Lịch thi đấu vòng loại U23 Châu Á 2020
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
"Cùng là vé đứng nhưng nếu đứng sát hàng rào có thể nhìn rõ các 'anh trai', thậm chí có cơ hội được mời lên sân khấu giao lưu", Nhi nói. Đó là lý do cô quyết định xếp hàng xuyên đêm.
Hơn 10 tiếng chờ đợi, cô gái nói thời tiết khá lạnh kèm mưa bởi gió mùa về. Nhưng được cùng những người chung sở thích ca hát, giao lưu xuyên đêm nên Nhi không thấy mệt.
Tất nhiên, cô chủ nhiệm yêu cầu tất cả học sinh không ghi tên mình vào mặt trước của tờ giấy đó (chỉ ghi ở mặt đằng sau) cũng như cố gắng thay đổi chữ viết của mình.
![]() |
Có học sinh thì nhân cơ hội này xin bố mẹ đủ thứ như: Con muốn mua điện thoại mới, Con yêu bố mẹ và cuộc sống của gia đình mình,...nhưng cô chủ nhiệm quá bất ngờ khi đọc những dòng gửi bố, mẹ của một học sinh mà theo cô "chưa thầy cô giáo nào từng phàn nàn về việc học tập và giao tiếp của em".
Buổi họp phụ huynh không thu tiền, không báo cáo thành tích bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu hạnh kiểm tốt,...cô chủ nhiệm chỉ dành 30 phút họp và đọc bức thư của học sinh đặc biệt này với lời nhắn nhủ: "Bố mẹ hãy quan tâm, làm bạn với con, nếu không chỉ vài tháng sau hoặc có khi không tới, bố mẹ sẽ lại ôm mặt khóc và nói từ biết thế..."
"Gửi bố/mẹ,
Con nghĩ bố mẹ đã nuôi dạy con khá tốt, nhưng vì lý do hay một cách thần kỳ nào đó thì con vẫn cảm thấy mình bị trầm cảm mỗi khi về nhà, thậm chí còn sợ phải về nhà. Con nghĩ phần lớn là vì cách đối xử của bố mẹ với con, nhất là bố. Trong 1, 2 năm gần đây, gần như bố không bao giờ xưng hô với con một cách tử tế mà toàn là 'mày' và 'tao'. Con biết là bố cũng thương con nhưng như vậy là hơi quá đáng. Mỗi khi con làm gì sai, bố đều chửi.
... Thực sự luôn, con bị TRẦM CẢM mỗi khi ở nhà gặp bố. Quên, bố còn rất LƯỜI nữa. Mỗi khi về, bố chỉ có ăn rồi lại lên giường và xem mấy cái review phim vớ vẩn nữa. Nếu con làm vậy, con thề là bố sẽ chửi.
Với mẹ, mẹ thỉnh thoảng vẫn cáu gắt những thứ vô lý nhưng thay vì như bố, mẹ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời con, luôn vậy. Mẹ luôn là người tìm lớp học cho con, lo về học tập cho con. Chính mẹ cũng khiến con có sở thích lập trình. Con yêu mẹ khá nhiều.
Nhưng nếu bố/mẹ (hay mẹ/bố) không nhận ra được thư này thì con thật sự thất vọng. Nếu vậy thì con chẳng còn lời gì để nói luôn".
Cô chủ nhiệm chia sẻ: "Tôi lật đằng sau tờ giấy và thấy tên học sinh - được đánh giá chăm ngoan của lớp, không thầy cô nào phàn nàn cả. Thật bất ngờ và xúc động, tôi gọi điện thoại cho bố mẹ của em học sinh này và mời họ cố gắng có mặt trong buổi họp phụ huynh để có thể biết được tâm tư của con mình. Thế nhưng, phụ huynh của em lại bận. Tôi sẽ gửi bức thư này tới tận tay bố mẹ của em ấy, nếu không...
Tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Cha mẹ đặc biệt cần có sự quan tâm, chia sẻ để tránh xảy ra những nguy hại do chứng trầm cảm" - cô giáo nhắn nhủ.
Ngân An
Sau buổi họp sơ kết học kỳ I, một ông bố ở Hà Nội bỗng “nổi như cồn” với bài thơ "Tâm sự của ông bố lần đầu họp phụ huynh"
">Năm nay, Tường Vy cũng như nhiều học trò lớp 12 khác đang phải đứng trước những quyết định quan trọng của cuộc đời. 10X dự định sẽ lựa chọn thi khối C vào Trường ĐH Luật TP.HCM.
Tuy nhiên, điều khiến nữ sinh cảm thấy trăn trở chính là những câu hỏi của mọi người xung quanh: “Tại sao không chọn môn Toán, môn Anh? Tại sao lại chọn thi Văn - Sử - Địa? Có phải do học dốt Toán - Lý - Hóa nên mới chọn thi 3 môn này hay không?”.
“Học khối xã hội ra để làm gì trong thời đại khoa học kỹ thuật này”, “Học Toán – Lý - Hóa mới làm được nhiều điều có ích”.
