Quản trị trường phổ thông: Cần hiệu trưởng bản lĩnh
- Hiệu trưởng cần có bản lĩnh để bảo vệ chương trình riêng của nhà trường,ảntrịtrườngphổthôngCầnhiệutrưởngbảnlĩbảng đấu c1 2024 qua đó tạo tiền đề có thể tự chủ và đổi mới trong dạy học. Ngày 10/1/2018 tại Hà Nội, được sự hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, Đại sứ quán Thụy Điển và Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First tổ chức hội thảo quốc tế: Quản trị trong nhà trường phổ thông.Tại đây, diễn giả là các nhà giáo dục đến từ Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch đã chia sẻ những bài học đổi mới giáo dục thành công. Các đại biểu đặc biệt quan tâm đến những kiến thức, kinh nghiệm trong quản trị nhà trường tự chủ, từ việc phát triển cách thức quản lý hiệu quả, phát triển đội ngũ giáo viên cho đến vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng các trường phổ thông trong mô hình quản trị này. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý các trường phổ thông Hà Nội cũng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý trong các trường phổ thông, hướng tới một nền giáo dục tập trung phát triển năng lực và phẩm chất của người học.. Trong lá phiếu khảo sát được gửi đến từng người, các hiệu trưởng đều cho rằng tự chủ là chính sách cần thiết cho sự phát triển của trường học trong giai đoạn đổi mới; có tính khả thi, phù hợp với việc phát triển của xã hội. Thậm chí, nhiều hiệu trưởng đánh giá đó còn là một trong những chính sách quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục. Ngay cả phía Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng nhìn nhận: “Cách tổ chức dạy học cứ học trò ngồi thầy giảng thì rất khó có thể phát triển năng lực cho các em. Nhưng khi được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ học tập, cũng với nội dung đó nhưng học sinh được làm việc với nhau, giao tiếp với nhau và với thầy cô, qua đó phát triển được năng lực”. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. Tuy nhiên, thực tế dường như ngược lại với mong muốn của các trường. Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm chia sẻ: “Chủ trương, chính sách của Bộ đưa ra là đúng; nhưng khi triển khai về địa phương cần có sự chỉ đạo sát sao để làm đúng theo tinh thần đó. Như trường tôi hệ ngoài công lập, được tự chủ 20% chương trình. Nhưng khi trao đổi với hiệu trưởng các trường công lập thì họ nói không làm như chúng tôi được, vì là trường công, còn chịu những việc như thanh tra, kiểm tra,...". Bà Đỗ Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sở cho rằng việc các trường công lập được tự chủ đúng nghĩa là rất khó bởi quản trị vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của Bộ, Sở. "Chúng tôi đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch điều chỉnh ở các bộ môn, tuy nhiên về vấn đề nhân sự, cơ sở vật chất,… vẫn gặp nhiều khó khăn bởi phụ thuộc chỉ đạo của các cấp trên. Như việc tuyển giáo giáo viên, trường chưa được quyết mà phải qua UBND quận hay Sở Nội vụ. Chưa nói đến việc tuyển, ngay chỉ việc ký giáo viên hợp đồng cũng vẫn phải có sự chỉ đạo hướng dẫn của các cấp”. Bà Hà mong muốn các trường có thể được chủ động hơn nữa trong việc tuyển chọn nhân sự, cơ sở vật chất,… Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa cho rằng tự chủ tạo áp lực và động lực cho mỗi cán bộ giáo viên, mỗi nhà trường thay đổi để phát triển. “Nó là chính sách khả thi của đổi mới nhưng cần được thực hiện đúng nghĩa”. Ông Lê Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD-ĐT), hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Victory cho biết trường ông hiện xây dựng chương trình nhà trường một cách mạnh dạn