Ông Narayana Reddy
Chỉ trong vòng hai năm qua, ông Reddy - người được cộng đồng mạng Ấn Độ biết tới với tài khoản YouTube “Grandpa Kitchen” - đã có hơn 6 triệu lượt theo dõi. Cộng đồng mạng thích thú theo dõi ông cụ nấu những bữa ăn khổng lồ dành tặng trẻ em tại địa phương.
Mới đây, báo chí Ấn Độ đưa tin về việc ông cụ Narayana Reddy đã vừa qua đời ở tuổi 73. Đối với cộng đồng mạng Ấn Độ, ông cụ Reddy là một trong những nhân vật nổi tiếng, ông tạo được nhiều thiện cảm đối với cộng đồng mạng theo dõi những video clip của mình. Vì vậy, sự ra đi của ông đã khiến nhiều người tiếc thương.
Những clip của ông Reddy được yêu thích bởi sự đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng. Những bữa ăn “khổng lồ” mà ông chuẩn bị trong các video clip gây sốt trên mạng không chỉ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng một cách đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa đẹp đẽ.
Những em bé nghèo, những trẻ mồ côi ở địa phương sẽ được ông Reddy dành tặng những suất ăn hấp dẫn. Các món ăn do ông Reddy thực hiện đều trông rất ngon mắt.
Mở đầu các đoạn clip của mình, ông Reddy thường nói: “Hãy yêu thương, quan tâm, chia sẻ”. Đó là điều mà ông Reddy luôn thực hiện lúc sinh thời. Ông tin rằng mỗi người đều có thể làm điều gì đó giúp đỡ cho những người kém may mắn và giúp ích cho cộng đồng. Số tiền ông thu về từ các clip gây sốt được ông quyên tặng cho các quỹ từ thiện cưu mang trẻ mồ côi.
Trước khi qua đời, ông Reddy đã thực hiện một đoạn clip để chia sẻ với cộng đồng yêu thích của mình về việc sức khỏe của ông đang nhanh chóng xấu đi. Ông cụ Reddy sống ở bang Telangana, Ấn Độ, ông bắt đầu có kênh YouTube từ tháng 8/2017. Trong các clip của mình, ông Reddy thường ngồi trên một cánh đồng và nấu những bữa ăn “khổng lồ”.
Khi còn sống, ông Reddy đã luôn khẳng định rằng mục tiêu của ông khi thực hiện các clip nấu ăn là để giúp người xem thư giãn, sau đó là dành lợi nhuận thu được từ các clip để làm từ thiện, giúp đỡ trẻ mồ côi, giúp các em có bữa ăn chất lượng hơn, có thêm quần áo mới, dụng cụ học tập và quà sinh nhật. Đồng hành cùng ông cụ Reddy có một nhóm cộng sự.
Thông tin về sự ra đi của ông Reddy đã khiến cộng đồng mạng tiếc thương, nhiều dòng trạng thái thể hiện sự xúc động đến từ cư dân mạng Ấn Độ cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Phía bà Tân Vlog cho biết, trong thời gian tới sẽ giảm số lượng các video món ăn ‘siêu to khổng lồ’.
" alt=""/>Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ”Bên ngoài căn nhà được bao quanh bằng tôn, có cổng khóa lại. Trước đó, căn nhà của anh chị ở huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, khi lại ở quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.... Cứ công trình ở đâu thì anh chị lại dời nhà đến đó.
Nói là nhà cho sang, thực ra, nó chỉ là căn chòi anh Dương đóng sẵn để công trình xong lại dời đến chỗ mới. Anh Dương cho biết, đến nay, hai vợ chồng đã có hơn 14 năm ở Sài Gòn và 56 lần dời nhà. Vậy là, trung bình, ba bốn tháng anh chị lại làm quen với nơi mới một lần, tùy vào thời tiết, diện tích căn nhà chủ thầu nhận lớn hay nhỏ.
‘Công trình này chắc cũng hơn tháng nữa là hoàn thành. Không biết giáp Tết, chủ thầu có nhận nhà nữa không’, anh Dương lo lắng đến việc giáp Tết hai vợ chồng thất nghiệp, không có tiền mua sắm cho ngày Tết.
Xung quanh căn nhà dựng tạm của vợ chồng anh Dương là sắt thép, xà gồ, xi măng... |
Năm 2005, anh Dương nên duyên vợ chồng với chị Lý Thị Giúp, 32 tuổi. Ở quê, ruộng ít, công việc bữa có bữa không, hai vợ chồng gửi hai con, bé lớn 13 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi cho mẹ vợ nuôi rồi lên Sài Gòn làm công nhân xây dựng.
Được chủ thầu đồng ý, anh chị dùng ván, cây khô chống đỡ, bạt cũ dựng lán bên cạnh công trình ở, trông vật liệu giúp chủ thầu, một phần cho đỡ tốn tiền thuê trọ. Điện, nước đã có sẵn ở công trình, anh chị chỉ mất tiền ăn, nước uống.
Sáng chị dậy sớm, đi chợ mua đồ ăn rồi về nấu cơm cho cả ngày. 7 giờ sáng, các công nhân khác đến làm, hai vợ chồng cũng xong việc cá nhân, ăn bữa sáng.
Thu nhập từ việc thợ hồ của anh Dương, phụ hồ của chị Giúp mỗi ngày giúp họ trang trải cuộc sống. |
Chiều, tan giờ làm, chị quét dọn cho sạch. Còn anh đi nhặt đinh rơi, sắp xếp gạch đá, sắt thép lại cho gọn.
Nhà tắm được che tạm bằng chiếc bạt cũ, vì thế, khi không có ai, chồng đứng canh cho vợ tắm, rồi ngược lại.