Điều đó đã khiến Tường Vy trăn trở suốt một khoảng thời gian rất dài. Thậm chí, trước những lời gièm pha, cũng có lúc Vy nghĩ mình nên chuyển khối để tránh “lời ra tiếng vào”.
Ngô Tường Vy (học sinh lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)
Nhưng may mắn, giữa lúc đang hoang mang trước những lựa chọn, Vy nhận được những lời khuyên đầy chân tình từ cô giáo chủ nhiệm.
“Con đừng nghĩ như vậy. Văn - Sử - Địa hay Toán - Lý - Hóa đều là những môn quan trọng. Chúng ta không thể nào bắt một con cá phải leo cây bởi vì điều đó sẽ khiến cả đời nó không nghĩ rằng mình biết bơi”. Lời khuyên ấy của cô giáo đã khiến Tường Vy “bừng tỉnh” và nữ sinh quyết tâm phải theo đuổi lựa chọn của bản thân.
“Môn Văn cho ta biết rằng trái tim và tâm hồn ta thật đẹp, đồng thời phát triển tư duy ngôn ngữ của chúng ta.
Môn Sử là dòng máu, là những gì đã trải qua trong hơn 4000 năm của dân tộc. Còn môn Địa là cái cây, ngọn cỏ, là quê hương, sông núi. Tại sao chúng ta không học nó? Tại sao chúng ta không tìm hiểu nhiều hơn về tâm hồn mình?”, Tường Vy nói.
10X cũng thẳng thắn nêu lên quan điểm, “dù bạn có học giỏi bất kỳ môn nào đi chăng nữa, thậm chí là môn thể dục, thì đó cũng là tài năng của các bạn. Mình tin rằng, những bạn học giỏi môn này hoàn toàn có thể mang lại những điều tuyệt vời nhất cho đất nước”.
Lắng nghe học trò chia sẻ, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 chuyên Văn - Lê Thị Tuyết Anh cho rằng, áp lực của học sinh hiện nay là các em phải học tới 13 môn học.
“Các em luôn tạo ra áp lực cho mình là phải giỏi cả 13 môn để xếp học bạ loại giỏi và được tuyển thẳng vào trường đại học. Vì thế, tôi cảm thấy vui khi hôm nay, học trò của mình đã biết tự xác định mục tiêu, mục đích. Những điều đó, theo tôi là rất đáng quý”.
Nguyễn Lê Thiên Minh (học sinh lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)
Trong khi đó, cậu học trò Nguyễn Lê Thiên Minh (học sinh lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM) đã thẳng thắn gửi gắm những suy nghĩ thầm kín bấy lâu tới người mẹ của mình.
Nam sinh cho biết, do tính chất công việc của mẹ nên cả hai mẹ con hiếm có thời gian để ngồi lại nói chuyện, chia sẻ với nhau.
Mẹ của cậu là người nhiều kỳ vọng ở con cái, nhưng điều đó vô tình khiến 10X cảm thấy nặng nề, áp lực.
“Mẹ cho em học song song hai trường là tại ngôi trường phổ thông em đang theo học và một ngôi trường trực tuyến khác. Mẹ kỳ vọng rằng điều đó sẽ giúp em mở mang kiến thức và có thể tiếp thu nhiều hơn nữa những kiến thức xung quanh. Nhưng điều này lại khiến em cảm thấy mệt mỏi”.
Việc học này của Minh bắt đầu từ những năm lớp 10. Thời điểm đó, chương trình học còn khá nhẹ nhàng nên Thiên Minh có thể cân đối được giữa cả hai trường. Tuy nhiên, khi lên lớp 11, lịch học ở cả hai trường đều dày đặc và và khiến Minh cảm thấy “quá tải”. Nam sinh dần không cân bằng được thời gian học và trở nên “xao nhãng” ước mơ trở thành bác sĩ của chính mình.
Xuất hiện ở phía dưới sân khấu, sau khi nghe được những lời chia sẻ của con, mẹ Thiên Minh cho biết, bà vẫn sẽ giữ quan điểm của mình, nhưng không bắt buộc con phải học tập trung vào ngôi trường trực tuyến. Thay vào đó, bà mẹ mong con trai hãy xem ngôi trường thứ hai này giống như một cuốn sách mở để có thể tham khảo và tiếp thu những kiến thức mới vào lúc thích hợp.
“Mẹ vẫn luôn mong con được làm theo những điều bản thân cảm thấy hạnh phúc. Mẹ sẽ là người đi sau và là chỗ dựa vững chắc cho con”, mẹ Thiên Minh nói với con.
Thời Vũ
Từng chứng kiến những xung đột trong gia đình chỉ vì vấn đề tiền bạc, Anh Tuấn nói không cho phép bản thân hưởng thụ quá sớm vì tuổi trẻ là khoảng thời gian thích hợp nhất để học tập và tích lũy nền tảng vững chắc cho bản thân.
">