Trải qua nhiều đợt giãn cách… riết cũng quenDịch bệnh khiến mọi vấn đề trong xã hội trở nên tiêu cực, công việc, học tập, vui chơi… mọi thứ dường như đều bị ngưng trệ. Không ít người vì dịch bệnh mà buồn chán khi cứ phải quanh quẩn suốt ở nhà.
Nhưng bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ tận dụng thời gian này để học thêm kỹ năng, tìm ra được những sở thích thú vị mới mẻ cho bản thân.
Theo chia sẻ của bạn Nông Thị Như Phương (22 tuổi), sinh viên năm 3 trường Đại học Hoa Sen TPHCM, vì đây không phải đợt dịch đầu tiên nên bạn cũng đã quen với việc bị "xích chân" tại nhà.
 |
Tuy vất vả, nhưng chăm sóc những chú mèo tạo ra rất nhiều niềm vui cho Phương những ngày giãn cách. (Ảnh NVCC). |
Những lần trước, Như Phương luôn thấy bí bách, buồn chán khi phải ru rú ở nhà vì cô nàng có sở thích "thả neo" mỗi ngày ở các quán cafe. Nhưng lần này, Phương đã tìm cho mình được nhiều việc để làm hơn sau những giờ học online.
Tuy là một người biết nấu ăn, nhưng Phương lại không hay nấu ăn ở nhà mà thường xuyên sống cảnh "cơm hàng cháo chợ" vì đi học đi làm nhiều và… lười.
 |
Bữa cơm nhà mà Phương chuẩn bị cho mình và những người bạn cùng phòng. (Ảnh NVCC). |
Nay có dịp ở nhà dài hạn, cô sinh viên bắt đầu trổ tài "đầu bếp" của mình bằng 3 bữa cơm nhà mỗi ngày. Thậm chí cô nàng còn tìm tòi thêm những công thức nấu ăn mới, thử sức với những món lạ, độ khó cao hơn mà trước nay chưa từng nấu.
"Trước giờ em chỉ nấu các món ăn với cơm thông thường thôi chứ chưa làm bánh bao giờ. Nhưng dạo này rảnh quá nên em có học thêm làm bánh như bánh kem nè, hay panna cotta chanh dây nè! Mấy lần đầu có hơi fail (hỏng - PV), có khi bánh bị cháy nữa, nhưng mà vui! Giờ bánh em làm cũng ngon lắm rồi nha!", Như Phương vui vẻ chia sẻ.
 |
Thời gian ở nhà nhiều, Như Phương thay đổi từ rèm cửa, bàn ghế, giường nệm... để biến căn phòng của mình thành một studio phục vụ việc chụp ảnh sống ảo. (Ảnh NVCC). |
Ngoài nấu ăn, thời gian này Phương còn chăm chút cho căn chung cư nhỏ của cô và người bạn ở cùng. Ngày trước nếu chỉ nuôi một chú mèo nhỏ xinh thì nay thành viên mèo trong gia đình đã tăng lên thành 5 bé. Tuy việc chăm sóc có hơi vất vả nhưng cuộc sống mùa dịch của cô gái trẻ lại rất vui vẻ và thú vị.
Niềm vui có ở quanh nhà
Bên cạnh việc đã quen với việc giãn cách, các bạn trẻ còn ý thức được rõ hơn sự nghiêm trọng của dịch bệnh và tầm quan trọng của việc cách ly nên thay vì than thở, chán nản, đa số các bạn đều tìm cách thích nghi khi sống trong mùa dịch.
Bạn Võ Hoàng Nhân (20 tuổi), sinh viên năm 2 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ: "Đợt giãn cách đầu tiên em chỉ có ở nhà, hết ăn rồi ngủ, xem TV rồi lướt facebook, buồn chán khủng khiếp luôn! Nhưng mà lần này thì cuộc sống tại gia của em thú vị hơn nhiều nhờ em trồng cây, chăm hoa".
 |
Lần đầu trồng cây, Hoàng Nhân chờ mòn mỏi nhưng vẫn không thấy cây cà chua xuất hiện, mặc dù anh chàng đã gieo hạt cả tháng trời. (Ảnh NVCC). |
Trò chuyện cùng PV, Hoàng Nhân cho biết, những ngày đầu trồng cây, anh chàng gặp khá nhiều khó khăn, mua cây con về trồng thì vài ngày đã "ngủm" mà mua hạt giống về trồng thì chờ mãi chẳng thấy cây "ló" đầu lên.
Sau những thất bại ấy, có lúc chàng trai trẻ đã nản chí muốn bỏ, nhưng nhờ sự động viên và hướng dẫn tận tình từ mẹ mà Nhân đã rút được kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, Nhân cũng lên mạng, tìm hiểu cách trồng cây bài bản, học hỏi thêm kinh nghiệm mà người khác chia sẻ. Cuối cùng, anh chàng cũng thành công với 3 chậu cây đầu tiên của mình.
 |
Sau khi tìm hiểu kỹ càng, Nhân đã thành công với ba chậu cây đầu tiên là phát tài, sống đời và cúc tana. (Ảnh NVCC). |
"Sáng em dậy sớm, ra tưới cây, pha thêm ly cà phê ngồi nhâm nhi. Em có cảm giác như mình già hơn chục tuổi vậy, thấy mình chững chạc hẳn luôn. Nhưng em thích vậy, cảm giác mấy cái cây mình trồng nó lớn, rồi có hoa, hoa từ búp nhỏ nở bung ra… sướng kinh khủng".
Theo chia sẻ của Nhân, dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhưng khi sự việc đã xảy ra, mỗi người không nên quá bi quan mà điều cần thiết là vẫn phải giữ được sự lạc quan, vui vẻ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nếu giữ được tinh thần như vậy, việc ở nhà tránh dịch sẽ không còn là nỗi sợ nữa mà là cơ hội để chúng ta có thời gian cho bản thân mình, thực hiện những điều mới mẻ và thú vị mà ngày bình thường không để ý.
Theo Dân Trí

Đại gia chi tiền mua đảo hoang, vào rừng 'trú ẩn' để chống dịch Covid-19
Để tránh nhiễm Covid-19, có những người nhiều tiền sẵn sàng mua đảo không có người ở hoặc vùng đất ở bên sườn núi tạo dựng cuộc sống riêng.
" alt=""/>'Trốn dịch' ở nhà, nhiều bạn trẻ thành nông dân, đầu bếp

Có một câu chuyện cười phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc như sau: Nếu một người đàn ông cao trên 1,8m, một ngày nào đó anh ta có thể quên hết mọi thứ, thậm chí cả tên mình nhưng anh ta sẽ không bao giờ quên chiều cao của anh ta.
Người Trung Quốc ngày càng cao hơn – thế hệ sinh sau năm 2000 đang có chiều cao trung bình đứng đầu Đông Á. Nhưng với nhiều người trẻ nước này, điều đó vẫn là chưa đủ.
Người trẻ Trung Quốc thường tự ti vì quá thấp, nhưng chiều cao trung bình của nam thanh niên 19 tuổi ở nước này vào năm 2019 là 1,75m, vượt qua cả Hàn Quốc – quốc gia đang giữ ‘vương miện’ cho ngôi vị này.
Ngay từ đầu năm 2013, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã thống kê được 55,8% nam thanh niên ở thành thị trong độ tuổi 20-25 cao từ 1,75m đến 1,8m.
Suốt 30 năm qua, chiều cao trung bình của nam thanh niên 19 tuổi đã tăng 7,5cm. Nam giới Trung Quốc cũng là một trong những nhóm tăng chiều cao nhanh nhất trên thế giới. Dữ liệu từ Viện nghiên cứu sức khỏe NCD Risk Factor Collaboration cho thấy, xếp hạng về chiều cao của nam giới Trung Quốc đã tăng từ vị trí 150 lên vị trí 65 vào năm 2019.
