Trước đó, trưa hôm qua (3/5), đoàn bác sĩ hồi sức của Bệnh viện Nhi đồng 1 đã xuống trực tiếp hỗ trợ cho Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Tại đây đang điều trị cho 13 bệnh nhi liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì. Trong đó có 2 bệnh nhi tiên lượng rất nặng, phải thở máy, lọc máu, vận mạch… và 4 bệnh nhi khác tiên lượng nặng.
Trong 2 trường hợp rất nặng có một bé 5 tuổi rưỡi nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, sốc nhiễm trùng nặng. Bé còn lại bị sốc nặng. Các bác sĩ đã hội chẩn, tiến hành lọc máu để cố gắng kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù huyết động học của 2 bệnh nhi tạm ổn định nhưng bé 5 tuổi rưỡi tình trạng rất nguy kịch.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, đến 7h45 sáng ngày 4/5 đã có 555 trường hợp nhập viện theo dõi và điều trị (bao gồm 11 ca chuyển viện) sau khi ăn bánh mì tại Long Khánh. Trong số này có 399 ca đang điều trị tại các bệnh viện, 120 ca khám ngoại trú được cấp toa về nhà theo dõi. Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị cho 2 bệnh nhi
Chiều 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã đến Đồng Nai làm việc, nắm tình hình và hỗ trợ trong việc truy tìm vi khuẩn gây bệnh.
" alt=""/>Vụ nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Chuyển bệnh nhi nặng nhất lên Bệnh viện Nhi đồng 1Quả xanh còn dùng làm nộm (nộm thịt bò khô) chua cay thay rau gia vị trong các bữa cỗ để chóng tiêu hóa chất đạm. Đu đủ xanh cũng được xào với thịt ăn như các loại rau khác, dùng muối dưa, làm mứt, tỉa hoa trang trí…
Bộ phận có thể dùng dùng được của cây gồm quả chín; quả xanh; hoa đực; hạt (ép lấy dầu thực phẩm); rễ, thân, lá.
Công dụng chữa bệnh của quả đu đủ
Ngay từ khi phát hiện ra châu Mỹ, nhà thám hiểm Christophe Columbus đã tôn vinh đu đủ là “chúa tể” của các loài quả bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn và có tác dụng chữa bệnh.
Một trong những hợp chất hàng đầu của quả là papain - loại enzyme có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người, hạn chế virus, vi trùng gây bệnh. Quả có những công dụng chữa bệnh sau:
1. Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa
Từ lâu, khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ăn đu đủ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Chất xơ có trong quả có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng, đặc biệt là ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN. Vì vậy, tăng cường ăn loại quả này cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng.
2. Chống viêm nhiễm
Đu đủ có chứa 2 hợp chất quan trọng là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Ngoài ra, quả còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất.
3. Tăng cường sức đề kháng
Vitamin C và A trong quả sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai...
4. Ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Tạp chí Nhãn khoa (AOO) của Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên ăn 3 suất rau xanh, hoa quả/ngày, sẽ giảm được nhiều nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác (AMRD).
Cụ thể làm giảm được tới 36% nguy cơ so với những người chỉ ăn 1-1,5 suất. Loại hoa quả tốt nhất có thể ngăn ngừa bệnh ARMD bao gồm cà rốt, đu đủ vì chứa nhiều vitamin C, A, E, carotenoid, chất chống oxy hóa. Có thể chế biến quả dưới dạng sa lát, nước ép hoặc ăn trực tiếp.
5. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Mặc dù sử dụng liều cao vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương nhưng vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là đu đủ, lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết luận trên được dựa theo nghiên cứu với hơn 20.000 người sử dụng vitamin C có trong đu đủ và phát hiện thấy có tác dụng rất cao trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm gây đau nhức ở người bệnh.
6. Tăng cường chức năng phổi
Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Kansas (Hoa Kỳ), đây là dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phổi và bệnh khí phế thũng (enphysema) do hợp chất carcinogen trong khói thuốc lá và benzopyrene trong khói thuốc lá gây ra. Nó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở con người, nhất là ở nhóm người cao tuổi.
7. Ngừa ung thư tiền liệt tuyến
Ăn thường xuyên thực phẩm giàu lycopen như đu đủ và uống chè xanh đều đặn, sẽ có tác dụng tích cực đối với đàn ông trong việc giảm thiểu bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Đây là khuyến cáo công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Á - Thái Bình Dương dựa trên nghiên cứu ở 130 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến đang điều trị tại 274 bệnh viện.
Theo đó, những người có thói quen uống chè xanh giảm được 86% nguy cơ mắc bệnh so với những người không dùng chè xanh, những người có thói quen ăn các loại thực phẩm giàu lycopen như đu đủ, cà chua, cà rốt, nho thẫm màu, dưa hấu... giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến so với nhóm người không ăn các thực phẩm này.
Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đàn ông nên tăng cường sử dụng 2 loại thực phẩm nói trên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng
(Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội)
Những vùng đất trường thọ bao gồm đảo Sardinia (Italy), đảo Okinawa (Nhật Bản), đảo Ikaria (Hy Lạp), bán đảo Nicoya (Costa Rica) và thành phố Loma Linda (Mỹ).
“Nếu bạn là một người bình thường sống ở các nước phát triển, có lẽ bạn đang giảm khoảng 14 năm tuổi thọ phần lớn do ăn thực phẩm nhiều thịt, phô mai, chế biến quá mức. Chúng ta không có lựa chọn nào khác - đó là tất cả những thứ xung quanh chúng ta”, Buettner giải thích.
Theo Buettner, bí quyết là học hỏi công thức nấu ăn dựa trên thực vật của những người sống ở Vùng Xanh. Nguồn thực phẩm có giá rẻ và cách chế biến chỉ trong vòng nửa giờ.
Thực phẩm chủ yếu là thực vật
Bạn hãy thử lựa chọn 95% thực phẩm là thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật. Ưu tiên các loại đậu, rau xanh - đặc biệt là rau chân vịt và cải xoăn - khoai lang, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Từ bỏ thịt
Người dân ở 4 trong số 5 Vùng Xanh ăn thịt, nhưng rất ít, như một món phụ. Họ ăn thịt không quá hai lần một tuần, ưu tiên thịt từ nguồn nuôi thả, tránh thịt chế biến sẵn như thịt xông khói và xúc xích.
Ăn cá hằng ngày
Theo SCMP, mỗi ngày, người Vùng Xanh ăn khoảng 85g cá như cá hồi, cá mú, cá mòi và cá cơm để tránh hàm lượng thủy ngân cao. Họ cũng tránh các loài bị đánh bắt quá mức hoặc cá nuôi.
Bỏ sữa
Sữa bò không phải là yếu tố nổi bật trong bất kỳ chế độ ăn kiêng nào của các Vùng Xanh. Nghiên cứu cho thấy hệ tiêu hóa của con người không được tối ưu hóa cho các sản phẩm từ sữa bò. Chúng ta có thể nhận được lượng canxi tương đương từ đậu phụ.
Tuy nhiên, những người sống trăm tuổi ở Ikaria và Sardinia thích sữa dê và sữa cừu lên men.
Thỉnh thoảng ăn trứng
Cư dân Vùng Xanh thường ăn không quá 3 quả trứng từ gà nuôi thả mỗi tuần. Cũng như thịt, trứng được tiêu thụ như một món ăn phụ, cùng với ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực vật.
Ăn đậu thường xuyên
Bạn hãy ăn các loại đậu mỗi ngày, bất kể loại nào. Đậu là nền tảng cơ bản của mọi chế độ ăn uống trong Vùng Xanh trên hành tinh, từ đậu đen ở Nicoya, đến đậu lăng, đậu xanh, đậu trắng ở Địa Trung Hải và đậu nành ở Okinawa.
Tính trung bình, người dân Vùng Xanh ăn lượng đậu gấp 4 lần so với người dân ở hầu hết các nước phát triển.
Cắt giảm đường
Những người trăm tuổi ở Vùng Xanh chỉ ăn bánh kẹo trong lễ kỷ niệm. Họ hạn chế các món ăn vặt ở mức 100 calo, chẳng hạn như một vài miếng chocolate đen hoặc một nắm trái cây sấy khô.
Nhấm nháp các loại hạt
Bạn hãy đặt mục tiêu ăn hai nắm hạt mỗi ngày, đây là mức trung bình trong chế độ ăn của Vùng Xanh. Hạnh nhân phổ biến ở Ikaria và Sardinia, hạt dẻ cười ở Nicoya, và người Loma Linda ăn tất cả các loại hạt.
Một nghiên cứu của Harvard chứng minh, những người ăn hạt có tỷ lệ tử vong thấp hơn 20% so với những người không ăn hạt.
Bánh mì nguyên cám hoặc sourdough
Hầu hết các loại bánh mì đều được làm từ bột mì đã tẩy trắng, chuyển hóa nhanh chóng thành đường, tạo ra lượng calo rỗng.
Bánh mì ở các Vùng Xanh thường được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch đen, từ men tự nhiên, tạo ra các sản phẩm có ít gluten hơn và thời hạn sử dụng lâu hơn.
Ưu tiên thực phẩm toàn phần
Hầu hết người sống trăm tuổi trên hành tinh đều ăn thực phẩm toàn phần - không qua chế biến hoặc chế biến ở mức tối thiểu (chẳng hạn như đậu phụ từ đậu nành).
Trong các công thức nấu ăn của Vùng Xanh, nguyên liệu được trộn đơn giản với nhau hoặc đã được lên men, muối chua. Họ hiếm khi ăn phải chất bảo quản nhân tạo.