Theo đại diện Ban tổ chức, nội dung khóa đào tạo, diễn tập sẽ chú trọng vào việc phát hiện và xử lý các loại hình tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay với các kịch bản gồm: Phát hiện và xử lý tấn công thay đổi giao diện Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; Phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý tấn công có chủ đích APT vào hệ thống của Bộ GTVT; Phát hiện và xử lý tấn công từ chối dịch vụ DDoS và tổng hợp các kịch bản diễn tập.
Trong phát biểu tại lễ khai mạc khóa đào tạo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, ngày 10/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 632 ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm ATTT mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Trong đó, xác định 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm ATTT, gồm có lĩnh vực GTVT. “Thực tế cũng đã cho thấy ngành GTVT là ngành trọng yếu, sở hữu rất nhiều hạn tầng thông tin quan trọng. Do vậy, công tác đảm bảo ATTT cho hệ thống thông tin trọng yếu này là vô cùng quan trọng”, Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, một vấn đề lớn trong công tác đảm bảo ATTT là trong bối cảnh nguồn lực có hạn, quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là cần triển khai công tác bảo đảm ATTT một cách phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
Thứ trưởng phân tích, thực tế trong bối cảnh chúng ta đối mặt với các nguy cơ mất ATTT, hiện nay có 2 luồng quan điểm trái ngược nhau. Đó là, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thờ ơ với nguy cơ mất ATTT; và cũng có nhiều cơ quan lại phản ánh quan điểm ngược lại - quá lo sợ về công tác đảm bảo ATTT. Quan điểm thứ nhất dẫn tới tình trạng cơ quan, tổ chức lơ là việc đảm bảo ATTT và nguy cơ bị tấn công mạng rất cao. Còn quan điểm thứ hai lại dẫn đến thực tế cơ quan, tổ chức tiêu tốn quá nhiều tiền cho vấn đề đảm bảo ATTT và vô hình chung làm triệt tiêu khả năng tồn tại, phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
Một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo ATTT một cách phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, nguồn lực và mức độ đầu tư cần được cân đối một cách hài hòa giữa công nghệ, con người và quy trình. Không nên chỉ quá chú trọng vào việc mua sắm những thiết bị đắt tiền mà quên đi những con người và quy trình hàng ngày vận hành nó.
" alt=""/>Bộ GTVT tổ chức khóa đào tạo khả năng xử lý các sự cố tấn công mạngDie Young lấy bối cảnh ở một vùng đất miền biển Địa Trung Hải, nhưng thay vì khung cảnh thơ mộng thường thấy thì nhân vật chính - một cô gái trẻ vô danh bị mất trí nhớ lại tỉnh dậy giữa rừng núi trập trùng trên hoang đảo. Nhân vật nữ tội nghiệp chẳng mất nhiều thời gian để nhận ra mình không hề được chào đón tại đây, ngược lại cư dân của ngôi làng duy nhất trên đảo còn ráo riết truy cô vì lý do nào đó.
Trước thông tin chủ chiếc xe số Dream II được trả mức giá 140 triệu đồng ở TP.HCM nhưng chưa bán, thành viên Thanh Duy cho rằng đây chỉ là chiêu trò của những người buôn bán nhằm mục đích thu lợi nhuận lớn. Theo anh, giá trị thực của chiếc xe không đáng giá như vậy.
"Sao lại có người bỏ tiền đi mua những chiếc xe giá trên trời như vậy? Bởi Honda Dream II quá phổ biến, không phải phiên bản đặc biệt. Nếu chiếc xe này sản xuất năm 1967, 1987 hoặc những loại xe đời cũ hơn còn có thể", độc giả này bình luận.
Cùng quan điểm, bạn đọc Hoàng Chuẩnnhấn mạnh việc nâng giá xe lên cao là chiêu trò của các "cò lái" nhằm mục đích thu lời. Anh cho rằng, xe không có tính đột phá, tuổi đời ít, thiết kế thô... chỉ những người hoang tưởng về sản phẩm mới bỏ ra số tiền lớn để mua lại.
![]() |
Chiếc Honda Dream II hàng độc chuyển từ Huế vào Sài Gòn. Ảnh: Trần Minh Bravery. |
Bên cạnh đó, không ít độc giả cho rằng những người mua xe Honda Dream II là a dua theo phong trào, chạy theo đám đông. Và với số tiền hơn trăm triệu đồng, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại xe máy khác sang chảnh hơn.
"Theo tôi, những người mắc bệnh phong trào, chạy theo đám đông mới mua xe này giá cao như thế. Với 140 triệu đồng, tôi có thể mua 2, 3 xe tay sang chảnh hơn của các hãng như Honda Lead, Air Blade, Yamaha Grande... chỉ hơn 40 triệu đồng/xe", độc giả Thanh Long thẳng thắn.