trên khung chương trình của Bộ và cập nhật, bổ sung những yếu tố tích cực mục đích để đảm bảo chất lượng giáo dục và đảm bảo nhu cầu của xã hội. Ông Lê Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD-ĐT), hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Victory. Ảnh: Thanh Hùng “Chương trình của chúng tôi vừa động vừa mở một cách linh hoạt. Mở là cái gì không thích hợp thì bỏ ra, cái gì thích hợp thì cập nhất đưa vào. Còn động là có thể thay đổi, không cứng nhắc là phải bao nhiêu tiết mỗi tuần, mỗi ngày". Tài liệu được chọn theo tinh thần: “Cái gì tích cực, ưu việt về phương pháp, nội dung thì đưa vào. Những phần nào trong tài liệu mà thấy rằng hiện đại nhưng cực đoan, hàn lâm thì mạnh dạn bỏ ra. Bởi không phải để ngắm nghía hay trang trí và khoe mẽ kết quả dạy học, mà cái chính là vì học sinh". Theo ông Thành, đổi mới chương trình cần thực hiện tất cả các thành tố của chương trình, đó là mục tiêu, kế hoạch, phương pháp dạy học. Song muốn làm tốt tự chủ chương trình, hiệu trưởng phải hiểu được mục tiêu của cấp học và mục tiêu của các môn học trong cấp học để định hướng cho giáo viên dạy. “Người quản lý phải hiểu được bản chất của quá trình. Rồi phải nắm bắt nhu cầu, mong muốn của xã hội. Nhưng luôn phải có bản lĩnh. Ví dụ, nhiều phụ huynh đến can thiệp rằng nên dạy cái này cái kia, chúng tôi phải cảm hóa rằng việc dạy gì và như thế nào là do chúng tôi, và sẽ trả lại các phụ huynh bằng chất lượng giáo dục đối với học sinh". Theo ông Thành, như vậy còn phụ thuộc vào khả năng và cái bản lĩnh của người hiệu trưởng. “Từ lâu rồi Bộ vẫn khuyến khích dạy học cho phù hợp không nhất quyết máy móc, nhưng nhiều khi bản lĩnh của các hiệu trưởng chưa dám làm. Bởi nhiều khi còn vướng các cấp quản lý khác. Hiệu trưởng phải đổi mới, cán bộ quản lý cũng phải đổi mới, nhưng trong công cuộc đổi mới này thì giáo viên cũng phải đổi mới. “Có khi đổi mới từ cơ sở trước nhưng cũng có khi đổi mới từ trên xuống dưới. Nhưng theo tôi chúng ta không nên chờ một cái gì cả, mà quan niệm tích cực là cứ đổi mới, làm đến đâu vì lợi ích của học sinh thì mình cứ làm, còn khó thì gỡ dần dần”. Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho hay thực tế Bộ cũng tiếp nhận nhiều phản ánh, ý kiến từ các hiệu trưởng. Đôi khi rào cản quản lý lại trở thành rào cản đổi mới, do đó các thầy cô cũng phải đóng góp trong việc gỡ rào cản này. Thanh Hùng
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Teplice vs Chrudim, 16h30 ngày 21/1: Sức mạnh vượt trội
-
Vợ chồng tôi cùng 59 tuổi, lấy nhau được hơn 30 năm, có 2 con (1 trai và 1 gái). Vợ tôi siêng năng, sống tiết kiệm, biết chu toàn kinh tế gia đình. Dù vợ chồng thu nhập không cao nhưng nhờ sự vun vén của vợ chúng tôi cũng xây được nhà thành phố, lo cho hai con đi học đầy đủ.
Hiện, vợ chồng tôi sống an nhàn tuổi xế chiều với khoản tiết kiệm và phần lương hưu của vợ, ít thu nhập từ việc chạy xe ôm của tôi
Hai con tôi ngoan, nghe lời bố mẹ. Con trai tôi 28 tuổi, tự lập, chăm làm và đã có bạn gái. Tết vừa rồi, con đưa bạn gái về ra mắt. Vợ chồng tôi đã qua gặp nhà thông gia và thống nhất ngày kết hôn cho con.
Con gái tôi năm nay hơn 22 tuổi, tốt nghiệp đại học và đi làm. Con được nhiều người đánh giá là ngoan, dễ thương, luôn phụ ba mẹ làm việc nhà, thích vẽ tranh, cắm hoa. Hiện, con chưa có bạn trai và chưa từng đưa bạn trai nào về nhà chơi.
Có một điều ở con gái làm tôi phiền lòng bấy lâu là 22 tuổi con vẫn không biết chạy xe máy, vì vậy con đi đâu tôi cũng phải chở đi.
Khi con đi học đại học, trường ở quận trung tâm TP.HCM, cách nhà chỉ 20km, tôi bận đi làm nên muốn con tập chạy xe máy hoặc đi xe buýt đi học, nhưng vợ không đồng ý.
