm thật quyết liệt, tóm hết các đối tượng và xử lý nghiêm. Nếu chỉ bắt 10 đối tượng và "để xổng" phần còn lại, những thành phần này vẫn sẽ "nhờn", coi thường pháp luật. 

Tiếp đó, phải xem xét trách nhiệm hình sự của cả cha mẹ những đối tượng tham gia đua xe, đồng thời đánh giá lại, có văn bản hướng dẫn để làm cơ sở xử lý hành vi đua xe gây tai nạn chết người là hành vi có dấu hiệu của tội Giết người", độc giả Nguyễn Văn Tạo kiến nghị. 

Chung cảm giác bức xúc, bạn đọc Hoàng Long viết: "Con tôi ở nhà rất ngoan, đây là câu nói thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của cha mẹ. Không thể cứ đẩy trách nhiệm giáo dục cho xã hội mà cần phải gắn chặt trách nhiệm của cha mẹ với con cái bằng cả luật pháp". 

"Gia đình giáo dục thực tế cho thấy không có hiệu quả. Cần có chế tài thật nặng với phụ huynh, vấn đề tự khắc được giải quyết. Còn theo tôi, cơ hội hoàn lương cho tội phạm vị thành niên là không cần thiết bởi ngay cả việc cha mẹ đi tù, tài sản gia đình "đội nón" ra đi, thậm chí bản thân có nguy cơ vướng lao lý cũng không làm chúng run sợ. Chúng vẫn sẽ tái phạm và lần sau sẽ nghiêm trọng hơn lần trước thôi", chủ tài khoản JinSheng1990 bình luận gay gắt. 

Phải tịch thu xe, đánh vào kinh tế để cha mẹ có ý thức quản lý con - 2

Đối tượng Nguyễn Tá Minh Khang - quái xế trực tiếp va chạm khiến cô gái 27 tuổi tử vong, hiện chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông (Ảnh: Tô Sa).

Xử lý tài sản là phương tiện phục vụ cho hành vi phạm tội như thế nào? 

Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng trong vụ án hình sự được hiểu là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Về nguyên tắc xử lý vật chứng, thẩm quyền giải quyết vật chứng tại các giai đoạn khác nhau của vụ án thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng tương ứng của giai đoạn đó, bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án. 

Theo khoản 2, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy. Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. 

Vật chứng nếu không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, người có thẩm quyền có quyền trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải vật chứng hoặc trả lại vật chứng cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. 

Đối với vụ án xảy ra tại Hà Nội, xe máy có thể được đánh giá là vật chứng, là công cụ phạm tội trong vụ án có dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng và Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Do đó, trước mắt, cơ quan có thẩm quyền có thể tạm giữ phương tiện để phục vụ cho hoạt động giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng. 

Quá trình giải quyết vụ án, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy việc thu giữ vật chứng không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án và thi hành án, người có thẩm quyền tại các cơ quan này có quyền trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Trong trường hợp vật chứng được xác định là công cụ, phương tiện phạm tội, những phương tiện này có thể bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy. 

">

"Phải tịch thu xe, đánh vào kinh tế để cha mẹ có ý thức quản lý con"

Soi kèo phạt góc Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3

Thế nhưng, chuyện ông Cao Thanh Mỹ (62 tuổi, ngụ Quận 7, TP. HCM), bỏ nhà mặt phố để ra sống nơi gầm cầu Bà Bướm (Quận 7) thực sự khiến nhiều người khó hiểu.

{keywords}
Những vật dụng giản đơn của ông Mỹ để phục vụ cho cuộc sống dưới gầm cầu. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Bỏ nhà phố để ở gầm cầu

“Cơ ngơi dưỡng già” của ông Mỹ cách vị trí chị Thúy neo đậu chiếc ghe cũ kỹ không xa. Đó là một tấm ván lớn được ông trải dưới nền đất, bên trên là cầu Bà Bướm. Mỗi lần có xe di chuyển trên cầu, “mái nhà” của ông rung lên bần bật.

Dù trời mưa lất phất, hơi lạnh bốc ra từ những mảng xi măng dưới gầm cầu khiến chúng tôi run lên liên hồi, ông vẫn mình trần trùng trục, ngồi võng đung đưa.

Từ khi chị Thúy và chồng neo ghe tại đây đã thấy chiếc ghe chài nhỏ của ông Mỹ tấp gọn gàng dưới gầm cầu này. Ông có mái tóc dài, lượn sóng đặc vị nghệ sĩ nhưng lại xuề xòa, chân chất đến lạ. Thấy chúng tôi, ông vẫy tay, gọi vào uống nước, tránh mưa.

Chị Thúy nói, ở đây, vợ chồng chị chỉ có ông Mỹ là lối xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Nghe vậy, ông cười lớn nói: “Tao cũng như bay, ăn nhờ ở đậu gầm cầu cả. Tối lửa tắt đèn có nhau gì chứ”.

Thực ra, ông có nhà cửa khang trang ngoài mặt phố ở Quận 7. Ông Mỹ cũng không phải gốc là dân chài lưới hay ôm mộng chim trời cá nước làm kế mưu sinh. Ông ra gầm cầu ít người qua lại này tá túc là vì cái sở thích kỳ lạ của mình.

“Trước đây, tôi làm tài xế cho hãng phim nổi tiếng. Lúc đoàn phim thiếu diễn viên, thấy tôi hợp vai nào, họ lôi tôi vào đóng luôn. Thế mà cũng có cảnh lên phim, tôi trở thành diễn viên nghiệp dư. Lúc trẻ lo làm, tích góp mua được nhà cửa, cưới vợ sinh con, giờ tôi giao nhà lại cho vợ con rồi ra đây ở”, ông Mỹ nói.

Cái lý do ông bỏ nhà cao cửa rộng, cuộc sống tiện nghi để chui rúc dưới gầm cầu, sống cùng chuột bọ cũng khiến chúng tôi bất ngờ. Hỏi mãi, cuối cùng ông cũng tiết lộ. Ông ra đây ở vì sợ… chết.

Ông nói, ở nhà hoài chán, không làm gì người cứ tăng cân không kìm được. Nếu cứ như thế, ông sợ một ngày nào đó sẽ lâm bệnh mà chết.

“Tính tôi thích đi lại, không quen ngồi một chỗ. Ở nhà tù túng, quanh đi quẩn lại chỉ 4 bức tường. Cứ thế sớm muộn tôi cũng lâm bệnh mà chết. Tôi quyết định bỏ nhà, ra gầm cầu này sống như thổ dân. Ai khuyên can, chửi bới gì tôi cũng mặc”, ông Mỹ kể thêm.

Vui thú tiêu dao

{keywords}
Chiếc thuyền câu, phương tiện giúp ông Mỹ vui hưởng thú tiêu dao của mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Để chuẩn bị cho cuộc sống dưới gầm cầu, ông Mỹ mua lại một ghe đánh cá nhỏ rồi cuốn theo mấy bộ đồ cũ xuôi theo dòng nước ra phía cầu Bà Bướm. Ngày nắng đẹp, ông chèo ghe rong ruổi theo con nước đánh bắt cá tôm. Ngày mưa gió, ông chui vào ghe nằm...

Ông nói, chiếc ghe không phải là phương tiện mưu sinh mà là công cụ giúp ông chạm đến cuộc sống an nhiên tự tại. Ông câu cá, chài lưới không cưỡng cầu được, mất. Có cá, ông có thêm miếng ăn ngon. Về tay không, ông ăn cơm với rau dại chấm muối…

Chị Thúy nói, ban ngày, ông Mỹ cứ mình trần lủi thủi trên ghe, thả trôi theo dòng nước. Ông lang thang đây đó trên sông ngắm chỗ này, “nghiên cứu” chỗ nọ. Chiều xuống, ông bơi thuyền về đậu dưới gầm cầu Bà Bướm.

“Hôm có nhiều cá tôm, ông chia lại cho tôi và những người lao động nghèo khác. Ông không bán bao giờ, thấy ai khổ ông còn mua gạo đem đến biếu. Ở đây, ai cũng thương ông ấy cả. Cháu, con ông cũng hay đến gầm cầu thăm ông đòi ông về nhưng ông không chịu”, chị Thúy kể.

{keywords}
Ông Mỹ một mình sống dưới gầm cầu nhưng chưa bao giờ bệnh. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Quanh năm mình trần, ngủ gầm cầu ẩm thấp vậy mà ông Mỹ chưa hề một lần bệnh tật. Ở tuổi 62, ông vạm vỡ và vô cùng lạc quan. Ông bảo, người ta chê gầm cầu chứ ông thấy ở gầm cầu sướng hơn ở phòng máy lạnh.

“Như vậy là tôi sống cùng thiên nhiên, vạn vật. Đêm nằm nghe tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nghe tiếng xe chạy trên đầu, cảm nhận được những khối bê tông rung lên bần bật mỗi khi xe chạy qua… Cuộc sống cứ thế chầm chậm trôi qua. Tôi thấy an nhiên hơn là vào sống trong kia, nơi đèn điện sáng lòa mà ngột ngạt, bon chen quá”, ông Mỹ nói.

Mải nói chuyện, ông không nghe tiếng gió rít qua kẽ xi măng báo hiệu cơn mưa lớn sắp ập đến. Thấy chúng tôi có vẻ lạnh, ông cười xòa bảo sức khỏe thanh niên bây giờ kém hơn xưa nhiều.

