![]() |
Cháu bé đang được theo dõi đặc biệt - Ảnh: L.N |
Trước đó, ngày 25/3, cháu bé được các cô giáo của trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, chân tay lạnh, hạ thân nhiệt, còn nguyên dây rốn và bọc ối, người dính đầy đất cát và lá cây.
Sau khi tiếp nhận, các bác sỹ tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đã tiếp hành cấp cứu, ủ ấm, vệ sinh thân thể cho cháu.
Sau 3 ngày chăm sóc, hiện sức khỏe của cháu bé đã tạm ổn và vẫn đang được theo dõi đặc biệt.
Được biết, cháu nặng 1,9 kg, là một bé trai. Mẹ cháu bé là một nữ sinh 17 tuổi, người dân tộc, đang học ở trường PTDT nội trú tỉnh.
Theo một số học sinh tại trường, nữ sinh này tự sinh con một mình trong ký túc xá rồi bỏ bé vào nhà vệ sinh và lấy thùng rác đậy lại.
Sau khi sinh, nữ sinh bị chảy máu nhiều nên gọi bạn học đưa đi bệnh viện và nói dối là đau bụng ra máu.
Rất may, các cô giáo phát hiện tiếng trẻ khóc trong nhà vệ sinh, vào xem thì phát hiện ra nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Hải Sâm
Tung tin bạn mang bầu với người yêu, nữ sinh Th. ở Trường THCS Diễn Hùng đã bị nhóm bạn bắt quỳ gối, tát vào mặt.
" alt=""/>Nữ sinh ở Quảng Bình tự đẻ con rồi vứt vào nhà vệ sịnhKhu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) do Ban quản lý Đầu tư xây dựng Công trình nâng cấp Đô thị TP làm chủ đầu tư. Đây là nơi bố trí cho các hộ dân bị giải tỏa thuộc chương trình nâng cấp đô thị và các dự án của TP với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Dự án có quy mô 30,9 ha, đã xây dựng 45 lốc chung cư, cao 5 tầng, tổng cộng 1.939 căn hộ, 529 nền đất, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2010. Đây được xem là khu chung cư có quy mô lớn ở TP HCM, nơi bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa ở các quận 1, 6, 8, 11, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.
Đến giữa năm 2011, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình nâng cấp Đô thị TP đã giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh tiếp quản, đưa vào sử dụng 23 lô với 940 căn hộ. Trong số đó, công ty đã bàn giao 115 căn, chỉ có khoảng 100 hộ vào ở.
Phần lớn các lô ở khu tái định cư này đều không có người ở, bị bỏ không nhiều năm nay. Khung cảnh hoang vắng, đìu hiu bao trùm lên cả 45 lô chung cư.
Những dãy nhà dài cao 5 tầng nhìn bề ngoài khá khang trang nhưng không có dấu hiệu của cư dân sinh sống.
Cửa lên xuống luôn trong tình trạng khóa chặt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu tái định cư lâm vào cảnh vắng vẻ bởi vị trí nằm quá xa trung tâm thành phố, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của nhiều lao động, việc học hành của trẻ em.
Bên cạnh đó, hạ tầng không đáp ứng đủ yêu cầu sống của người dân. Các tuyến chính vào khu dân cư là đường tạm sỏi đá. Mùa mưa gây sình lầy, lúc nắng bụi bay mù mịt.
Toàn khuôn viên nhếch nhác, rác vương vãi, cỏ mọc um tùm. Các bãi cỏ, bồn hoa, khu vui chơi... không được chăm sóc, bị hư hại nhiều.
Tại nhiều lô chung cư xảy ra tình trạng sụt lún vỉa hè, tường ngoài bị nứt nẻ, tróc sơn, tường trong một số căn hộ bị thấm nước…
Nhiều lô nền móng bị nứt toác xung quanh. "Cơ quan quản lý cho hay việc này không ảnh hưởng đến kết cấu lô chung cư nhưng hàng ngày ra vào chứng kiến cảnh nứt toác như vậy ai mà chẳng nơm nớp lo sợ cho sự an toàn của mình", một người dân sống tại lô B1.3 bức xúc.
Vừa đưa vào sử dụng vài năm nhưng tường ngoài nứt nẻ, tróc sơn. Đơn vị quản lý phải thuê thợ xử lý.
Tường bên trong các căn hộ cũng bị bong tróc sơn. Số khác bị rơi trần nhựa, dột...
Những lô không có người ở bị phủ bụi, bám đầy tay vịn cầu thang, mạng nhên giăng khắp. Các căn hộ trống cũng dày đặc bụi, cửa đang bắt đầu gỉ sét.