Vợ nói, con gái ở thành phố đi đâu một mình rất dễ sa ngã vào những điều xấu hoặc bị người ta dụ dỗ, bắt cóc, lừa gạt. Tôi là ba thì phải đưa đón để bảo vệ con. Lúc đó, dù không bằng lòng nhưng tôi vẫn làm theo ý vợ. Vậy là, ngày nào con đi học tôi cũng phải đưa đón.
Có những hôm con học cả ngày, đáng lẽ con phải ở lại trường vào buổi trưa nhưng vợ không muốn. Cô ấy gào lên, kêu con ở trường buổi trưa không tốt, buộc tôi phải chạy đến trường đón con về nhà ăn cơm. Sau đó, tôi lại chở con lên trường, chiều con học xong lại đến đón về. Thấm thoát, hành trình đưa con đến trường của tôi cũng kết thúc.
Bây giờ, con đã ra trường đi làm. Công ty con đang làm nằm trong khu công nghiệp, cách nhà 7km. Tôi nói với vợ, con gái đã trưởng thành thì hãy tập cho con chạy xe máy để con tự đi làm. Đó cũng là cách giúp con tự lập, tự chủ với cuộc sống của mình và để con tự do làm những điều mình thích. Nếu ba mẹ cứ bao bọc con, bảo vệ con có khi không tốt.
Thấy tôi hằng ngày bận đưa đón con, những người hàng xóm nói vào: "Con gái đã lớn, sao không để con tự lập". Bạn bè, người thân vợ chồng tôi cũng cho rằng vợ tôi làm như vậy là quá bao bọc con, không tốt cho con.
Vừa rồi, không hiểu ở công ty người ta nói gì, con gái về nói tôi tập đi xe máy giúp. Sau một tuần, con cũng tự đi được xe. Con xin được mua xe máy để tự đi làm, nhưng vợ tôi vẫn chưa muốn tôi "buông" con ra.
Cứ 5h sáng, từ thứ Hai đến thứ Bảy, vợ gọi tôi dậy chuẩn bị chở con gái đi làm. 4h30 chiều, vợ buộc tôi phải chạy xe từ nhà đến công ty con làm đón về. Vì chuyện này mà tôi rất mệt mỏi, cảm thấy chán nản cuộc sống gia đình.
Xin độc giả cho tôi lời khuyên để vợ thay đổi quan điểm bao bọc con gái như hiện nay. Xin cảm ơn mọi người.
Xem thêm video: Phản ứng cực dễ thương của bé khi bị mẹ ăn hết kẹo
Độc giả: M.B
Con gái 22 tuổi đi đâu ba vẫn phải đưa, đón
-
Không chỉ lan tỏa cảm hứng, niềm tin vào tương lai, đây còn là sản phẩm âm nhạc mang nhiều ý nghĩa cộng đồng sâu sắc, được đón nhận và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khán giả.
Cùng thế hệ S-Gen truyền cảm hứng
S-Generation là dự án được tạo ra nhằm tôn vinh, hỗ trợ và đồng hành với sự phát triển của thế hệ S (S-Gen), để cùng nhau tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội, cho Việt Nam. Và MV Arise’21 - Ta sẽ hồi sinh là hoạt động truyền cảm hứng đầu tiên của dự án. Khúc ca từ trái tim những nghệ sĩ nhân ái trong đêm Giao thừa Xuân Tân Sửu như một món quà ý nghĩa, truyền tới khán giả niềm hy vọng lạc quan cho năm mới.
Cùng với sự lan tỏa của MV, chiến dịch cộng đồng Ủng hộ ngân sách mua Vaccine phòng chống Covid-19 mà Tập đoàn Sun Group khởi xướng và triển khai cũng chính thức khởi động.
Theo đó, từ nay tới 30/4/2021, với mỗi chia sẻ MV trên facebook ở chế độ public cùng hashtag #SGeneration #GenS #100klieuvaccine #theheS, khán giả đã cùng dự án S-Generation của Sun Group đóng góp 200.000 đồng vào Quỹ Vaccine của Bộ Y tế.
Đóng góp tương tự cũng sẽ được thực hiện với bất cứ hình thức sáng tạo video về bài hát “Ta sẽ hồi sinh” gắn hashtag nói trên tại nền tảng TikTok. Dự án sẽ kết thúc khi ngân sách tối đa đạt 20 tỷ đồng.
