5 mẹo đơn giản chữa hôi miệng rất hiệu quả
Con trai vợ chồng chết cháy ở xóm trọ ông Hiệp 'khùng' xuất viện
Tĩnh mạch là một hệ thống thông minh của van một chiều có chức năng quan trọng, vận chuyển lượng máu ít oxy và sậm màu quay trở lại tim, để rồi từ đó được bổ sung dưỡng khí và lại tiếp tục hành trình nuôi dưỡng cơ thể.
Tĩnh mạch cũng chính là các gân máu màu xanh nổi lên trên da. Tuy nhiên, có những người sở hữu làn da mạch xanh một cách chằng chịt và rõ ràng, trong khi người khác thì không.
- Do tự nhiên: Những người có màu da nhạt màu, tĩnh mạch cũng có màu nổi và dễ nhận biết hơn. Ngoài ra, những làn da mỏng cũng dễ làm tĩnh mạch nổi lên, đặc biệt là với người đã có tuổi. Một số trường hợp là do bẩm sinh đã có hệ thống tĩnh mạch nằm quá gần bề mặt da nên tay chân dễ nổi gân.
- Vận động quá mạnh: Khi bạn tập gym vơi cường độ cao, tay chân người tập sẽ có hiện tượng nổi gân hoặc biểu hiện rõ nhất đối với những vận động viên đua xe đạp. Theo chuyên gia y tế từ khoa Y ĐH Queensland (Úc) Bradley Launikonis, nguyên nhân là vì lượng máu rất lớn đổ dồn vào chân trong quá trình tập luyện và lưu lại ở đó.
Mạch máu do vậy bị phình to, gây ra hiện tượng nổi gân rõ ràng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tạm thời, khi nghỉ ngơi, cơ sẽ giãn ra, và mạch máu sẽ dần mờ đi.
- Phụ nữ mang thai: Để nuôi dưỡng thai nhi, lưu lượng máu trong cơ thể của phụ nữ mang thai luôn cao hơn người bình thường, và bởi vậy mà tĩnh mạch bị bơm căng rồi nổi hẳn lên da.
- Có lượng mỡ cơ thể thấp: Giống với những người sở hữu làn da mỏng, nếu lượng mỡ trong cơ thể ở mức thấp cũng dễ khiến tĩnh mạch nổi lên. Lượng mỡ thấp cũng đồng nghĩa với việc lớp mỡ dưới da mỏng, và không thể che lấp được hoàn toàn số tĩnh mạch nằm ẩn sau đó.
- Giãn tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch: Trường hợp làn da của bạn đột nhiên nổi gân, cộng thêm các triệu chứng như tức ngực, khó thở, viêm loét, hoặc sưng đau... thì bạn nên cân nhắc đi gặp bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn, như giãn tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch.
(Theo VOV)
Rửa tay với xà phòng tại các thời điểm quan trọng có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh - PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế nhấn mạnh.
" alt=""/>Cơ thể bất ngờ nổi gân xanh cảnh bao nguy cơ về vấn đề sức khoẻ của bạnTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày. Trong khi đó, một gói gia vị mì có thể chứa tới 4g muối, tương đương 80% nhu cầu, một chiếc xúc xích có khoảng 1,6g muối. Tổng cộng hai loại thực phẩm này đã vượt quá mức 5g. Bởi vậy, theo Healthtime, mọi người dù dùng mì ăn liền với bất cứ loại thực phẩm gì, đặc biệt là đồ chế biến sẵn, cần giảm lượng gia vị cho vào.
Ngoài ra, mọi người nên bổ sung thêm các loại rau như xà lách, mồng tơi, cà chua, cải để bổ sung lượng vitamin và chất xơ.
Trứng và thịt xông khói: Khó chịu bụng
Đây là món ăn sáng kiểu châu Âu nhưng giờ cũng phổ biến ở các nước khác. Dù vậy, theo India, hai loại thực phẩm này có hàm lượng protein cao và gây nặng bụng. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa cả hai.
Bia và hải sản: Nguy cơ bệnh gout
Vừa uống bia lạnh vừa thưởng thức hải sản thơm ngon khiến nhiều người cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, hầu hết hải sản chứa nhiều purine và bia chứa hàm lượng purine cao bậc nhất trong số đồ uống có cồn. Uống nhiều bia không chỉ làm tăng lipid máu còn có thể làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu.
Kết hợp lượng lớn bia và hải sản sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ axit lactic do thức ăn tạo ra trong cơ thể và ức chế quá trình bài tiết axit uric, từ đó gây ra các cơn gout cấp.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Trung Quốc, nếu nồng độ axit uric đã rất cao, bạn cần kiểm soát chặt chẽ việc ăn hải sản và nội tạng động vật. Nếu như chỉ số trên ổn định, không bị bệnh gout, mọi người vẫn có thể ăn hải sản nhưng cũng không nên quá thường xuyên.
Lẩu và đồ uống có đá: Hại dạ dày
Khi ăn lẩu cay nóng, mọi người thích uống nước lạnh để giải nhiệt, cảm giác thật dễ chịu. Tuy nhiên, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Quảng Đông nhắc nhở rằng đây là một thói quen không tốt.
Tiếp xúc nóng, lạnh đột ngột sẽ khiến thực quản và thành dạ dày giãn nở, bị kích thích thất thường trong thời gian ngắn. Ngoài ra, mạch máu và tuyến thượng thận thay đổi mạnh mẽ dễ khiến người có chức năng tim yếu, huyết áp cao có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Cam quýt và sữa: Gây đau bụng
Tiến sĩ người Ấn Độ Anshu Vatsyan giải thích: “Các loại trái cây, đặc biệt là loại có múi như cam quýt không nên ăn cùng với sữa hoặc sữa chua. Sự kết hợp này dễ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe đường ruột khác”.
Sự hiện diện của vitamin C và axit citric trong thực phẩm chua như cam quýt khi kết hợp với sữa có thể dẫn đến trào ngược axit, ợ chua, đau dạ dày, dị ứng, tức ngực.
Cụ thể, mạng lưới đã ứng dụng công nghệ vào các nhiệm vụ: vận hành tổng đài kết nối trực tuyến, phát triển công cụ điều phối công việc theo thời gian thực cho tình nguyện viên, giúp hàng ngàn y bác sĩ có thể đồng thời tư vấn từ xa cho bệnh nhân; ghi và chia sẻ kết quả qua các cấp, tránh trùng lặp đối tượng; phân tích dữ liệu, cung cấp thêm thông tin về những ca bệnh nặng, hỗ trợ ngành y tế trong điều phối nguồn lực cấp cứu.
Để xây dựng một cổng kết nối phiên bản mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, hơn 50 tình nguyện viên công nghệ của mạng lưới trên khắp thế giới đã liên tục giải quyết bài toán xây dựng sản phẩm, quản lý dữ liệu và phân luồng, điều chuyển cũng như bảo mật dữ liệu bệnh nhân bằng công nghệ. Các tính năng cũng được cập nhật theo ngày và điều chỉnh đúng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân.
Bằng cổng kết nối này, các y bác sĩ đã thực hiện các cuộc gọi chăm sóc từ xa. Người dân TP.HCM và Hà Nội hiện có thể gọi vào tổng đài 1022 của địa phương mình để tiếp cận với sự chăm sóc y tế từ y bác sĩ của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành.
Với Bình Dương, các y bác sĩ đã chủ động gọi điện chăm sóc y tế và sàng lọc F0 từ xa. Tới đây, người dân Bình Dương có thể dùng đầu số để liên hệ với mạng lưới khi cần được tư vấn, hỗ trợ.
![]() |
Hằng ngày, các y bác sĩ và tình nguyện viên của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” làm việc vào trao đổi trên một mạng xã hội Việt Nam. |
Theo thống kê, kể từ thời điểm chính thức đi vào hoạt động - ngày 1/8 cho đến hết ngày 16/8, đã có 368.000 cuộc gọi được thực hiện bởi gần 4.000 y bác sĩ, tình nguyện viên trên khắp cả nước; gần 70.200 bệnh nhân được hỗ trợ y tế từ xa, trong đó có hơn 720 ca F0 trở nặng được cấp cứu kịp thời chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM.
Song song đó, mạng lưới đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ các bệnh nhân đã được chăm sóc, các tình nguyện viên.
Ngoài ra, gần 4.000 y bác sĩ, tình nguyện viên của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” đang làm việc vào trao đổi trên mạng xã hội do một startup Việt Nam hỗ trợ.
Vân Anh
Cùng với việc yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” để tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế TP.HCM cũng công bố hotline hỗ trợ người bệnh 093.95.96.999 chính thức hoạt động từ ngày 5/8.
" alt=""/>Công nghệ giúp gần 4.000 y bác sĩ, tình nguyện viên chăm sóc và sàng lọc F0 từ xa