您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Lazio vs Fiorentina, 02h45 ngày 27/1: Bảo toàn trong Top 4
NEWS2025-02-01 17:29:27【Thế giới】6人已围观
简介 Linh Lê - 26/01/2025 08:17 Ý ngoai hang anh hom nayngoai hang anh hom nay、、
很赞哦!(92)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Atlas, 1h00 ngày 27/1: Lợi thế sân nhà
- Cha mẹ bất lực nhìn con quằn quại với bệnh tật
- “Cá mập” Shark Tank tranh nhau siêu phẩm giải cứu ô tô mùa lụt
- Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Hilal AL Quds, 22h59 ngày 1/11: Khẳng định vị thế
- Soi kèo phạt góc Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1
- Twitter chặn người dùng mới đăng ký tick xanh
- Đề cao cuộc sống tối giản với căn hộ không còn đau đầu lo dọn dẹp
- Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 01/2013
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Eintracht Frankfurt, 21h30 ngày 26/1: Tin vào chủ nhà
- Ethereum tạo đỉnh 4.168 USD: Thị trường tiền điện tử sẽ có 1 Bitcoin mới?
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1
Chỉ mới 15 ngày từ lần đầu tiên biến thể B.1.1.529 (biến thể Omicron) được ghi nhận qua giải trình tự gen, chúng ta đã thấy biến thể này lan rộng tại châu Phi, đẩy số ca tăng nhanh đến kỷ lục và làm cho tất cả các nhà khoa học trên thế giới phải quan ngại vì mức độ nguy hiểm.
WHO cũng đã phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp trong ngày thứ sáu, 26/11 để thảo luận trực tiếp về biến thể này. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu xem vì sao biến thể B.1.1.529 đáng quan ngại đến như vậy, và liệu chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn sự xuất hiện và lan rộng của chúng tại Việt Nam.
Nguồn ảnh: Brain Light/Alarmy Các đột biến trên biến thể B.1.1.529 và ảnh hưởng của chúng
Các nhà khoa học tại Nam Phi đã phát hiện được hơn 30 đột biến khác nhau trên protein gai, phần gắn nó với các tế bào của cơ thể, của virus. Danh sách các đột biến được ghi nhận (có thể chưa hoàn chỉnh) bao gồm:
Đột biến bảo tồn trên gai (Conserved Spike mutations): A67V, Δ69-70, T95I, G142D/Δ143-145, Δ211/L212I, ins214EPE, G339D, S371L, S373P, S375F, K417N, N440K, G446S, S477N, T478K, E484A, Q493K, G496S, Q498R, N501Y, Y505H, T547K, D614G, H655Y, N679K, P681H, N764K, D796Y, N856K, Q954H, N969K, L981F;
Đột biến bảo tồn không nằm trên gai (Conserved non-spike mutations): NSP3 – K38R, V1069I, Δ1265/L1266I, A1892T; NSP4 – T492I; NSP5 – P132H; NSP6 – Δ105-107, A189V; NSP12 – P323L; NSP14 – I42V; E – T9I; M – D3G, Q19E, A63T; N – P13L, Δ31-33, R203K, G204R.
Trong đó, rất nhiều những đột biến trên gai không phải là đột biến thường thấy, chẳng hạn như N856K, Q954H, N969K hay L918F đều là những đột biến mới được ghi nhận trên chưa đến 100 mẫu bệnh phẩm trên toàn thế giới, hay các đột biến như Q493K và Y505H đã từng được thu thập từ mẫu nước thải ở New York, nhưng vẫn cực kì hiếm trên các mẫu bệnh phẩm của người (dưới 200 mẫu trên toàn thế giới).
Những ảnh hưởng tiềm tàng của các đột biến kể trên với biểu hiện của biến chủng có thể kể đến như sau:
- Nhiều đột biến trên vùng RBD (receptor binding domain - vùng liên kết thụ thể) và NTD (N-Terminal Domain - miền đầu N) có khả năng kháng các kháng thể trung hoà (và/hoặc liệu pháp trị liệu bằng kháng thể đơn dòng);
- Cụm đột biến H655Y+N679K+P681H liền kề với vị trí cắt của furin (furin cleavage site) có thể giúp xâm nhập tế bào hiệu quả hơn, làm tăng khả năng lây nhiễm;
- Đột biến mất nsp6 (Δ105-107), tương tự với đột biến mất trên các biến chủng Alpha, Beta, Gamma, Lambda có thể liên quan đến sự trốn tránh hệ thống miễn dịch bẩm sinh (đối kháng interferon), cũng có thể gia tăng khả năng lây nhiễm;
- Các đột biến R203K+G204R ở nucleocapsid, đã được tìm thấy ở các biến chủng Alpha, Gamma và Lambda, có thể gia tăng sự lây nhiễm;
- Đột biến NSP4-T492I tương tự với đột biến ORF1b:T2163I trên chủng AY.43 tại Chile gần đây cho phép virus có khả năng siêu lây nhiễm.