Hành lang các tầng, trước các căn phòng trống, gà đi lại tự do vì không có người.
Nhiều hộ dân vẫn có thói quen từ nơi ở cũ khi nuôi gà trong căn hộ, bồn trồng hoa. Những chiếc "cần câu cơm" trước đây của họ như xe hàng rong, xe bán đồ ăn cũng được mang tới để buôn bán tiếp.
Cư dân tại chung cư Vĩnh Lộc B hiện nay toàn bộ cư ngụ tại các dự án cải tạo bờ kênh Tân Hóa – Lò Gốm, dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên. Họ chủ yếu là lao động nghèo. Khi chuyển tới khu tái định cư ở xa nơi sinh sống cũ, họ không xin được việc làm, không buôn bán được nên cuộc sống càng thêm khó khăn.
Vợ chồng bà Đặng Thị Lan và ông Lâm Ngọc Thành (ngụ lô B1.3) cho biết, trước đây ở phường 14, quận 8, người làm bốc vác trong chợ Bình Điền, người buôn bán ngày cũng kiếm được 300.00 - 400.000 đồng. "Tới đây ở, ông nhà phải đi làm xa, tôi cũng buôn bán nhưng ế quá phải bỏ đi làm mướn ngày chỉ được khoảng 100.000 đồng. Chi tiêu, đóng điện, nước coi như hết. Nhà thì rộng, thoải mái nhưng kinh tế bị eo hẹp rất nhiều, khổ nhiều lắm, chết đói khi nào không biết", bà Lan than thở.
Ngồi ăn cơm trước hành lang chung cư, ông Lê Văn Chánh (63 tuổi, ngụ tầng 3, lô B1.3) cho hay, ở nơi cũ hai vợ chồng ông làm bông thuê. Có chút thu nhập nhưng khi về đây ông bà không có việc gì làm, đành phải "ăn bám" con cái.
TheoZing
![]() |
Cô giáo Mai Thị Kim Tuyến tham gia khóa học giả định không gian vũ trụ tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ. (Ảnh: HESA) |
Honeywell Educators at Space Academy (HESA) là một chương trình học bổng được thiết kế nhằm giúp các giáo viên trung học giảng dạy hiệu quả hơn ở các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Năm nay có 200 giáo viên tới từ 25 quốc gia trên thế giới tham gia khóa học này và cũng là năm Việt Nam có số học viên nhiều nhất từ trước tới nay. Được biết các năm trước Việt Nam chỉ có một đại diện duy nhất mỗi năm.
![]() |
6 đại diện của Việt Nam tham dự HESA năm 2016. (Ảnh: HESA) |
Kim Tuyến chia sẻ, em biết đến học bổng này qua một chị là đại diện cho Việt Nam năm 2015. Sau đó, em bắt đầu tìm kiếm thông tin về HESA qua các tài liệu, bài viết và những người đi trước.
“Ban đầu em cũng không nghĩ là mình sẽ được tham gia, nhưng đây cũng là một cơ hội để thử sức. Biết đâu mình lại được và cuối cùng thì em trúng tuyển thật” – Tuyến chia sẻ.
Gây ấn tượng bằng nụ cười
Khóa học kéo dài 5 ngày ở Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ, thành phố Huntsville, bang Alabama. Tại đây, các giáo viên có 45 giờ tham gia vào các hoạt động diễn ra trong lớp học, phòng thí nghiệm, tập trung chủ yếu vào khoa học và thăm dò không gian.
![]() |
Kim Tuyến trong hoạt động di chuyển bằng tấm ván. Ảnh: HESA |
“Về chuyên môn, nội dung khóa học không liên quan nhiều đến môn Sinh học mà em đang dạy. Nhưng quan trọng hơn là em có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp ở các nước. Ngoài ra, sau khóa học, em cũng học được nhiều kỹ năng: kinh nghiệm tổ chức, cách hoạt động nhóm, tạo không khí cho người học để hoạt động nhóm hiệu quả hơn. Những kỹ năng đó còn quan trọng hơn nhiều cho công việc giảng dạy sau này của em” – cô giáo trẻ khẳng định.
Ở hoạt động khó nhất và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong 5 ngày là nhiệm vụ vũ trụ giả định, có 14 người trong một đội được phân vào các vị trí khác nhau như Trạm ISS, Trạm sửa chữa, Trạm mặt đất. Tuyến được phân công ở Trạm mặt đất, nhiệm vụ là ngồi quan sát camera, hỗ trợ các bạn trên Trạm sửa chữa.
Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như di chuyển từ điểm này tới điểm kia bằng 2 tấm ván, hoạt động dưới nước, bắn tên lửa mô phỏng…
Kim Tuyến hào hứng khoe, ở hoạt động bắn tên lửa, các học viên được phép tự trang trí tên lửa bằng sơn xịt và em đã chọn sơn 2 màu vàng và đỏ đại diện cho màu cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.
![]() Tên lửa sơn màu vàng, đỏ tượng trưng cho lá cờ Việt Nam của Kim Tuyến bay rất cao. (Ảnh: HESA) ![]() Hào hứng khi thấy tên lửa của mình bay thành công. Ảnh: HESA |
Khi được hỏi về huy chương “Right Stuff” dành cho học viên xuất sắc nhất, dũng cảm nhất mà Kim Tuyến giành được trong khóa học này, cô giáo 9x rụt rè cho rằng “có lẽ em cũng có chút nỗ lực, một chút dũng cảm, may mắn và đặc biệt là hay làm mọi người cười”.
![]() |
Cô giáo Kim Tuyến thể hiện niềm vui khi được nhận giải "Right Stuff" dành cho học viên xuất sắc nhất. (Ảnh: HESA) |
“Trong phần hoạt động dưới nước, lúc đầu em đắn đo không biết có nên tham gia hoạt động này hay không vì em không biết bơi. Nước thì không sâu lắm nhưng với chiều cao 1m50 của em thì nếu không có áo phao sẽ không duy trì được. Nhưng cuối cùng em cũng quyết định tham gia và khi lên đến nơi vẫn cười rất tươi, làm mọi người cũng cười theo. Có lẽ cũng nhờ em hay cười mà các cô, các bác đều rất quý em”.
“Hay trong hoạt động thiết kế hộp bảo vệ quả trứng để thả xuống nước, bình thường thì mọi người thả luôn, nhưng em nghĩ không biết hướng gió như thế nào, nên em lấy giấy vụn trong túi ra ném xuống nước để kiểm tra. Mọi người rất bất ngờ về hành động đó của em. Ai cũng cười và em cũng thấy vui”.
![]() |
Dù không biết bơi nhưng Kim Tuyến vẫn quyết định tham gia hoạt động dưới nước. Ảnh: HESA |
Người Mỹ làm việc hiệu quả và tính tập thể cao
Điều khiến cô giáo trẻ ấn tượng trong khóa học này là cách làm việc của người Mỹ - rất chu đáo, có thứ tự và vô cùng hiệu quả. “Một ngày hoạt động của bọn em bắt đầu từ 7 giờ sáng cho tới 6 giờ tối. Các hoạt động diễn ra liên tục và rất khít thời gian.... Trong tất cả các email gửi cho học viên đều có lời dặn dò ‘nếu có thắc mắc gì thì hỏi chúng tôi’ và họ trả lời email rất nhanh. Khi sang tới Mỹ thì bọn em được đưa đón rất chu đáo, không hiểu gì thì được giải thích rất chi tiết” - cô giáo trẻ tuổi nhất trong số các học viên chia sẻ.
![]() |
Kim Tuyến (hàng trên thứ 2 từ trái sang) và các học viên quốc tế. (Ảnh: HESA) |
“Khi em nhìn thấy bộ máy mô phỏng ở Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ làm rất quy mô và hoành tráng, em nghĩ ngay tới sự đoàn kết, tinh thần làm việc nhóm của người Mỹ. Đó là thành quả của một tập thể. Và em nghĩ rằng,người Việt Nam chúng ta cũng phải đoàn kết lại để làm được những thứ như thế. Không hẳn là để chế tên lửa hay những thứ to tát tương tự, mà có thể là những sản phẩm trong ngành nông nghiệp, công nghiệp hay trong cuộc sống hằng ngày.Em nghĩ rằng vấn đề hợp tác với nhau rất quan trọng”.
Đây cũng là kỹ năng mà cô giáo Kim Tuyến muốn những học trò của mình có được. Tuyến hi vọng khi bước vào năm học mới sẽ giới thiệu được những kiến thức đã được học tới học sinh của mình. “Sau khóa học, em càng thấy tầm quan trọng của việc làm thí nghiệm, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống trong các môn khoa học. Khi được học từ thực tiễn, các em sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn và nhớ lâu hơn”.
Mới đứng lớp được 2 năm, cô giáo trẻ cho rằng còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần phải học hỏi. Khi được đề nghị chia sẻ về “cô giáo Tuyến ở trường”, cô giáo 9x cười hiền: “Tính em hay cười, các cô ở trường chắc cũng thấy em thân thiện nên đặt biệt danh là ‘Tuyến tươi tỉnh’, còn câu đầu tiên mà các học trò thường thốt lên khi thấy cô giáo là ‘Sao cô thấp thế!’”.