Sở dĩ “Ta sẽ hồi sinh” được lựa chọn là bài hát truyền cảm hứng cho chiến dịch là bởi ca khúc gốc tiếng Ý có tựa Rinascerò, Rinascerai - Tôi sẽ hồi sinh, Chúng ta sẽ hồi sinh của nhạc sĩ Roby Facchinetti (phần lời của Stefano D’Orazio) đã từng thắp lên hy vọng, cảm hứng sống giữa thời điểm đại dịch bùng nổ tại Ý. Bài hát đã được ca sĩ Đức Tuấn thể hiện trong một phiên bản Việt hồi tháng 6/2020.
Khi làn sóng Covid-19 thứ 3 tấn công Việt Nam, ca khúc “Ta sẽ hồi sinh” được làm theo phong cách hoàn toàn mới đã một lần nữa tiếp sức, truyền cảm hứng lạc quan.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam - Cố vấn nghệ thuật của MV chia sẻ: “Tôi đã xúc động khi nghe bài hát gốc tiếng Ý, sau đó nghe Đức Tuấn hát vào thời điểm dịch Covid-19 ập đến năm 2020.
Đến bây giờ, nhìn cảnh mọi người phải chuẩn bị đón Tết với những lo âu và đôi khi tiêu cực, các nghệ sĩ đều muốn làm điều gì đó để có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn. Bởi thế, chúng tôi nghĩ đến việc xây dựng một thông điệp ý nghĩa, tạo sức lan tỏa bằng một MV ca nhạc”.
Lan tỏa năng lượng tích cực bằng tiếng hát
Thách thức lớn nhất với ekip thực hiện MV chính là thời gian gấp gáp, chỉ vỏn vẹn 7 ngày. Giữa những lịch trình dày đặc ngày cận Tết và dịch bệnh phức tạp, việc tập hợp đông đảo nghệ sĩ là điều không dễ.
Nhưng chính ý nghĩa cộng đồng của MV đã chinh phục nhiều nghệ sĩ tên tuổi như ca sĩ Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh, Hà Trần, nhóm nhạc Bức Tường - vocal chính Phạm Anh Khoa, Uyên Linh, Hà Hồ, Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang, Hoàng Dũng, Osad, Nguyên Hà... và các nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời.
Ca sĩ Hà Trần cho biết: “Ngay khi biết về chủ đề MV Arise’21 - Ta sẽ hồi sinh, một sản phẩm âm nhạc truyền cảm hứng tới cộng đồng, giúp mọi người có thể vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch căng thẳng, tôi thấy MV ý nghĩa và nhận lời tham gia”.
Điều đặc biệt trong MV Arise’21- Ta sẽ hồi sinh là mỗi nghệ sĩ tự quay phần của mình, ngay cả với những nhóm nhạc như Bức Tường. Việc ghi hình như vậy vừa để đảm bảo an toàn chống dịch cho cả ekip, cũng đồng thời thể hiện ý đồ nghệ thuật của MV, như một chút gợi nhắc đến các gia đình bị chia cắt do dịch bệnh.
Guitar Trần Tuấn Hùng - Ban nhạc Bức Tường chia sẻ: “Ban đầu khi nhận được kịch bản tôi cũng hơi bất ngờ bởi đương nhiên các band khi xuất hiện thường cùng với nhau. Nhưng khi hiểu được ý nghĩa, mục đích thực hiện của MV, chúng tôi rất chia sẻ”.
Mọi nghệ sĩ trong MV đều tự nhận mình chỉ là những “người kể chuyện”, nhân vật chính của MV đặc biệt này là những điểm sáng đáng tự hào của Việt Nam trong chặng đường đối phó với dịch bệnh, thiên tai năm 2020.
Đó là GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Tổng Chỉ huy nghiên cứu nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus mới, giúp xét nghiệm nhanh các trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam.
Anh Hoàng Tuấn Anh - cha đẻ ATM gạo; Những cán bộ nhân viên đã hoàn thành thần tốc các dự án bệnh viện dã chiến do Tập đoàn Sun Group tài trợ và thi công tại Đà Nẵng và Hải Dương; hay các tập thể y bác sĩ của BV Bạch Mai và Đà Nẵng, tập thể cán bộ nhân viên sân bay Vân Đồn…
Họ là những người con Việt Nam đã, đang ngày đêm thầm lặng, bền bỉ đóng góp công sức, tạo nên những “diệu kỳ Việt Nam” trong một năm 2020 nhiều thách thức.
Osad - Raper trẻ gây ấn tượng với đoạn rap giữa 2 phần MV xúc động cho biết: “Những hình đó khiến không chỉ Osad mà bất cứ ai khi xem đều thấy rất đỗi tự hào. Đó chính là thông điệp ý nghĩa, rằng sau nhiều khó khăn, biến cố chúng ta vẫn luôn kiên cường đi lên bằng một sức sống mãnh liệt, bằng tinh thần hồi sinh”.
Câu chuyện được kể bằng lời ca và hình ảnh từ Arise’21 đã dẫn dắt khán giả đến với khái niệm mới: S-Generation (thế hệ S) - một thế hệ không được phân định theo năm sinh mà bằng tư tưởng tiến bộ, khác biệt, hành động tử tế, thúc đẩy chất lượng sống bền vững, với 5S: Sáng tạo - Sẵn sàng - Sẻ chia - Siêng năng - Sống trọn.
“MV mang theo một thông điệp không chỉ của người Việt Nam mà cả thế giới đều rất muốn chuyển tải: hãy luôn có tinh thần lạc quan, tích cực. Mọi thứ sẽ dần trở lại bình thường, như ca khúc đã cất lên: Ta sẽ hồi sinh”, ca sĩ Mỹ Anh chia sẻ.
Doãn Phong
" alt="MV ‘Arise’21">MV ‘Arise’21
-
'Mệnh lệnh' lúc nửa đêm Đây là lần thứ tư chị Hải - công tác tại Trạm Y tế xã Hữu Bằng, thuộc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, Hà Nội, vào khu cách ly làm nhiệm vụ. Nhưng chuyến đi này dài nhất - dự kiến 21 ngày, trong khi các đợt cách ly trước, chị chỉ phải xa gia đình 14 ngày.
“Đi đột xuất quá, ngay lúc nửa đêm”, chị nhớ lại.
Hôm đó, 9 giờ tối, khi trông con trai lớn học bài, chị Hải mệt nên ngủ quên. Gần 12 giờ đêm, điện thoại chị đổ chuông. Nhìn thấy số của người “sếp” ở cơ quan, chị nói với chồng: “Thôi, kiểu này có biến rồi”.
Chị Hải đứng thứ hai (từ trái qua) cùng các nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất. Chị được thông báo phải vào Trung đoàn Pháo binh 58 ngay lập tức để làm nhiệm vụ. Thấy chị Hương bần thần, người chồng - đang ngồi cạnh, động viên chị: “Thôi, công việc thế, biết làm thế nào”.
Chị vơ vội ít quần áo cho vào túi xách. Hơn 12h đêm, khi các con (7 tuổi và 3 tuổi) đang say giấc, hai vợ chồng nữ nhân viên y tế nhè nhẹ khép cửa, đèo nhau đến trạm y tế xã.
“Khoảng 15 phút sau đó, tôi và một chị nữa được chở đến khu cách ly ở Quốc Oai (Hà Nội)”, chị nhớ lại.
Vào khu cách ly làm nhiệm vụ, chị Hải vẫn thường xuyên nhận được cuộc gọi từ nhà của 3 bố con.
“Cũng may các con khá ngoan. Chỉ là đợt này các cháu đều nghỉ học, tôi thấy áy náy khi không thể chăm sóc con, đỡ đần cho chồng. Ngày ông Công ông Táo vừa rồi, tôi gọi điện về thấy 3 bố con đang làm mâm cỗ cúng. Nhìn thằng bé ngồi ăn miếng giò một mình, tôi muốn rơi nước mắt”, chị kể.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán tới đây cũng là ngày sinh nhật của con trai chị.
“Mẹ đi vội không kịp mua quà cho con, đành “khất” với cháu. Tôi cũng bảo chồng, hôm nào 3 bố con đèo nhau xuống đây. Các con đứng ngoài cổng, mẹ ở trong này nhìn ra một chút cho đỡ nhớ”, người phụ nữ 31 tuổi nói.
Chỉ biết ngày đi, không biết ngày về
Vào khu cách ly với chị Hải là chị Trịnh Hương, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất. Công việc của các chị là lấy dịch tễ, hướng dẫn phun khử khuẩn, làm báo cáo công dân... “Ngày 31/1, khu cách ly này đón 144 trường hợp F1.
Sau đó có 4 trường hợp chuyển đi (3 người dương tính với Covid-19 phải chuyển vào BV Nhiệt đới trung ương, 1 người nước ngoài phải chuyển đến khu cách ly của người nước ngoài). 2 ngày sau, chúng tôi đón thêm 5 trường hợp nữa vào đây”, chị Hương cho biết.
Chị Trịnh Hương. Cũng theo chị Hương, dự kiến ngày 23/2, họ được về. Tuy nhiên nếu cứ có thêm F1 vào, họ lại phải cộng thêm ngày cách ly.
“Chúng tôi chỉ biết ngày vào chứ không biết ngày về. Hiện, ở đây không nhận thêm F1 nữa do đã hết phòng nhưng nếu có ca dương tính xuất hiện chúng tôi phải vào để điều tra dịch tễ, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.
Trường hợp dương tính Covid-19, chúng tôi gọi xe 115 để chuyển bệnh nhân đi bệnh viện. Những người cùng phòng với ca dương tính ấy phải chuyển sang phòng cách ly đặc biệt để theo dõi.
Họ phải được theo dõi lại từ đầu cho đến ngày thứ 21. Họ ở lại thì mình vẫn phải tiếp tục ở đây”, chị nói.
Cũng như tất cả mọi người ở khu cách ly, chị hy vọng 21 ngày đó, không có gì bất thường xuất hiện để được về với gia đình. “Đến ngày cuối cùng, nếu xuất hiện ca dương tính, chúng tôi vẫn phải thực hiện công tác cách ly lại từ đầu’, chị nói.
Anh Thịnh (SN 1989), công tác tại trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, cũng vào khu cách ly này làm nhiệm vụ lúc nửa đêm.
“Hôm đó, thứ 7 (ngày 30/1), tôi làm việc cả ngày ở cơ quan. Sau đó, chúng tôi được điều đi lấy mẫu xét nghiệm. 12 giờ đêm, “có lệnh” tôi di chuyển vào đây luôn, không kịp mang theo bộ quần áo nào”, anh nói.
Trước khi vào khu cách ly này, anh Thịnh từng nhận nhiệm vụ tại khu cách ly ĐH FPT, khu cách ly ĐH Quốc gia Hà Nội. Công việc cho anh nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Đội ngũ điều dưỡng, bác sĩ, nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly Trung đoàn Pháo binh 58. “Khó khăn nhất là một số trường hợp không hợp tác khi chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt là khi nhân viên y tế lấy dịch tị hầu - phải đưa que tăm bông vào sâu 10cm gây buồn nôn, khó chịu. Người được lấy mẫu sẽ có phản ứng đẩy tay, gạt ra. Mẫu không đạt phải lấy lần 2 nhưng họ không hợp tác nữa.
Chúng tôi cố gắng hướng dẫn nhưng có người nói thẳng: “Tôi không thích”. Lúc đó, chúng tôi - mặc đồ bảo hộ kín người, vừa nóng vừa mệt, vẫn phải giải thích với họ”.
Anh Thịnh cũng ấn tượng với trường hợp một công dân từ Mỹ về cách ly tại ĐH FPT.
Người này 67 tuổi, từ Việt Nam sang Mỹ thăm con. Ở bên Mỹ, bà đi cầu thang bị ngã gãy xương đùi. Bà phải điều trị theo diện người già tại Mỹ với chi phí rất đất đỏ. Vì hoàn cảnh, người con phải bố trí cho mẹ về Việt Nam. Người mẹ về với tình trạng hết sạch tiền, trong khi đó, thuốc điều trị lên đến tiền triệu mỗi ngày.
“Cô ấy không còn tiền mua thuốc điều trị. Trong lúc đó, bệnh nhân đau đớn không chịu được, cơm cũng không thể ăn. 5 nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất có mặt tại khu cách ly thời điểm đó đã bàn nhau, ủng hộ tiền thuốc để cô ấy chữa trị trong 10 ngày cách ly còn lại”.
Anh Thịnh nói, vì vậy, sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chia tay khu cách ly, họ vẫn nhận được những tin nhắn, cuộc gọi để bày tỏ cảm ơn đầy cảm xúc của những người dân.