Nhiều nhà virus học trên thế giới đồng ý rằng, nếu cả thế giới đang không phải đối mặt với đại dịch Covid-19, chỉ riêng biến thể này có thể được định nghĩa là một dòng mới chứ không chỉ là một biến thể đơn thuần.
Ảnh hưởng về dịch tễ
Mặc dù vẫn còn quá sớm để tính toán chính xác khả năng lây truyền, chúng ta vẫn thấy được biến thể này đang lây lan rất nhanh tại Nam Phi. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, biến thể này đã chiếm đến 75% tổng số mẫu bệnh phẩm được giải trình tự, trực tiếp xoá sổ làn sóng dịch do chủng Delta gây ra từ tháng 2/2021 đến nay. Chỉ tính riêng trong ngày 23/11, Nam Phi ghi nhận gần 19.000 ca nhiễm, gấp 20 lần so với 3 ngày trước đó.
Số ca nhiễm và khỏi bệnh theo ngày tại Nam Phi (Nguồn: CoronaTracker) Một điểm lạc quan là biến thể Omicron có thể được phát hiện bởi test RT-PCR mà không cần đến giải trình tự vì B.1.1.529 có đột biến trên gene S tại vị trí 69-70, tương tự như với biến thể Alpha. Điều đó cho phép tất cả các nước cùng theo dõi và chuẩn bị ngay khi biến thể này bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là điểm tốt duy nhất cho đến nay.
Nhờ vào đặc điểm này, các nhà khoa học tại CERI (Viện Sáng chế và Ứng phó dịch bệnh Nam Phi) đã ước tính được ít nhất 90% số ca ghi nhận tại tỉnh Gauteng thuộc biến thể này, tức là ở mức hơn 1000 ca/ngày. Con số này đang ngày càng cao và gia tăng đột biến tại tất cả các khu vực của Nam Phi.
Tại Tshwane (thuộc tỉnh Guateng, Nam Phi), tình hình đang trở nên tồi tệ đi nhanh chóng khi tỷ lệ dương tính với biến chủng mới trên tổng số mẫu tăng chóng mặt từ 1% lên hơn 30% chỉ sau 2 tuần.
Các biện pháp đã được thực thi
Bất chấp những đề nghị từ WHO, các nước châu Âu và Anh vẫn áp đặt những hạn chế đi lại lên một số nước châu Phi, trong đó có Nam Phi. Trong phát biểu của mình, Giám đốc Cao uỷ Châu Âu Ursula von der Leyen đã nói “Liên minh Châu Âu, bằng việc phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên, sẽ đề xuất kích hoạt một cơ chế khẩn cấp để ngăn chặn di chuyển bằng đường hàng không từ khu vực Nam Phi do biến thể mới đáng quan ngại B.1.1.529.”
Trong khi đó, Vương quốc Anh đã đưa 6 nước bao gồm Nam Phi, Namibia, Lethoso, Eswatini và Zimbabwe vào danh sách đỏ, tức là từ 12h đêm thứ sáu, mọi chuyến bay từ các quốc gia này sẽ bị ngừng cho đến 4h sáng chủ nhật, 28/11. Singapore cũng đã từ chối nhập cảnh với các khách du lịch ngắn hạn và những người có visa học tập/làm việc dài hạn có lịch sử di chuyển qua các nước trên trong vòng 14 ngày.
Tuy nhiên, hạn chế đi lại, dù là biện pháp cực đoan nhất, vẫn không phải là biện pháp mang tính lâu dài. Gần đây nhất, các quốc gia tại các châu lục khác nhau đã bắt đầu ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên, bao gồm 1 ca tại Vương quốc Bỉ, 1 ca tại Israel và 4 ca tại Hong Kong.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Trước nguy cơ xâm nhập của biến thể này vào lãnh thổ Việt Nam, chúng ta phải có những bước chuẩn bị thật kỹ, bao gồm:
- Biện pháp tạm thời: Hạn chế nhập cảnh với các nước có biến chủng đang lưu hành/có vị trí địa lý liền kề, bao gồm: Botswana, Eswatini, Lethoso, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Hong Kong, Bỉ, Israel. Tiếp tục theo dõi và bổ sung vào danh sách trên nếu cần thiết. Những biện pháp này nên được duy trì đến khi chúng ta có đầy đủ hiểu biết về biến chủng này và ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin, hoặc hệ thống y tế đã đủ sẵn sàng đón một đợt bùng phát mới;
- Xây dựng hệ thống tầm soát các biến chủng lưu hành bằng cách giải trình tự gen hoặc thực hiện TaqPath ngẫu nhiên các mẫu bệnh phẩm được thu thập, kể cả với các mẫu bệnh phẩm trong nước hoặc nhập cảnh;
- Xây dựng chiến lược tiêm chủng toàn dân để phủ vắc xin an toàn trong thời gian ngắn nhất, tiến tới tiêm mũi 3 cho các đối tượng có nguy cơ, bao gồm người trên 65 tuổi, nhân viên y tế, bệnh nền, đặc biệt là những người đã tiêm 2 mũi vắc xin ngoài hai loại mARN được cấp phép.
- Củng cố hệ thống y tế tuyến cơ sở, gia tăng năng lực lấy mẫu cũng như năng lực xét nghiệm realtime RT-PCR để có thể trả kết quả trong vòng 24h từ khi lấy mẫu;
- Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K
- Phát triển các loại vắc xin để có thể gia tăng khả năng bảo vệ chống lại biến thể này. Về lý thuyết, sự kết hợp của nhiều đột biến trên protein gai sẽ làm giảm đáng kể hiệu lực của những loại vắc xin hiện tại, và Delta đã cho chúng ta thấy điều đó. Như vậy, mặc dù không bị vô hiệu hoá hoàn toàn, khả năng bảo vệ chúng ta khỏi biến thể này sẽ thấp một cách đáng kể.
Mặc dù vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết về cơ chế cũng như tác động của biến thể này đến diễn tiến của dịch bệnh, chúng ta phải luôn cảnh giác trước mọi nguy cơ xâm nhập của biến thể này vào đất nước, một lần nữa đặt gánh nặng khủng khiếp lên hệ thống y tế mỏng manh vẫn đang trong quá trình hồi phục.
Đối mặt với một đợt dịch gây ra do chủng Delta đã mang đến cho chúng ta quá nhiều tổn thất về nhân lực, vật lực, tinh thần, và chúng ta tuyệt đối không thể để điều đó xảy ra một lần nữa, xóa bỏ hoàn toàn nỗ lực tiêm chủng vắc xin trong thời gian vừa qua.
Nguyễn Thu Anh, Ngô Hoàng Anh
(Viện Nghiên cứu y khoa Woolcock Việt Nam)
Cần 2 tuần đánh giá hiệu quả của vắc xin với biến thể lạ Omicron
Hãng dược BioNtech cho biết cần 2 tuần để xác định hiệu quả của vắc xin Covid-19 chống lại biến thể Omicron mới xuất hiện ở Nam Phi.
">Những điều cần biết về biến thể Omicron đang khiến WHO lo ngại
- Đón Xuân Nhâm Dần tại “Thành phố mẫu mực - Cộng đồng tỉnh thức”
Thành phố Cà phê có quy mô 45,45ha tọa lạc tại trung tâm Buôn Ma Thuột, được Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng, chính thức giới thiệu tới cộng đồng vào ngày 15/01/2021. Với sứ mệnh hiện thực hóa khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của hơn 2.5 tỷ người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.
Trung Nguyên Legend bàn giao nhà đợt 1 dành cho chủ nhân Thành phố Cà phê Sau đúng một năm dù gặp nhiều khó khăn, biến động vì đại dịch Covid-19 nhưng với tiềm lực vững vàng, đội ngũ quyết tâm, sự lãnh đạo sâu sát và sự đồng lòng của chủ đầu tư, các đơn vị thi công, tư vấn giám sát đảm, Trung Nguyên Legend đã đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng như lời hứa với các khách hàng của mình để thực hiện bàn giao nhà giai đoạn 1 vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Ngày 17/01/2022, Tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam tiếp tục đánh một dấu mốc quan trọng với việc bàn giao nhà giai đoạn 1 trong chương trình: Mùa xuân đầu tiên tại Thành phố Cà phê: “Thành phố mẫu mực - Cộng đồng tỉnh thức” để chúc mừng các chủ nhân chính thức bắt đầu mùa xuân mới trong ngôi nhà mơ ước, nơi có thể sống - làm việc - nghỉ dưỡng tại đô thị văn minh, đáng sống.
