Lời tòa soạn:ChatGPT là chương trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên do OpenAI phát triển với khả năng trả lời gần như mọi câu hỏi của người sử dụng. Chỉ sau 2 tháng kể từ khi ra mắt, ChatGPT đã chạm mốc 100 triệu người dùng; bỏ xa các hiện tượng công nghệ khác. Cùng với sự nổi lên của ChatGPT, có không ít vấn đề xoay quanh chương trình AI này được "mổ xẻ". Đó là những câu chuyện về khả năng của công nghệ AI, tính ứng dụng hay các vấn đề pháp lý.
VietNamNet gửi tới độc giả tuyến bài câu chuyện ChatGPT dưới góc nhìn của giới công nghệ Việt Nam. Trong phần tiếp theo, VietNamNet giới thiệu góc nhìn của CEO tập đoàn công nghệ Bkav Nguyễn Tử Quảng, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch Ủy ban Trí tuệ nhân tạo (AI) của VINASA về ChatGPT nói riêng và ứng dụng AI nói chung:
Chương trình chatbot để tương tác với con người đã có hàng chục năm nay, song rõ ràng khi chúng ta tham gia nói chuyện với các chương trình chat đó vẫn nhận ra nhiều câu chữ ngô nghê giúp biết ngay đấy là máy chứ không phải đang trò chuyện với con người. Lần này, phải nói ChatGPT làm rất xuất sắc. Các câu trả lời ChatGPT đưa ra đạt được mức độ không khác gì người thật nói, kể cả khi nội dung kiến thức sai nhưng câu chữ, cách biểu cảm giống hệt con người. Trường hợp kiến thức đúng thì câu trả lời là xuất sắc. Như vậy, nôm na ChatGPT cho cảm giác thực sự như đang trò chuyện với con người. Từ trước tới nay chưa có bên nào làm được như vậy. Cá nhân tôi thấy rằng họ làm rất xuất sắc!
Nhiều người đặt ra câu hỏi nên ứng xử ra sao với ChatGPT, qua tìm hiểu bản chất của chương trình chatbot này, tôi cho rằng nên nhận định ChatGPT là một công cụ hữu hiệu để thực hiện những công việc mà nó có thể làm tốt. Cụ thể là một số việc đơn giản được lặp lại và chia sẻ rất nhiều trên mạng thì bây giờ AI làm tốt hơn con người. Từ đó, chúng ta được rảnh tay làm việc khác. Đây là thời kỳ quá độ khi có ChatGPT trợ giúp, con người sẽ chuyển dịch sang làm những việc sáng tạo và xuất sắc hơn.
Chