Trong quy chế mới, kỷ luật kỳ thi được siết chặt chẽ hơn trong suốt quá trình thi, làm hồ sơ, xét tuyển đại học cũng như công nhận tốt nghiệp; cụ thể quy chế quy định các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp giấy tờ đầy đủ, đúng thủ tục, thời hạn.
Với những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy bài thi kết quả ở tất cả các bài thi, môn thi thành phần của bài thi tổ hợp nhằm lấy điểm xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên mới được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018. Như vậy điểm liệt vẫn là 1.
Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung quy định việc chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân (trước đó điểm lẻ quy định lấy đến 0,25 không quy tròn). Vì thế các thí sinh sẽ phải chắt chiu từng % điểm một để cạnh tranh trong quá trình thi và tuyển sinh.
Trường hợp sẽ bị tước quyền vào học ở các trường đại học, cao đẳng ngay trong năm nếu vi phạm các lỗi nghiêm trọng như: làm giả hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; để người khác thi thay, làm hộ bài thi; gây rối, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác trong kỳ thi, sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp để xét tuyển…
Những trường hợp vi phạm sẽ bị hủy kết quả thi, lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý theo pháp luật.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức mỗi tỉnh là một cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì. Thí sinh ở địa phương nào thi tại cụm thi của địa phương đó. Thí sinh học chương trình THPT phải dự 4 bài thi mới được xét công nhận tốt nghiệp THPT, bao gồm: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội hoặc Khoa học tự nhiên.
Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên sẽ dự thi 3 bài bao gồm: Toán, Ngữ Văn và 1 bài thi tổ hợp tự chọn.
Tất cả thí sinh đều có thể đăng ký 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
So với quy chế thi những năm trước, năm nay có sự đổi mới, thí sinh tự do được yêu cầu đảm bảo đã tốt nghiệp THCS.
" alt=""/>Kỳ thi THPT quốc gia 2018 có gì thay đổi?Sáng 19/3/2018, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có công văn gửi đến Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị các đơn vị cùng hỗ trợ, vào cuộc xác thực, xử lý những thông tin thất thiệt xung quanh phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” được đăng tải trên mạng xã hội thời gian qua.
Theo nội dung văn bản, ngày 14/3/2018, tài khoản Facebook có tên Minh Phương đưa thông tin về một sản phụ tham gia lớp tập huấn về sinh con “thuận tự nhiên” với chi phí 15 triệu đồng. Theo thông tin Facebook này tung ra, sau khi được tập huấn, bà mẹ đã không đến cơ sở y tế mà tự sinh con tại nhà. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ kiệt sức, con bị ngạt nên hai mẹ con tử vong.
Thông tin này đã được lan truyền nhanh chóng gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn ngành y tế cũng như trật tự an toàn xã hội.
Trong công văn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Về phương diện chuyên môn, sinh con tại nhà là phản khoa học, có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng như vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng dẫn đến tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh”.
Liên quan đến vụ việc, hiện Bộ Y tế đang chỉ đạo các địa phương, phối hợp cơ quan chức năng xác minh, kiểm chứng độ xác thực về các trường hợp sinh con theo phương pháp “thuận tự nhiên”, trong đó có trường hợp tử vong mẹ và trẻ sơ sinh lan truyền như trên.
Bộ Y tế đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh, kiểm chứng độ xác thực của thông tin từ tài khoản Facebook có nick name Minh Phương; xử lý các tập thể, cá nhân đăng tải thông tin thất thiệt, phản khoa học gây hoang mang trong dư luận xã hội theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Bộ Y tế đề nghị ngăn chặn truyền bá phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” trên mạng xã hội