Trung Nguyên Legend giới thiệu ra mắt ứng dụng quản lý khu đô thị Thành phố Cà phê Trong chương trình “Mùa xuân đầu tiên tại Thành phố Cà phê”, ngoài nghi lễ bàn giao nhà chính thức, Trung Nguyên Legend cũng giới thiệu ứng dụng quản lý khu đô thị Thành phố Cà phê; các khu vườn dược liệu, giúp chủ nhân “ra khỏi nhà gặp thuốc” giúp phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để cùng chào đón Xuân Nhâm Dần, các chủ nhân còn được trải nghiệm các hoạt động tái hiện tinh hoa văn hóa bản địa như: gói bánh chưng cùng các nghệ nhân; tham gia hội thi ủ rượu cần, lễ dựng nêu đón Tết... tại Bảo tàng Thế giới Cà phê.
“Đây thật sự là một hoạt động ý nghĩa, giúp gia đình tôi có thể làm quen với những hàng xóm mới trong cộng đồng mình sống. Các con có không gian vừa chơi vừa học, tìm hiểu văn hóa đời sống ngay tại các tiện ích ở đây”, anh Quốc Vinh chia sẻ.
Đô thị hình mẫu và cơ hội cho các nhà đầu tư
Theo thông tin từ chủ đầu tư Trung Nguyên Legend, ý tưởng xây dựng một khu đô thị mẫu mực, kiến tạo cộng đồng tỉnh thức của dự án Thành phố Cà phê đã có từ 15 năm trước. Đây là nội dung nằm trong đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thiên đường cà phê thế giới” của Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ. Nội dung đề án này đã được trình bày tại hội nghị phát triển cà phê bền vững tổ chức ở Đắk Lắk năm 2007, với tầm nhìn đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu, điểm đến của cà phê thế giới. Một trong những nội dung chính của đề án là cần có những công trình kiến trúc biểu tượng, mang tầm vóc toàn cầu; xây dựng cộng đồng với lối sống xanh - bản sắc - thịnh vượng, phát triển một chương trình trồng cây dược liệu và những tri thức truyền thống bản địa.
Thành phố Cà phê được đánh giá là đô thị hình mẫu dựa trên ngành kinh tế đặc thù của địa phương là cà phê Được xây dựng dựa trên ngành kinh tế lõi của địa phương, Thành phố Cà phê được định vị để trở thành điểm đến toàn cầu của các nhà hoạch định chiến lược, nhà kinh tế, các chuyên gia hàng đầu về cà phê và 2.5 tỷ người yêu và đam mê cà phê trên thế giới. Đây sẽ là địa bàn đầu tư hình mẫu dựa trên hệ sinh thái kinh tế đặc thù là cà phê trong tất cả các lĩnh vực: nghiên cứu, đào tạo, phát triển về ngành cà phê; nơi hội tụ lịch sử, những phát minh mới và nghệ thuật, mỹ thuật... của hệ sinh thái cà phê.
Sau một năm chính thức giới thiệu, Thành phố Cà phê thu hút hàng chục nghìn khách hàng, nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu. Ông Đặng Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ: “Dự án Thành phố Cà phê được quy hoạch theo tiêu chuẩn phát triển bền vững, mang đến cơ hội lớn cho nhà đầu tư ở thị trường Tây Nguyên. Khi hình thành cộng đồng dân cư trong khu đô thị lấy cảm hứng từ cà phê, dựa trên quy hoạch và thiết kế theo trường phái kiến trúc chữa lành sẽ hoàn thiện hệ sinh thái, dự án sẽ tạo dựng giá trị và đóng góp vào hiện thực hóa chiến lược đưa Buôn Ma Thuột thành thủ phủ cà phê toàn cầu. Dấu ấn lịch sử của tỉnh Đắk Lắk cũng góp phần giúp dự án có thể phát triển đồng bộ, hài hòa, không bị phá vỡ về quy hoạch tổng thể và bảo vệ môi trường”.
Có quy mô 45,45ha nhưng mật độ xây dựng chỉ 27%, Trung Nguyên Legend chú trọng vào việc xây dựng các tiện ích sống độc đáo, khác biệt tại Thành phố Cà phê, giúp chủ nhân tạo lập lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe tự nhiên, mang lại sự giàu có toàn diện về Thân - Tâm - Trí. Trong năm 2021, dự án đã hoàn thiện hệ sinh thái hàng chục tiện ích độc đáo như: vườn Zen, tổ hợp thể thao gym - yoga - bắn cung, sauna trị liệu, khu luyện tập cưỡi ngựa Ả Rập - Golf 3D…
Dự kiến trong năm 2022, Trung Nguyên Legend tiếp tục phát triển các hạng mục hợp tác đầu tư của dự án như: trung tâm văn hóa ẩm thực ba miền, trung tâm thương mại, khách sạn… Từ Thành phố Cà phê, chỉ mất khoảng 35 phút để kết nối với TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội… bằng đường hàng không; mất khoảng 2 giờ để kết nối với các thành phố trọng điểm của vùng Tây Nguyên duyên hải miền trung như: Nha Trang, Đà Lạt, Pleiku… Với vị trí đắc địa bậc nhất khu vực, và các dự án phát triển hạ tầng giao thông như tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; Buôn Ma Thuột - Vân Phong, nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột trở Cảng hàng không quốc tế,… nơi đây được nhận định là tuyến đường huyết mạch của vùng nông sản tỷ đô, điểm đến của các nhà đầu tư trong cả nước.