Nhà vệ sinh được dựng tạm bằng tấm bạt cũ, trần bỏ trống. |
‘Ở ngoài trời như thế này, tôi lo nhất là lúc ngủ. Vợ chồng tôi may mắn chưa gặp cướp, người nghiện và được chủ đăng ký tạm trú cho. Nhiều người ở như thế này hay bị mất đồ và tiền lắm. Có người còn gặp người nghiện, họ đến nằm ngủ cạnh lán luôn. Sáng tỉnh dậy thì mất hết tiền làm cả tuần vừa được chủ trả công', người đàn ông sinh năm 1982 kể.
Anh Dương dùng gạch và tám ván cũ làm bếp nấu. Dù sống nay đây mai đó nhưng anh chị ngày nào cũng tự đi chợ chọn thực phẩm về nấu ăn để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng. |
Đây là căn buồng hạnh phúc của vợ chồng chị Giúp. Ban ngày, chị dùng bạt che lại để không dính bụi từ xi măng, gạch đá. Ban đêm, chị trải chiếu xuống làm chỗ ngủ. Căn phòng được dựng tạm nên cứ mưa là bị nước tạt vào, rồi muỗi, rắn ghé thăm thường xuyên. |
Anh Dương cho biết, xa con trong thời gian dài, hai vợ chồng nhớ nhưng đành chịu. 'Tôi với vợ chỉ biết bù cho con bằng cách gắng làm việc, không cho phép mình ốm đế lo cho con ăn học. Khi một công trình xong, hai vợ chồng được nghỉ 2-3 ngày thì chạy xe máy về thăm con', ông bố hai con nói. |
Vợ chồng anh Dương nghỉ một lúc sau ngày làm việc ngoài nắng nóng. Anh cũng cho biết, cuộc sống ngoài trời không an toàn nhưng hai vợ chồng chấp nhận, vì ở quê không có việc làm. |
Chị Giúp đang cùng công nhân khác cắt sắt giữa trưa nắng. |
Đàn gà của cha con ông Sỹ (TP.HCM) vô tư đi lại, mổ thức ăn trên 10 ngôi mộ xây tạm bằng gạch, che bằng tấm lưới xanh.
" alt=""/>Vợ chồng Trà Vinh 14 năm mang căn nhà tôn đi khắp Sài GònTheo Bản ghi nhớ được BHXH Việt Nam và KCOMWEL đã ký kết, hai bên sẽ thảo luận và hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên gồm: Việc thực hiện chế độ đền bù cho NLĐ và mức đóng bảo hiểm;chi trả và quản lý quyền lợi tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, phúc lợi cho NLĐ bị tai nạn lao động; truyền thông và CNTT, các dịch vụ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và giám sát chất lượng dịch vụ, quản lý và kiểm soát hoạt động, bao gồm đào tạo cho NLĐ, đào tạo về kiểm toán nội bộ và nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hiểm đền bù cho NLĐ.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh và ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch KCOMWEL ký Bản ghi nhớ hợp tác |
Ngoài những hướng hợp tác ưu tiên vừa nêu, các bên có thể mở rộng các lĩnh vực hợp tác đã được đề cập đến trong Bản ghi nhớ…
Theo ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch KCOMWEL, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; cùng với đó chính là thị trường lao động thế giới đang biến đổi rất nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, NLĐ. Vì vậy, hai cơ quan cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực này, đảm bào phù hợp với xu thế phát triển an sinh xã hội toàn cầu.
Ông Shim Kyung Woo, Chủ tịch KCOMWEL đánh giá cao cơ hội hợp tác với BHXH Việt Nam |
Còn theo bà Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc thực hiện chính sách BHXH tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống BHXH công bằng, hiện đại, hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, việc ký kết Bản ghi nhớ giữa hai cơ quan tại thành phố Busan hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu một khởi đầu mới, tốt đẹp về việc hợp tác, tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện chính sách BHXH, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Thảo, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng Bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 cơ quan mang ý nghĩa nhân văn. |
“BHXH Việt Nam với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội ASXH ASEAN nhiệm kỳ 2018-2019, thành viên Hiệp hội Đền bù cho NLĐ Châu Á (AWCA), thành viên chính thức và duy nhất tại Việt Nam của Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế (ISSA) sẽ phát huy vai trò cầu nối, lồng ghép các hoạt động hợp tác với KCOMWEL và các đối tác khác tại Hàn Quốc, các tổ chức quốc tế, các cơ quan an sinh xã hội trong khu vực để tạo nên sức mạnh và cùng phát triển. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, với nỗ lực chung của các bên, trong thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến những thành quả bước đầu của mối quan hệ hợp tác quan trọng này”, bà Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.
Ông Kim Young Jun - Giám đốc Viện Nghiên cứu Phúc lợi và Quan hệ quốc tế (KCOMWEL) cho biết, trong quá trình hợp tác, BHXH Việt Nam đã nhiều lần cử cán bộ tham dự các khoá học ngắn hạn và khoá học đặc biệt tại Hàn Quốc; còn phía KCOMWEL cũng đều cử chuyên gia tham gia các hội thảo do BHXH Việt Nam tổ chức. Đồng thời, hai bên đã có những chuyến thăm lẫn nhau để thúc đẩy nâng cao mối quan hệ hợp tác. Qua đó, giúp trao đổi thông tin, kinh nghiệm để hỗ trợ nâng cao hiệu suất công việc; chia sẻ nhận định về phương hướng phát triển tương lai.
Thúy Ngà
" alt=""/>Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký kết hợp tác với Kcomwel