当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4: Trên đà hưng phấn 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Sau ồn ào tình cảm với Pew Pew, hot girl Trâm Anh làm MC bóng đá
Theo Ngân hàng chính sách xã hội, đến ngày 30/6/2018, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 189.105 tỷ đồng, tăng 13.723 tỷ đồng (+7,8%) tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó, nguồn vốn điều lệ đạt 13.893 tỷ đồng, tăng 3.197 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 10.908 tỷ đồng, tăng 1.863 tỷ đồng; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trên thị trường đạt 22.548 tỷ đồng, tăng 4.054 tỷ đồng.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến nay đạt 181.768 tỷ đồng, tăng 9.978 tỷ đồng (+5,8%) so với cuối năm 2017, với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 160.837 tỷ đồng, bằng 67% kế hoạch cả năm.
Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay chỉ chiếm 0,81% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,42%.
![]() |
Với doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm đạt 33.998 tỷ đồng tăng 2.756 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017 đã giúp hơn 1,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Vốn tín dụng chính sách góp phần tạo việc làm cho hơn 137.000 lao động, trong đó gần 3.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 10.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 840.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng trên 14.600 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 100 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP…
M.M - Phương Cúc - Ngọc Cương
" alt="1,2 triệu hộ được vay vốn tín dụng chính sách trong 6 tháng"/>
'Vua xổ số' 5 năm 3 lần trúng độc đắc
Người đàn ông may mắn đó là ông Đỗ Văn Yên (SN 1944, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội).
Ông Yên sở hữu dáng người nhỏ bé, gầy gò. Dù đã ở độ tuổi nghỉ ngơi, nhưng muốn gặp ông Yên không hề dễ.
Hàng xóm của ông rỉ tai, tìm người đàn ông này chỉ có cách đến phường Kim Liên, đi lòng vòng quanh đó. Ông Yên luôn khoác lên mình trang phục của bảo vệ dân phố, hòa vào dòng người ngược xuôi để hỗ trợ công an phân luồng giao thông; tuyên truyền hướng dẫn nhân dân không vi phạm luật, giữ gìn an ninh trật tự…
![]() |
Ông Đỗ Văn Yên (SN 1944, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) |
Ở phường, ông được nhiều người gọi vui bằng cái tên “vua xổ số” và “hiệp sĩ” bắt cướp. Nhiều năm liền, ông coi việc chơi xổ số như thú vui giải trí. Đặc biệt, chỉ trong 5 năm, từ 2000 đến 2005, ông Yên đã may mắn 3 lần trúng giải độc đắc.
Lần 1, ông trúng giải năm 2000, lần 2 năm 2003, lần 3 năm 2005.
Số tiền mỗi lần trúng giải, ông bảo, đủ để ông mua một căn nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là vận may bất ngờ. Ông không khuyến khích mọi người chơi sổ số bằng máu ăn thua và cũng không muốn người dân quá ham mê việc này.
Đối với ông Yên, niềm đam mê lớn nhất mà ông đã và đang thực hiện suốt 25 năm qua chính là công việc bảo vệ dân phố, hỗ trợ lực lượng công an làm công tác giữ gìn trật tự trị an.
Món quà của cụ già khiến “hiệp sĩ” cảm động
Trò chuyện với ông, những câu chuyện về việc săn bắt cướp được ông kể như không có hồi kết.
Ông Yên cho biết, ông về hưu và tham gia bắt cướp từ năm 1994. Tính đến nay, chiến công mà ông đạt được là phát hiện và tham gia bắt giữ hơn 200 vụ cướp giật trên địa bàn.
Ông thu hồi được rất nhiều xe máy, dây chuyền vàng, túi xách và xe đạp từ các tay cướp giật để gửi lại bà con nhân dân.
![]() |
Tất cả những chiến công lập được, ông đều cẩn thận ghi vào cuốn nhật ký. |
Nhiều người bị trộm cắp, cướp giật đã cám ơn ông bằng tiền và những món quà giá trị nhưng ông Yên chưa lần nào chịu nhận.
Ông tiết lộ: “Rất nhiều năm làm công việc này, chỉ một lần tôi nhận túi cam của một ông cụ hưu trí”.
Theo lời kể của ông Yên, vào khoảng những năm 1994- 1995, với vai trò là đội phó đội săn bắt cướp phường Kim Liên, ông thường xuyên đi tuần tra khu vực.