Tố Uyên
">Mùa xuân đầu tiên tại Thành phố Cà phê
- Thông tin các trạm y tế tại TP.HCM cạn kiệt thuốc Molnupiravir khiến nhiều người dân thấp thỏm. Nhiều F0 không được cấp thuốc đặc trị dù sẵn sàng ký vào cam kết sử dụng theo quy định.
Nắm bắt nhu cầu trên, hàng loạt trang Facebook bắt đầu rao bán rầm rộ thuốc trị Covid-19 với nhãn mác Molnupiravir 200mg. Không ít trong số đó là các tài khoản “ảo”.
Mua bán thuốc điều trị Covid-19 trên Facebook. Gõ “mua thuốc Molnupiravir” trên thanh tìm kiếm Facebook, hàng chục kết quả có nội dung rao bán loại thuốc đặc biệt này hiện ra. Giá thành chênh lệch khá nhiều, từ 3,6 triệu đồng/lọ đến 9,5 triệu đồng/lọ.
Chị P.T.L là F0 cách ly tại nhà ở TP Thủ Đức từ ngày 25/11. Khi tìm hiểu, chị L. nhận ra, nhu cầu mua thuốc rất nhiều. Không ít người cho biết đã mua thành công, nên chị hy vọng mình cũng may mắn như thế, dù thuốc có giá cao.
“Tâm lý của F0 là cần thuốc đặc trị, tôi cũng sợ chết. Tôi đạt các tiêu chuẩn dùng thuốc C, sẵn sàng ký giấy cam kết nhưng phường không cấp vì lý do hết thuốc. Tôi phải lo cho sức khỏe của mình”, chị L. chia sẻ.
Thế nhưng, chị vô tình biến mình thành con mồi cho những kẻ trục lợi trên sức khỏe đồng bào.
Chị L. nhanh chóng tìm được một người bán thuốc trên Facebook có địa chỉ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức.
Người này cho biết, thuốc Molnupiravir được nhập khẩu từ Ấn Độ, có tên thương mại là Molaz, đóng gói 40 viên/hộp. Một hộp có thể dùng cho 2 bệnh nhân Covid-19 trong 5 ngày. Chị L. phải bỏ ra 9,5 triệu đồng nếu muốn mua để chữa bệnh.
Khi F0 lo ngại thuốc có tên khác với loại được trạm y tế cấp phát, người bán trấn an: “Tất cả đều là Molnupiravir nhưng loại miễn phí do Việt Nam sản xuất còn Molaz của Ấn Độ. Hàng nhập khẩu bao giờ cũng tốt hơn so với hàng trong nước”.
Thuốc Molaz được đóng gói trong lọ, do đó không thể bán lẻ. Người bán tư vấn, dù gia đình chỉ có 1 F0, cũng nên mua dư “để dành dùng khi trở nặng".
Người bán khẳng định, loại thuốc này nhập từ Ấn Độ, tốt hơn thuốc đang cấp phát miễn phí. Với các khách hàng không có khả năng mua loại đắt tiền, người này cho biết vẫn có lựa chọn mềm hơn.
“Thuốc Molnupiravir của Bangladesh rẻ hơn, đóng gói 10 viên/vỉ. Chị mua 2 vỉ đủ dùng cho một người mà giá chỉ còn 5 triệu đồng. Nhưng thuốc của Ấn Độ vẫn tốt hơn”.
Người này khẳng định, đây đều là thuốc kháng virus được chuyển giao công nghệ cho các quốc gia sản xuất, đảm bảo về chất lượng, thậm chí vượt trội hơn loại cấp phát miễn phí.
“Thuốc có sẵn, ship tận nơi cho F0 đang cách ly”, người bán nói.
Không nên mua thuốc trôi nổi
Bác sĩ Phạm Xuân Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (TP.HCM) đặc biệt lo lắng về tình trạng trên. “Rất tội cho người dân khi mua phải những loại thuốc đó”.
Ông khẳng định, tất cả các thuốc Molnupiravir đang được quảng cáo, rao bán đều bất hợp pháp, không được cấp phép và rất dễ làm giả.
