Theo kết luận thanh tra của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM còn có một số tồn tại một số vấn đề về tài chính và quản lý tài sản côngĐi họp là có tiền
Cụ thể, theo quy chế chi tiêu nội bộ, quy định hệ số tính thu nhập tăng thêm bao gồm cả nhiệm vụ lãnh đạo, quản lí và phụ trách đoàn. Quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 25% chưa đúng quy định.
Đặc biệt, quy định chi họp các cuộc họp do ban giám hiệu triệu tập và chủ trì như họp giao ban, họp tập thể lãnh đạo, họp thi đua,.... cho người chủ trì 200.000 đồng; thành viên và chuẩn bị nội dung 150.000 đồng là không có căn cứ.
Nhà trường cũng chưa quy định rõ các khoản chi theo từng nguồn kinh phí; các khoản chi, mức chi đối với các hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Về các khoản thu, việc thu phí sử dụng thư viện, 'thế chân' sử dụng thư viện chưa đúng quy định. Nhà trường đã dừng thu các khoản phí này và hoàn trả cho sinh viên đã nộp, tuy nhiên nhiều sinh viên không đến nhận. Đến thời điểm thanh tra, trên tài khoản còn dư số tiền 258 triệu đồng.
 |
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM |
Về các khoản chi, một số khoản chi chưa đúng tính chất nguồn kinh phí. Cụ thể như, trường thực hiện cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn thu dịch vụ. Năm 2019, chi tiền vượt giờ giảng năm học 2017-2018 từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Một số khoản chi không quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, không có căn cứ pháp lí: Chi thù lao thu học phí; chi tiền họp trong giờ hành chính;...
Bên cạnh đó, chứng từ kế toán, giấy đề xuất làm thêm giờ chưa thực hiện làm theo từng ngày có nhu cầu làm thêm giờ. Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ theo quy định.
Cho tạm ứng từ năm 2015 đến nay vẫn chưa hoàn ứng
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ, trong việc theo dõi quản lý, xử lý các khoản công nợ, cuối năm Trường ĐH Văn hóa TP.HCM chưa thực hiện đối chiếu xác nhận công nợ với từng đối tượng, còn một số công nợ từ nhiều năm trước chưa được xử lí dứt điểm.
Cụ thể, đến ngày 31/12/2018 còn số dư trên tài khoản 141 là 1,22 tỷ đồng; đến ngày 31/12/2019 là 2,41 tỷ đồng; đến thời điểm thanh tra là 1,01 tỷ đồng. Một số đối tượng tạm ứng kéo dài từ 2015 chưa hoàn ứng; một số đối tượng kết thúc năm tài chính chưa hoàn ứng nhưng tiếp tục cho tạm ứng.
Đối với công tác quản lí, sử dụng tài sản công, việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê các hợp đồng trường đã kí kết phần lớn là hợp đồng cho thuê cơ sở vật chất. Theo quy định trường phải xây dựng đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Mặc dù trường đã xây dựng đề án trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ tháng 6/2019 nhưng chưa được phê duyệt thì về nguyên tắc nhà trường không được triển khai thực hiện. Thanh tra kết luận việc cho thuê cơ sở vật chất hiện nay của trường là không đúng quy định của Luật Quản lí, sử dụng tài sản công, cần phải chấm dứt…
Đề nghị chấm dứt các khoản chi không đúng, nộp ngân sách 258 triệu đồng
Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị Vụ kế hoạch Tài chính sớm xem xét đề án sử dụng tài sản công của trường, tham mưu trình lãnh đạo Bộ có ý kiến để trường có cơ sở thực hiện, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM phải rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của nhà nước và phù hợp với đặc điểm của trường, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, đúng nội dung chi, đối tượng chi, nguồn chi theo quy định của pháp luật.
Sửa đổi quy định về chi thu nhập tăng thêm, quy định về trích lập các quỹ cho phù hợp với quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính. Bổ sung các khoản chi, mức chi đối với các hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Nhà trường chấm dứt các khoản chi không đúng tính chất nguồn kinh phí, các khoản chi không quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, không có căn cứ pháp lí. Đối với việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ, đề nghị trường sử dụng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM có biện pháp thu hồi ngay các khoản tạm ứng. Cuối năm, thực hiện đối chiếu, xác nhận công nợ, tạm ứng đối với từng đối tượng đang theo dõi trên các tài khoản công nợ, không để các khoản tạm ứng kéo dài.
Cân đối nguồn tài chính của trường để nộp các khoản thuế kịp thời theo quy định. Rút kinh nghiệm trong việc kiểm soát chứng từ thanh toán và việc thực hiện quy trình thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng theo quy định. Hằng năm, xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ theo quy định.
Nhà trường không kí mới, không gia hạn các hợp đồng liên kết, cho thuê cơ sở vật chất khi chưa có ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Lập đề án tổng thể về việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết của trường, báo cáo Bộ phê duyệt. Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Quản lí, sử dụng tài sản công…
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM nộp ngân sách nhà nước các khoản thu sử dụng thư viện 159 triệu đồng và thế chân sử dụng thư viện 99 triệu đồng. Có biện pháp chấn chỉnh đối với những tồn tại, thiếu sót đã nêu trên, thực hiện đúng các quy định về tài chính, kế toán…
Lê Huyền

Hàng loạt sai phạm tại Trường ĐH Điện lực
Trước hàng loạt sai phạm, Thanh tra Bộ Công thương đề nghị Trường ĐH Điện lực kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân có liên quan.
" alt="Sai phạm tại Trường ĐH Văn hóa TP.HCM"/>
Sai phạm tại Trường ĐH Văn hóa TP.HCM
. Những lần trước đó, cô còn thiếu ít điểm, nhưng trong lần thi này chỉ đạt được 314 điểm.</p><p>Cô gái này sau khi biết điểm thi đã mất ăn, mất ngủ nhiều ngày liên tiếp. Bố mẹ thấy tình trạng của con gái ngày càng tồi tệ đã đưa con đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị trầm cảm, mắc chứng hoang tưởng phải nhập viện tâm thần điều trị.</p><p>Trong đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội, cô gái này mặc áo bệnh nhân, liên tục có cử chỉ hướng về phía cửa sổ để dạy học. Cô gái có nhiều hành động, biểu hiện lạ như tự tay cào và đập đầu vào tường... Thậm chí, người này còn liên tục nói: )
Bố mẹ bệnh nhân cho biết, đây là lần thứ 3 con họ tham gia kỳ thi thạc sĩ. Thậm chí, cô gái này còn từ bỏ công việc ổn định, chia tay bạn trai để tập trung ôn thi nhưng kết quả vẫn không khả quan.
Việc trượt thạc sĩ 3 lần khiến cô gái như rơi xuống vực thẳm. Thất bại lần này khiến cô khó chấp nhận, một phần vì bạn bè đồng trang lứa của cô giờ đã có việc ổn định, còn cô vẫn chưa có sự nghiệp.
Mặt khác, là cử nhân của một trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc, nên việc thi thạc sĩ 3 lần không đỗ đối với cô gái còn là một sự xấu hổ.
Giống trường hợp của nữ sinh trên, Tiểu Lưu - cử nhân của Đại học Phúc Đán (ngôi trường nằm trong dự án 985 - dự án xây dựng các ngôi trường hàng đầu thế giới) cũng thi trượt thạc sĩ 3 lần. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nam sinh là một trong những học sinh tiêu biểu.
Trong kỳ thi tuyển thạc sĩ, nam sinh đã dốc toàn bộ sức lực để ôn nhưng vẫn không đạt được kết quả mong đợi. Sau đó, nam sinh có những biểu hiện lạ như: Không giao tiếp, tự đày đoạ bản thân (đập đầu vào tường, cào cấu bản thân), nói năng mất kiểm soát...
Bố mẹ nam sinh đã đưa con đi khám. Cuối cùng, nam sinh phải nhập viện điều trị vì bị trầm cảm. Nam sinh hoang tưởng nói với bác sĩ: "Cháu đạt được 410 điểm trong kỳ thi (thạc sĩ)".
Trước đó, câu chuyện của một gia đình ở Trung Quốc cùng thi thạc sĩ, bố mẹ đỗ, nhưng con gái bị trượt đã gây xôn xao dư luận. Trong khi bố đạt 386/500 điểm, mẹ đạt 390/500 điểm trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học, nữ sinh chỉ đạt được 300/500 điểm, không đủ điểm xét tuyển.
Khác với 2 trường hợp trên, mới đây một cô gái có tên Cát Lâm đã chia sẻ câu chuyện của bản thân về việc thi thạc sĩ 8 lần chưa đỗ, từ năm 2016 - 2023. Không buồn rầu, ủ rũ vì thi trượt, nữ sinh này cho biết: "Tôi luôn đón nhận mọi thứ lạc quan nhất".
"Nếu gặp phải khó khăn, thất bại, chúng ta nên kiên trì đối mặt để giải quyết mọi việc bằng thái độ cởi mở, tích cực", Cát Lâm chia sẻ.
Sau chia sẻ của Cát Lâm, nhiều người đồng tình với cách cô đón nhận những thử thách, khó khăn. Bên cạnh đó, phần lớn khán giả cho rằng, việc thi trượt nhiều lần cần phải xem lại.
An Dương (Theo 163)
Cùng thi thạc sĩ, bố mẹ đỗ, con gái trượt gây xôn xaoTruyền thông Trung Quốc xôn xao về việc một gia đình ở Trung Quốc cùng thi thạc sĩ, bố mẹ đỗ, nhưng con gái bị trượt." alt="Ba lần thi trượt thạc sĩ, cô gái trầm cảm phải vào viện tâm thần"/>
Ba lần thi trượt thạc sĩ, cô gái trầm cảm phải vào viện tâm thần