Một ngày, đang đi tuần trên phố, ông Yên nghe tiếng hô hoán của một cụ ông gần 80 tuổi.
Cụ ông này dựng xe đạp ở vỉa hè rồi vào bưu điện mua báo, lúc quay ra, cụ phát hiện chiếc xe đạp đã bị tên trộm lấy đi.
“Nghe tiếng kêu, tôi vội vã lao theo tên trộm đồng thời hô hoán nhân dân tham gia. Sau đó, tôi đã tóm gọn được tên trộm, lấy lại được chiếc xe đạp cho cụ già” - ông Yên nói.
Vẫn lời ông Yên, những năm đó, xe đạp là tài sản tương đối quý giá. Những gia đình khó khăn phải chắt chiu rất lâu mới có tiền mua xe.
“Ông cụ bị mất xe cũng là một người nghèo. Khi nhận lại được xe, ông ấy vui đến mức chảy nước mắt. Miệng mếu máo.
Ông ấy nói, vợ chồng ông ấy rất nghèo, tằn tiện mãi mới mua được chiếc xe cho con đi làm. Hôm nay, tranh thủ ngày nghỉ, các con ở nhà, ông ấy mới mượn xe của con để ra phố…” - ông Yên kể tiếp.
Sau niềm vui tìm lại được xe, người đàn ông này bỗng tỏ ra băn khoăn.
“Ông ấy loay hoay, móc hết túi quần, túi áo, lấy ra được mấy đồng bạc lẻ, dúi vào tay tôi để cảm ơn. Tuy nhiên, tôi không nhận. Không ngờ hôm sau, tôi đang trực ở phường thì ông cụ đó xuất hiện. Mắt ông ấy rưng rưng, tay cầm 1 cân cam và 1 cân đường, nằng nặc đòi cảm ơn tôi” - ông Yên nhớ lại.
Ông Yên tiếp tục từ chối món quà nhưng cụ không đồng ý. Cuối cùng, để ông cụ được vui lòng, ông Yên nhận túi cam.
“Tôi vẫn nhớ, túi cam có 4 quả. Khi nhận, tôi nói với cụ, tôi chỉ xin túi cam để bổ ra cho anh em. Còn đường, tôi biếu lại cụ. Nếu cụ chịu mang đường về thì tôi nhận cam. Còn không, tôi không nhận bất cứ thứ nào” - ông Yên chia sẻ.
Từ đó đến nay, hơn 20 năm đã trôi qua nhưng món quà và cách ứng xử của ông cụ vẫn khiến ông Yên nhớ mãi.
“Tôi nhớ là vì cách nói chuyện, cư xử của ông cụ khiến tôi thấy việc làm của tôi có ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui cho những người dân nghèo. Đó cũng là động lực để tôi phấn đấu suốt và đam mê với công việc mà tôi đã và đang làm” - ông Yên trải lòng.
Bị phát hiện khi đang móc túi người dân, nữ quái lập tức cởi đồ giữa phố, la làng. Trước tình hình đó, ông Yên đã theo dõi, nhân lúc chị ta hành sự, lao ra bắt tại trận...
" alt="Điều ít biết về “hiệp sĩ bắt cướp” 3 lần trúng số độc đắc"/>Nhận định, soi kèo CSKA 1948 Sofia vs Hebar Pazardzhik, 23h00 ngày 21/4: Dìm khách xuống đáy
Hiện nay, hàng tháng Bưu điện thực hiện chi trả hơn 170 tỉ đồng cho khoảng 115 nghìn đối tượng.
Chi trả qua Bưu điện: nhiều lợi ích thiết thực
Hiện nay, việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (NCC) được thực hiện theo mô hình 3 bên thông qua việc ký Hợp đồng trách nhiệm chi trả giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã và cán bộ chi trả tại địa phương. Tuy nhiên, nhằm đổi mới công tác chi trả này với phương thức hiện đại hơn, từ tháng 8/2015 tỉnh Quảng Nam đã ứng dụng việc chi trả trợ cấp ưu đãi NCC thông qua Bưu điện. Đến tháng 6/2017, việc thí điểm chi trả theo hình thức mới đã được triển khai tại 06 tỉnh: Quảng Nam, Đắk Nông, Bắc Kạn, Đà Nẵng, TP.HCM và Đồng Nai.
![]() |
Tại Hội nghị Sơ kết việc thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi NCC qua hệ thống bưu điện diễn ra vào ngày 7/6, đại diện Lãnh đạo 06 Sở LĐ-TB&XH tại các địa phương trên đều có một nhận định chung là việc chi trả luôn đảm bảo đúng đối tượng, chi đủ số tiền, đúng thời gian quy định. Tính từ thời điểm bắt đầu triển khai đến nay, chưa xảy ra tình trạng mất an toàn về tiền mặt tại tất cả các địa phương thí điểm.
Qua khảo sát của ngành LĐTB&XH, đánh giá mức độ hài lòng về việc chi trả qua hệ thống Bưu điện tại 05 địa phương (TP.HCM chưa thực hiện khảo sát do mới triển khai) hơn 90% đối tượng thụ hưởng đều bày tỏ hài lòng về việc nhận chế độ chính sách theo phương thức mới qua hệ thống Bưu điện.
![]() |
Ứng dụng CNTT trong chi trả chế độ NCC
Hiện nay việc chi trả NCC tại các địa phương đang được thực hiện toàn bộ trên phần mềm quản lý và chi trả các chế độ trợ cấp ưu đãi NCC. Qua đó giúp cho các đơn vị quản lý nắm bắt kịp thời về số người hưởng đã lĩnh tiền, thời gian lĩnh; số người chưa lĩnh, số tiền phải nộp về cuối ngày... Đặc biệt,, hệ thống phần mềm còn hỗ trợ nhận dạng người nhận tiền qua ảnh chụp được lưu trên hệ thống. Nhờ đó, khi người thụ hưởng đến các điểm chi trả để lĩnh tiền không cần mang giấy tờ tùy thân, nhân viên chi trả có thể nhận diện người thụ hưởng qua phần mềm.
Đặc biệt đối với những đối tượng hưởng cả hai chế độ lương hưu và trợ cấp ưu đãi NCC, Bưu điện đã thực hiện thí điểm liên kết phần mềm chi trả trợ cấp ưu đãi NCC và phần mềm chi trả lương hưu để hỗ trợ những đối tượng hưởng nhận cả 2 chế độ. Phần mềm hiển thị số tiền của mỗi loại chế độ, tổng số tiền được lĩnh và các thông tin liên quan.
![]() |
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, hiện nay, tại một số địa phương Bưu điện đang thực hiện chi trả đồng thời các chính sách an sinh xã hội như: chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội thông qua giải pháp chi trả qua thẻ lĩnh tiền điện tử (Emoney). Đặc biệt, hệ thống thanh toán này dự kiến sẽ được tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội mà Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng theo Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội. Triển khai chi trả trợ cấp ưu đãi NCC qua hệ thống Bưu điện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất về người hưởng các chính sách an sinh xã hội, giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước dễ dàng quản lý được việc thực hiện chi trả các chính sách cũng như sự biến động thông tin của người hưởng.
Sẽ mở rộng địa bàn chi trả NCC
Theo báo cáo tại Hội nghị Sơ kết việc thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện, nếu tính bình quân thời gian chi trả là 5 phút/1 đối tượng, thời gian nhận tiền, chuẩn bị tiền và thực hiện các chứng từ thanh quyết toán là 16h/1 xã phường (02 ngày làm việc), thì với việc thực hiện chi trả qua Bưu điện, hàng tháng tại 6 địa phương đang triển khai thí điểm sẽ tiết kiệm được hơn 2.500 ngày công (tương đương 120 lao động) phục vụ cho công tác chi trả tại xã, phường. Tính rộng ra trên cả nước, hàng năm sẽ tiết kiệm được hàng trăm nghìn ngày công, với hàng nghìn lao động phục vụ cho công tác chi trả tại các xã, phường.
Tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện, đa số các ý kiến đều đề xuất với Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục mở rộng việc chi trả trợ cấp ưu đãi NCC với các mạng. Đồng thời tích hợp việc chi trả các chế độ vào cùng một lần để các đối tượng được hưởng cùng lúc các chế độ trợ cấp hàng tháng.
![]() |
Đánh giá cao kết quả triển khai thí điểm trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng khẳng định, việc chi trả trợ cấp NCC qua Bưu điện là việc cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch cũng như hướng tới hiện đại hóa trong việc chi trả, quản lý NCC. Theo đó, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng yêu cầu các địa phương nghiên cứu, đánh giá kỹ mô hình chi trả này để tiến tới mở rộng địa bàn việc triển khai chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Tuy nhiên cần đảm bảo thận trọng, người hưởng được phục vụ tốt hơn, công tác chi trả đảm bảo an toàn, tách bạch công tác quản lý và chi trả tạo sự minh bạch.
Hiện đang có gần 20 Sở LĐTB&XH và Bưu điện tỉnh đã có chủ trương thống nhất về việc triển khai việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng như: Hưng Yên, Ninh Thuận, Tuyên Quang, Long An, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Thanh Hóa, An Giang, Bắc Ninh... Nếu được Bộ LĐ-TB&Xh chấp thuận, dự kiến việc các địa phương này sẽ triển khai việc chi trả trợ cấp ưu đãi NCC theo phương thức mới ngay trong quý III/2018.
Xuân Thạch
" alt="Nhận trợ cấp qua Bưu điện: 90% người có công hài lòng"/>Cuộc gặp gỡ ở căn nhà giữa rừng tiết lộ bí mật của đại gia Hà Nội
Gặp chồng ở khách sạn, nữ giảng viên hành xử bất ngờ
Hớn hở về ăn giỗ, nàng dâu bị cả nhà chồng chì chiết vì lý do bất ngờ
Tôi và chồng quen nhau từ ngày học cấp ba, gần nhà, nên tình cảm nhanh chóng nảy nở. Sau một lần không làm chủ được bản thân, tôi dính bầu. Chưa kịp học xong lớp 12, tôi lên xe hoa về nhà chồng.
Cuộc sống đôi vợ chồng trẻ và đứa con gái nhỏ cứ thế yên bình trôi qua, dẫu nghèo khó nhưng đầm ấm.
Một năm sau ngày cưới, biến cố xảy đến với gia đình. Chồng tôi bị bạn bè rủ rê, ham mê trò đỏ đen trên chiếu bạc. Đến khi nợ nần, anh đã bán căn nhà trả bớt nợ.
Bố chồng không chịu được cú sốc, lên cơn đột quỵ rồi qua đời. Chúng tôi đưa mẹ chồng về mảnh đất nhỏ trong làng dựng căn nhà tạm sinh sống. Mảnh đất này là của bố mẹ đẻ tôi cho ngày mới lấy chồng.
Khó khăn chồng chất, hai vợ chồng quần quật quanh năm ngoài đồng ruộng, chăn nuôi vẫn không đủ ăn. Chủ nợ đến nhà liên tục, có con lợn nuôi, chờ cuối năm xuất chuồng, họ cũng đến siết. Mệt mỏi, chán nản, có lúc tôi cảm thấy cuộc sống vô cùng mịt mù.
Thế rồi năm đó, ở xã có chế độ cho chị em phụ nữ vay vốn đi xuất khẩu lao động. Thấy đây là cơ hội cho mình đổi đời, giải quyết bế tắc, tôi bàn với chồng đăng ký tham gia.
20 tuổi, tôi để con ở nhà cho anh, lên đường sang xứ người làm thuê. Trước ngày tôi bay, chồng động viên, hứa hẹn, bảo vợ yên tâm làm ăn còn mình sẽ chăm sóc nhà cửa, con cái.
Tôi ôm chồng con, bịn rịn, lưu luyến. Nghĩ tới tháng ngày phải xa gia đình, lòng tôi thắt lại, trái tim như đang có ai bóp nghẹt.
Quãng thời gian xa chồng con, tôi tập trung làm lụng, cày cuốc, cóp nhặt từng đồng gửi về nhà cho chồng nuôi con và trả nợ.
Mỗi lần gọi sang chồng đều bày tỏ sự nhớ nhung, mong ngóng. Thấm thoắt 3 năm trôi qua, gần đến ngày tôi hết hạn hợp đồng, trở về nước.
Chồng gọi sang thông báo, số nợ đã thanh toán xong xuôi, anh khuyên tôi gia hạn hợp đồng, làm thêm 2 năm nữa, kiếm chút tiền xây nhà. Thấy chồng nói có lý, tôi tiếp tục ở lại. Nhờ đó, chồng tôi ở nhà xây được căn nhà 2 tầng khang trang, tiện nghi.
Trước khi về nước, tôi cũng tiết kiệm thêm được một số tiền, dự định mang về sắm sửa đồ đạc, mua xe máy và kinh doanh.
Tôi cẩn thận mua quà tặng cho mẹ chồng và mọi người trong họ. Nghĩ đến ngày đoàn tụ cùng gia đình, lòng tôi háo hức vô cùng.
Vì vậy, khi kết thúc hợp đồng sớm hơn dự định 5 ngày, tôi vội đổi vé về Việt Nam. Máy bay vừa đáp xuống phi trường, tôi không thông báo cho chồng mà hối hả thuê xe ô tô, đi thẳng về quê.
Đến cổng nhà, tôi thấy nhạc xập xình, phông rạp bắt mắt, đoàn xe ô tô dán chữ song hỷ xếp hàng dài.
Bên trong, tiếng MC đám cưới vang lên, chúc phúc cho đôi vợ chồng. Tôi chết lặng khi thấy người chồng đầu ấp tay gối của mình làm chú rể. Nhìn quanh, tôi không thấy mẹ chồng ở đó.
Tôi tức giận, lao vào giữa đám cưới. Mọi người thấy tôi về bất ngờ chợt im bặt. Trước mặt quan khách, yêu cầu chồng giải thích rõ ràng mọi chuyện.
Vào tình thế đó, chồng tôi lớn tiếng, khẳng định mình đang lấy vợ. Hai người đã đăng ký kết hôn cách đây một tháng.
Anh ta cho biết, trước đây chúng tôi lấy nhau còn trẻ, không đăng ký nên mối quan hệ vợ chồng không được pháp luật công nhận. Cô dâu hôm nay anh ta lấy mới là vợ chính thức.
Bị chồng đối xử tệ bạc, tráo trở, tôi giơ tay tát anh ta rồi yêu cầu họ dừng đám cưới, rời khỏi ngôi nhà của mình. Chồng tôi trắng trợn tuyên bố, căn nhà này anh ta xây, người rời đi phải là tôi.
Thế nhưng, chồng tôi quên mất một điều, mảnh đất dựng nhà do bố mẹ cho nhưng tôi chưa kịp sang tên thì đi lao động nước ngoài. Hiện giờ tài sản đó vẫn đứng tên ông bà, anh ta không có quyền được hưởng.
Tôi kiên quyết đuổi chồng ra khỏi nhà, yêu cầu chính quyền đến làm rõ trắng đen. Nghe vợ nói, chồng tôi tái mặt. Sau đó, đám cưới bị dừng giữa chừng, nhà gái lục đục lên xe, đưa cô dâu ra về.
Tôi nhanh chóng cho người đến thu dọn tàn tích, đi đón mẹ chồng. Hóa ra bà không chấp nhận hành động của con trai, bỏ sang nhà em gái ở mấy tháng nay.
Thương mẹ chồng già yếu, tôi vẫn chăm sóc, phụng dưỡng nhưng nhất định không tha thứ cho gã chồng tệ bạc. Nhiều lần anh ta trơ trẽn, xin vợ được quay về nhà. Thế nhưng tôi từ chối.
Cô vợ mà anh ta cho là danh chính ngôn thuận cũng đã gửi đơn ly hôn ra tòa án.
5 năm trời lao động khổ cực bên xứ người, gửi tiền về cho chồng nuôi con, xây nhà nhưng ngày về nước, tôi nghẹn lòng chứng kiến anh ta đang tổ chức đám cưới rình rang với người phụ nữ khác. Sự phản bội đó như vết sẹo, khiến tôi đau đớn mãi không nguôi.
Mẹ chồng biết con trai mình sai, bà không dám trách cứ gì con dâu nửa lời. Đêm đêm, bà chỉ nén tiếng thở dài đầy buồn bã ...
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt="Từ nước ngoài trở về, vợ tá hỏa vì chồng làm đám cưới với người khác"/>Từ nước ngoài trở về, vợ tá hỏa vì chồng làm đám cưới với người khác
Choáng ngợp trước sự giàu có của Cristiano Ronaldo
Chuyện tình đẹp như mơ của Messi và người đẹp Argentina" alt="'Hot girl mắng khách' gây xôn xao khi bình luận World Cup"/>