Xem thêm video: Sân bay Nội Bài vắng vẻ do dịch Covid-19 ngày cận Tết
Ngọc Trang - Nguyễn Thảo
Vị khách cuối năm ghé quán khiến vợ chồng chủ hàng cơm phải đi cách ly
Vợ chồng ông M. đang chuẩn bị đi dự đám cưới thì nhận được thông tin cả hai trở thành F1. F0 của họ là khách vào ăn tại quán cơm nhà ông, vài ngày trước.
" alt="Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế">Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế
-
Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
-
Cụm từ "ăn bám" tôi đề cập không phải là hưởng thụ, sống tiêu cực và buông thả. Trước khi tìm việc, giới trẻ nên dành 2-3 năm khám phá bản thân, hiểu sự đa dạng của thế giới, xây dựng quan điểm sống để có nền tảng vững chắc phát triển trong tương lai.
Đa phần giới trẻ đều bỏ qua giai đoạn này nên sẽ không hiểu được sự đa dạng và phức tạp của xã hội. Dù hiện tại ổn nhưng về sau sẽ thiếu tính cạnh tranh và khả năng phát triển. Tôi hy vọng giới trẻ sớm nhận ra cơ hội việc làm chỉ là phần nhỏ trong hệ thống xã hội.
Trên thế giới còn nhiều lĩnh vực chưa khám phá. Các bạn nên chủ động tìm cơ hội trong lĩnh vực tiềm năng để phát triển. Để chuẩn bị cho việc khám phá bản thân hay những chuyến trải nghiệm, sẽ cần gia đình hỗ trợ tài chính nên tôi nhắc đến cụm từ "ăn bám".
Với tôi đây là đầu tư cho tương lai, quá trình này giúp các bạn có cái nhìn mới về cuộc sống, không chỉ quan trọng với cá nhân còn có ý nghĩa với sự phát triển của xã hội.
Ông nhấn mạnh "có điều kiện" là điều kiện gì?
Việc "ăn bám" cần dựa trên khả năng tài chính của gia đình, ý thức về kế hoạch tương lai và độ chín chắn của mỗi người. Nếu gia đình cần thu nhập trang trải cuộc sống, các bạn nên đi làm để hỗ trợ.
Giới trẻ tự do khám phá bản thân không chỉ quan trọng với cá nhân còn có ý nghĩa với sự phát triển của xã hội, ông giải thích rõ được không?
Quá trình phát triển của Trung Quốc có 2 xu hướng: Đô thị hóa và sự hình thành tầng lớp trung lưu.
Thứ nhất, đô thị hóa đang diễn ra mạnh, cho thấy nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao. Hiện nay, ở vùng nông thôn có nhiều tài nguyên văn hóa vật chất và phi vật chất chưa khai thác và phát triển. Nếu có cơ hội đến đây, tôi tin giới trẻ sẽ khám phá ra điều mới.
Thứ hai, sự hình thành tầng lớp trung lưu, khi mức sống được nâng cao ngoài ăn no mặc ấm con người còn hướng đến nhu cầu tinh thần về văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm... Điều này đòi hỏi sự thay đổi về tư duy, giá trị sống và cách thức làm việc của thế hệ trẻ.
Xã hội đang thay đổi nhanh, giới trẻ nên khám phá thế giới để tạo ra giá trị mới. Nếu chú trọng tìm việc ngay sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ bỏ qua cơ hội. Tôi mong kiến thức và sự sáng tạo của các bạn không bị lãng phí. Việc khai thác tốt tiềm năng cá nhân sẽ góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Giáo sư Lương Vĩnh An, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc). Nguồn ảnh: Baidu Quan điểm này đi ngược truyền thống, ông suy nghĩ gì?
Quan niệm về học hành, tìm việc, trưởng thành phải tự lập và phụng dưỡng bố mẹ là "sản phẩm" định hình từ trước. Tương lai là thời đại sáng tạo với tính lưu động cao, nhu cầu con người không còn rập khuôn.
Do đó, các bạn phải phát triển bản thân để đáp ứng sự thay đổi của xã hội. Sống trong thời kỳ chuyển giao, các bạn cần ra khơi khám phá điều chưa biết, khai thác khả năng sáng tạo và hoàn thiện bản thân về thế giới quan.
Ông nghĩ gì về việc "ăn bám" là cớ trốn tránh công việc và trì hoãn hòa nhập xã hội?
Tôi nói giới trẻ nên "ăn bám" bố mẹ 2-3 năm, không phải là từ chối cơ hội công việc để đi lang thang khám phá. Tôi muốn nhấn mạnh, giới trẻ cần hoàn thiện bản thân, không vồ vập quyết định tạm bợ hoặc tuân theo quy ước xã hội để bước vào môi trường mới khi thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm và kiến thức.
Ngoài rèn luyện kiến thức và kỹ năng, sự trưởng thành về tinh thần còn quan trọng hơn. Với một người trẻ, tôi coi tài năng, chuyên môn và ý chí là điều cần thiết.
Tài năng ai cũng có chỉ là thiếu cơ hội khám phá. Thời đại ngày nay, giới trẻ không nên bỏ qua cơ hội khám phá tài năng bản thân. Chúng ta chỉ hạnh phúc khi được sống đúng với tài năng. Chuyên môn nghề nào cũng cần, tư duy logic, sự quan sát và rèn luyện kỹ năng là phải có.
Về ý chí, quá trình khám phá giúp chúng ta nhận ra có nhiều điều khó vượt qua. Tuy nhiên, khi đối mặt với lựa chọn của bản thân cần kiên định.
Nếu sau 2-3 năm khám phá bản thân, giới trẻ không thu được kết quả như mong đợi, theo ông nên làm gì để quá trình này không vô nghĩa?
Ngay cả khi dành 2-3 năm khám phá thế giới nhưng chưa có kết quả, những trải nghiệm khác biệt sẽ giúp các bạn nhìn thấy màu sắc của cuộc sống, đó cũng là điều đáng giá.
Nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Tốt nghiệp đại học Mỹ, học thạc sĩ ở AnhTrước khi trở về công tác tại Học viện Ngân hàng, tân phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 từng tốt nghiệp đại học ở Mỹ, học thạc sĩ ở Anh." alt="Giáo sư khuyên sinh viên vừa tốt nghiệp ăn bám bố mẹ không vội đi làm">Giáo sư khuyên sinh viên vừa tốt nghiệp ăn bám bố mẹ không vội đi làm
- 最近发表
-
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1
- Bạn muốn hẹn hò 702: U60 giàu có tặng nhẫn vàng cho bạn gái ngay khi vừa gặp
- 5 hương vị bánh ngon khó cưỡng ở Fresh Garden
- Kết quả bóng đá hôm nay 2/11
- Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persis Solo, 19h00 ngày 20/1: Thất vọng cửa dưới
- 6 quy tắc ứng xử cần dạy trẻ trước thềm năm mới
- Tắc vòi trứng không có nghĩa đóng cánh cửa làm mẹ
- 11 bí quyết giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống
- Soi kèo phạt góc Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
- Gabriel Jesus rời Man City vì Guardiola
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Sparta Prague vs Inter Milan, 03h00 ngày 23/1: Tiễn chủ rời giải
- Người cha gay, người con 'thẳng', và cuộc trò chuyện về giới tính
- Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo
- Tán đổ cô nhân viên văn phòng xinh đẹp, chàng trai bật khóc trên truyền hình
- Soi kèo góc Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1
- Từ nỗi lo vô sinh sau biến chứng quai bị đến hành trình làm cha đầy bất ngờ
- Cô giáo Hà Giang giành học bổng chính phủ Mỹ
- Cô gái vàng Olympic quốc tế đỗ đầu kỳ thi bác sĩ nội trú Y Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
- Bà mẹ lần đầu sinh con ở tuổi 73
- Fleur De Lys Hotel Quy Nhơn
- Bí quyết cách làm bánh quẩy giòn ngon cho bữa sáng mùa đông
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
- Cách giảm căng thẳng cho bé khi tiêm vaccine
- Làm món tôm khô tuyệt ngon, lên màu đỏ đẹp
- Xin hẹn hò, phút cuối ông chủ xưởng gỗ lại ‘lật kèo’ khiến cô gái đẹp bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Puebla, 08h00 ngày 20/1: Nối dài mạch toàn thắng
- Cặp đôi yêu nhau từ trại trẻ mồ côi, hạnh phúc mừng 70 năm ngày cưới
- MC VTC bén duyên phim: 'Tôi chỉ như bông hạt mới nảy mầm'
- Lộ chi tiết xe điện Wuling Bingo sắp bán tại Việt Nam
- 搜索
-
- 友情链接
-