Tuy nhiên, bất chấp thực tế tích cực này, nhiều người vẫn chưa đạt được chiều cao lý tưởng mà giới trẻ Trung Quốc ngầm đặt ra.
 |
Hầu hết thanh niên Trung Quốc từ 20 đến 25 tuổi sống ở thành thị đều cao trên 1,75m. |
Với việc hẹn hò ở Trung Quốc, cao là một lợi thế. Bạn càng cao thì bạn càng nổi bật – cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Dữ liệu từ nền tảng hẹn hò HIMMR cho thấy, với nam giới, những người cao từ 1,8m đến 1,9m có tỷ lệ được lựa chọn là cao nhất. Với những người sinh sau năm 1995, chiều cao còn quan trọng hơn cả tài chính, gia cảnh hay trình độ học vấn khi được đánh giá bởi phụ nữ.
Ngược lại, chiều cao là yếu tố đứng thứ 2 mà đàn ông tìm kiếm ở một người phụ nữ. Với nhiều phụ nữ, 1,8m là con số thấp nhất mà họ có thể chấp nhận.
Trong một phân tích 50 câu trả lời được yêu thích nhất cho câu hỏi “Nam giới cao từ 1,7m trở xuống sẽ như thế nào?”, Guyu Data đã nhận thấy rằng những lời chế nhạo phổ biến nhất mà những người đàn ông thấp gặp phải là từ bạn bè khác giới.
“Đàn ông cao dưới 1,6m là tật nguyền”.
“Những chàng trai cao 1,72m và những chàng trai cao 1,75m là 2 loài khác nhau”.
“Chà, bạn thấp quá. Bạn có chơi bóng rổ để tăng chiều cao không?”.
“Đôi khi tôi thấy những người tàn tật và người lùn bị đem ra làm trò cười trên tivi, tôi cảm thấy buồn. Tim tôi như thắt lại”.
“Đừng mặc áo khoác dài. Trông bạn sẽ giống như đang mặc quần áo của bố mẹ mình vậy”.
 |
Chiều cao trung bình của người Trung Quốc trong các thập niên. |
Phân biệt đối xử dựa trên chiều cao đã tồn tại từ lâu. Thậm chí, ngày nay người ta vẫn thường liên hệ chiều cao với các yếu tố khác như sức hút cá nhân, sự xuất sắc, khả năng lãnh đạo.
Nhà văn người Mỹ Malcolm Gladwell đã từng đưa ra một tính toán trong cuốn “Blink: The Power of Thinking Without Thinking” rằng, trong những điều kiện có kiểm soát, cứ mỗi inch (2,54cm) chiều cao tăng lên, lương hàng năm của một người sẽ tăng thêm 789 USD.
Trong nhiều trường hợp, nam giới cao hơn được coi là khỏe mạnh và thông minh hơn, do đó có cơ hội việc làm và kết hôn tốt hơn. Trong khi đó, những người đàn ông thấp bé thường bị chế giễu vì chiều cao của mình.
Kể cả là trong tình yêu, công việc hay tình bạn, sự kỳ thị dựa trên chiều cao cũng thấm nhuần vào tất cả khía cạnh trong cuộc sống của những người đàn ông thấp bé.
Một số người đã chế nhạo hiện tượng cực đoan này trên các mạng xã hội. Họ đùa rằng: “Chỉ những người cao từ 1,8m trở lên mới xứng đáng được gọi là đàn ông bình thường”.
 |
Những yếu tố mà người Trung Quốc sinh sau năm 1995 tìm kiếm ở người yêu. |
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)

Người trẻ vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'
"Cà phê tử thần” được tổ chức ở 76 quốc gia trên thế giới, nơi mọi người đến để chia sẻ những trải nghiệm và tâm tư về cái chết.
" alt=""/>Đàn ông Trung Quốc bị ám ảnh về chuẩn chiều cao 1,8m