Thuốc kháng virus có tác dụng giảm tải lượng virus, nằm trong chương trình do Bộ Y tế thực hiện thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ ở 22 địa phương (tính đến đầu tháng 11), trong đó có TP.HCM. Thuốc Molnupiravir được cấp có hàm lượng 200mg và 400mg.
Bác sĩ Phạm Xuân Hải cho biết, 100% thuốc trong chương trình thử nghiệm đều có mã số quy định riêng. Người bệnh không thể dựa trên mẫu mã để phân biệt vì tên thương mại hay quy cách đóng gói có thể bị làm giả nhanh chóng.
Thuốc được cấp phát, sử dụng có kiểm soát và các tiêu chuẩn chặt chẽ. Thuốc Molnupiravir được cấp phát có nội dung “Thuốc dùng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng - Không sử dụng cho mục đích khác”.
Đây là loại Molnupiravir được sản xuất tại Việt Nam, đóng gói 2 vỉ/hộp, 10 viên/vỉ, loại 400mg.
Ngoài ra, còn có thuốc Molcovir 200mg (Molnupiravir) của Ấn Độ. Hộp dán tem rời có thông tin về xuất xứ, nhà tài trợ và “Thuốc dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”. Hộp đóng gói 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên, loại 200mg.
“Chắc chắn thuốc phải có dán tem cảnh báo đồng thời được cấp phát miễn phí. Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu sử dụng thuốc trôi nổi bên ngoài”, bác sĩ Hải cảnh báo.
Ông khẳng định, thuốc giả, thuốc trôi nổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Ngay cả thuốc Molnupiravir cũng có tỷ lệ người bệnh bị dị ứng với một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mẩn ngứa…
Bên cạnh đó, thuốc thử nghiệm có các tiêu chuẩn kiểm soát rất chi tiết, chặt chẽ: khi có chỉ định chuyên môn của bác sĩ và sự đồng thuận của bệnh nhân, chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lý nền về gan, thận…
Nếu không có chỉ định và sự theo dõi sát sao, người bệnh có thể bị đe dọa sức khỏe mà không được can thiệp kịp thời.
Người bệnh Covid-19 được chăm sóc, theo dõi tại các điểm cách ly xã, phường hoặc quận, huyện. Từ khi TP.HCM thí điểm điều trị có kiểm soát, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều cho TP (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200mg Optimus Ấn Độ). Sắp tới, sẽ cấp thêm 120.000 viên Favipiravir (cũng là thuốc khác virus).
Bên cạnh đó, thuốc Molnupiravir đã chính thức được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị Covid-19. Bộ Y tế đang xem xét trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn.
Nếu được chấp thuận, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.
Một bác sĩ điều trị Covid-19 cho biết, khi thuốc đã được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị, người dân có thể yên tâm về nguồn thuốc chính thức, hợp pháp, dồi dào từ trong nước.
“Người dân cần hết sức bình tĩnh, kẻo tiền mất, tật mang”, bác sĩ này chia sẻ.
Linh Giao
Cấp 120.000 viên Favipiravir cho TP.HCM thay thế túi thuốc C
Túi thuốc C Molnupiravir đang thiếu ở nhiều quận, huyện tại TP.HCM. Bộ Y tế cho biết sẽ cấp thuốc kháng virus khác để bổ sung. Trong khi đó, Hội đông y hỗ trợ thực phẩm chức năng cho F0 tại nhà.
">Săn lùng thuốc trị Covid
Nhận định, soi kèo nữ Necaxa vs nữ Pumas UNAM, 7h00 ngày 28/1: Khách lấn chủ
- Chiều 30/11, Sở Y tế TP Cần Thơcho biết, hôm nay, thành phố ghi nhận 1.128 ca F0; trong đó 281 ca phát hiện qua sàng lọc y tế và cộng đồng; 760 ghi nhận trong thời gian cách ly tại nhà; số còn lại trong khu cách ly và phong tỏa.
Trong ngày, TP Cần Thơ ghi nhận thêm 11 bệnh nhân tử vong. Đến nay, TP Cần Thơ ghi nhận 26.385 ca mắc Covid-19, 200 trường hợp tử vong.
Sở Y tế Cần Thơ cho biết, hiện có gần 10.000 F0 đang được cách ly, điều trị tại nhà. Ngoài ra, TP Cần Thơ đang điều trị cho 298 bệnh nhân nằm ở tầng 3; hơn 2.600 bệnh nhân nằm ở tầng 2.
Hiện, TP Cần Thơ đã tiêm hơn 1,8 triệu liều vắc xin.
Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đang điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng Trong 10 ngày, qua TP Cần Thơ là địa phương có số ca F0 tăng cao nhất ở miền Tây. Đỉnh dịch là hơn 1.300 ca trong 1 ngày.
Đến nay, ở miền Tây, số ca F0 của TP Cần Thơ cao thứ hai (sau Long An).
Trong 24h qua, Vĩnh Longlập "đỉnh" mới với 571 ca mắc Covid -19. Trong đó, có 417 ca ghi nhận qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng và cơ sở y tế. Đến nay, Vĩnh Long đã có 11.000 F0.
Hôm nay, Vĩnh Long có 3 bệnh nhân tử vong; tổng số bệnh nhân tử vong là 90. Vĩnh Long đã tiêm hơn 1,39 triệu liều vắc xin.
Trong văn bản mới nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, quyết tâm chặn đứng các nguồn lây, phấn đấu trong 14 ngày tới, kéo giảm số ca F0 xuống dưới 100 ca/ngày; kéo giảm số F0 trong cộng đồng xuống dưới 50 ca/ngày.
Trong ngày 30/11, Đồng Thápghi nhận 602 ca mắc mới; trong đó có 272 ca trong cộng đồng.
Đến nay tổng số ca mắc Covid-19 tại Đồng Tháp là 22.082 ca. Đồng Tháp đang điều trị cho 7.097 ca F0; trong đó 6.794 ca không triệu chứng/triệu chứng nhẹ, 50 ca rất nặng. Có 1.448 ca điều trị tại nhà, nơi cư trú.
Trong ngày, tỉnh này cũng ghi nhận 7 ca tử vong; tổng số ca tử vong của tỉnh đến nay là 279.
Hiện, Đồng Tháp có hơn 98% dân số trên 18 tuổi tiêm mũi 1 và 70% tiêm mũi 2.
Tiền Giang, ghi nhận thêm 199 ca F0; nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 của tỉnh lên 24.887 ca. Trong ngày, Tiền Giang có 5 bệnh nhân tử vong; tổng số bệnh nhân tử vong của địa phương này là 540.
Đến nay, Tiền Giang đã tiêm hơn 2,55 triệu liều vắc xin.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Hoài Thanh
90% bệnh nhân Covid-19 ở An Giang tử vong là chưa tiêm vắc xin
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, đa phần các ca tử vong do Covid-19 là người lớn tuổi, có bệnh nền và hơn 90% là người chưa tiêm vắc xin.
">Cần Thơ phát hiện hơn 1.100 ca F0, 11 bệnh nhân Covid
- Lọc máu liên tục 1 tuần mới sống sót
Tháng 10 vừa qua, một bé trai 8 tuổi ở huyện Bình Chánh khởi triệu với sốt cao liên tục hơn 5 ngày, ói tiêu lỏng. Sau đó, phản ứng viêm toàn thân, môi và hai lòng bàn tay em đỏ ửng trong những ngày sốt cao.
Bệnh nhi âm tính với nCoV, nhưng nồng độ kháng thể lại cao ngang với mức của một F0 từng mắc bệnh hoặc đã tiêm vắc xin.
Bé trai 8 tuổi phải lọc máu vì Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan hậu Covid-19. Ảnh: BVCC Với hàng loạt xét nghiệm phản ứng viêm, tăng đông tăng cao, cậu bé được chẩn đoán MIS-C. Đây là hội chứng viêm đa hệ thống trẻ em hậu Covid-19. Vì tình trạng nghiêm trọng, bé được thở máy, lọc máu suốt 1 tuần, kết hợp nhiều biện pháp điều trị mới có thể qua cơn nguy kịch.
Trước đó, vào tháng 8, Bệnh viện Nhi đồng TP cũng điều trị một trường hợp tương tự hơn 4 tuần. Bệnh nhân là thiếu nữ 15 tuổi, nặng 75kg, mắc Covid-19 nguy kịch. Khi cấp cứu, em đã trong tình trạng khó thở, tím tái.
Dù được điều trị tích cực với thuốc kháng viêm, kháng đông nhưng tình trạng hô hấp diễn tiến xấu hơn. Xét nghiệm máu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh của hội chứng viêm đa hệ thống nặng.
Bệnh nhân được truyền thêm kháng thể miễn dịch và lọc máu liên tục, truyền thuốc tocilizumab. Sau rất nhiều nỗ lực của ê kip điều trị, em đã phục hồi.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid-19, là đặc trưng chỉ có ở trẻ em, chưa ghi nhận ở người lớn.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã ghi nhận trên 10 trường hợp mắc hội chứng này. Trẻ nhập viện sau khi sốt cao nhiều ngày kèm nôn ói, tiêu chảy. Gia đình lo lắng trẻ nhiễm trùng đường tiêu hóa, đưa đi bệnh viện và kịp thời điều trị.