Nói xong, ông xếp thêm mấy cây củi khô vào ngọn lửa để sưởi ấm, chống muỗi mòng. Trời nhá nhem tối, ông bật chiếc đèn chiếu sáng bằng ắc quy rồi lôi ra những bức ảnh đen trắng ghi lại kỷ niệm thời ông đi đóng phim khoe khách lạ.

Cuối cùng, ông lôi từ trên thanh dầm gầm cầu chiếc ipad cũ mèm để gọi điện trò chuyện với đứa cháu ngoại. Ông kể, cháu ngoại còn nhỏ nhưng thương ông nhất. Ngày ông rời nhà ra gầm cầu sống, nó cứ khóc hoài rồi đòi “ngoại về nhà chơi với con”. Mấy nay mưa bão, ông chưa về thăm cháu được nên đành trò chuyện từ xa.

Ông nói: “Nhiều người cứ nghĩ phải ở nhà to, nhà rộng rồi lao thân đi kiếm thật nhiều tiền để phục vụ cho mơ ước của mình. Tôi lại thấy ở đâu cũng vậy miễn sao mình thấy vui là được. Như tôi bây giờ, tôi thấy mình sống rất vui và thi vị”.

Gầm cầu Sài Gòn: Chốn 'sám hối' của anh ra tù, 'bến đợi' của chị xa quê

Gầm cầu Sài Gòn: Chốn 'sám hối' của anh ra tù, 'bến đợi' của chị xa quê

Dưới gầm một số cây cầu tại TP.HCM là cuộc sống của những phận đời với nhiều hoàn cảnh trái ngược.

">

Người đàn ông bỏ nhà Sài Gòn ra sống gầm cầu: Ở đây sướng hơn phòng máy lạnh

Sau 12 tập được phát sóng, chặng đường tìm ra nhân tố sáng giá cho ngôi vị Thần Tượng Bóng Rổ mùa đầu tiên đã đi đến hồi kết. Quán quân Thần Tượng Bóng Rổ mùa đầu tiên - Lâm Thế Kiệt là học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM).

{keywords}
 Lâm Thế Kiệt, quán quân Thần tượng bóng rổ 2020.

Xuất hiện tại chương trình, Thế Kiệt gây bất ngờ bởi ngoại hình điển trai, cao ráo và rất mạnh mẽ khi chỉ là nam sinh lớp 10. Sở hữu chiều cao 1m84 vượt bậc so với bạn đồng trang lứa, Thế Kiệt nhanh chóng gây ấn tượng với nhiều kĩ năng chắc chắn. Tuy nhiên, tại vòng casting anh chàng khiến các HLV lo lắng đã gặp khá nhiều chấn thương. Theo chia sẻ, Thế Kiệt cũng từng nản chí vì những cơn đau vì chấn thương này.

{keywords}
 

Điểm qua loạt thành tích của Thế Kiệt, chắc chắn ai cũng phải bất ngờ vì anh chàng sở hữu khá nhiều huy chương như: 3 huy chương Vàng giải Năng khiếu cấp quận, toàn thành và giải Festival 2020 thành phố; 3 huy chương Bạc giải 3x3 U18, Năng khiếu trẻ cấp thành phố 2020 và Năng khiếu U14-15 cấp thành phố 2018; huy chương Đồng giải Toàn quốc 3 năm liền 2018 - 2019 - 2020. Đặc biệt, Thế Kiệt còn đoạt giải Vô địch ném 3 giải Eballs năm 2018 và lọt Top 16 Allstar Jrnba 2018.

{keywords}
 Anh chàng cao 1m84.

Mặc dù có vẻ dành khá nhiều thời gian với các giải đấu và mang về nhiều thành tích khủng, nhưng Thế Kiệt vẫn duy trì xuất sắc 10 năm liền là học sinh giỏi.

Kết quả trên đã chính thức khép lại mùa đầu tiên của Thần Tượng Bóng Rổ, mỗi thí sinh đều là nhà vô địch cho sự nỗ lực, cố gắng của bản thân trong thời gian qua.

Những bạn trẻ 15 - 17 tuổi ngày nào còn bỡ ngỡ, ngại ngùng đến casting đã thực sự trưởng thành thành những cầu thủ bóng rổ tiềm năng cho tương lai của thể thao Việt Nam. Giờ đây, sự gắn kết của tất cả đã như một gia đình thực thụ, dù chương trình có kết thúc vẫn hứa hẹn những sự hội ngộ tiếp theo của dàn thí sinh và hai vị HLV cùng Will, Cường Seven.

Nữ streamer thu hút 10.000 người theo dõi chỉ sau một buổi phát sóng

Nữ streamer thu hút 10.000 người theo dõi chỉ sau một buổi phát sóng

Wang Yizhen, hot girl người Đài Loan (Trung Quốc), thu hút lượng fan lớn nhờ ngoại hình dễ thương, giọng nói ngọt ngào.

">

Lâm Thế Kiệt trở thành quán quân Thần tượng bóng rổ 2020

友情链接