PGS TS BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, đây là một hội chứng ít gặp, nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
“Phụ huynh không nên quá hoang mang nhưng nên biết cách nhận biết các triệu chứng để đưa trẻ đến bệnh viện”, PGS Phạm Văn Quang khuyến cáo.
Khỏi Covid-19 không có nghĩa là ổn!
Các chuyên gia đều đồng thuận, Covid-19 xảy ra trên trẻ béo phì, có bệnh nền, bệnh mãn tính có thể nguy kịch, thậm chí tử vong. Còn phần lớn trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, nhanh bình phục.
Trẻ béo phì hoặc bệnh nền thường diễn tiến nặng khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, nghiên cứu ở các nước cho thấy, nhiều trẻ thường mệt mỏi, đi lại khó khăn, hồi hộp, đánh trống ngực, đau khớp, buồn ngủ ban ngày…sau khi khỏi bệnh. "Đây là những triệu chứng thường gặp của hậu Covid-19 ở trẻ em mà không lý giải được bởi một nguyên nào khác”, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến nhận định.
Đáng chú ý, một số trẻ có biểu hiện phản ứng viêm mạnh sau đó. Chính vì vậy, nhiều trường hợp không có triệu chứng trong lúc bị bệnh, nhưng giai đoạn hậu Covid-19 lại mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Theo PGS TS BS Phạm Văn Quang, hội chứng chủ yếu xảy ra ở nhóm từ 6 đến 12 tuổi. Sau khi khỏi Covid-19 từ 2 đến 6 tuần, trẻ có thể bị sốt cao từ 3 ngày trở lên. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu tổn thương các cơ quan.
Cụ thể, cơ thể trẻ xuất hiện các phát ban, viêm kết mạc, giác mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, bàn chân. Đây là các dấu hiệu giống như bệnh Kawasaki. Thứ 2, trẻ có thể bị trụy tim mạch. Thứ 3, trẻ bị tổn thương tim, đặc biệt là mạch vành. Thứu 4, trẻ bị rối loạn đông máu. Thứ 5, trẻ bị rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ói, tiêu chảy…)
“Nếu trẻ đã khỏi Covid-19, sau đó sốt cao nhiều ngày, kèm theo 2 trong số các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, da niêm đỏ, hồng ban, tim đập nhanh… cần đưa đến bệnh viện kịp thời”, PGS Quang cho biết.
Đặc điểm của hội chứng này là các phản ứng viêm rất mạnh, nhưng không tìm được nguyên nhân từ bệnh cảnh nhiễm trùng. Phương án điều trị chủ yếu là điều hòa miễn dịch và thuốc kháng viêm theo phác đồ của Bộ Y tế. Nếu can thiệp sớm, trẻ đáp ứng tốt và phục hồi sau đó.
“Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dẫn đến bị tổn thương đa cơ quan như gan, thận, không đáp ứng với điều hòa miễn dịch thì có thể phải lọc máu”, PGS Quang chia sẻ.
Theo BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, nghiên cứu ở các nước cho thấy tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 đã khỏi nhưng vẫn bị triệu chứng hậu Covid-19 chiếm 6-15%.
Trong khi đó, Việt Nam hiện chưa có thống kê liên quan đến các hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
Linh Giao
Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ
Minh Khôi, 13 tuổi, mắc Covid-19 trên nền dư cân béo phì. Sau đó, là 3 tuần triền miên cấp cứu, hồi sức và tập thở để giành giật lại mạng sống.
">Hội chứng cần cảnh giác ở trẻ sau khi khỏi Covid
Đối tượng Lưu Thị Tiến tại cơ quan Công an. Ảnh: CACC. Theo đó, lợi dụng uy tín của bản thân trong việc đã đứng ra tổ chức chơi “phường” trong nhiều năm, bà Tiến đã tổ chức 19 dây “phường”, mỗi dây có khoảng từ 21-24 người tham gia với số tiền phải đóng là 5 triệu đồng/người/tháng.
Số tiền thu được từ các dây “phường”, bà Tiến sử dụng một phần để chi trả cho người chơi, còn lại để chi tiêu cá nhân.
Đến cuối tháng 12/2022, do không còn khả năng chi trả, bà Tiến bỏ trốn khỏi địa phương.
Bằng thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến khi bị bắt giữ, bà Lưu Thị Tiến đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền gần 9 tỷ đồng của hơn 100 người dân trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
">'Chủ hụi' U60 lừa đảo hơn 100 người, chiếm đoạt 9 tỷ đồng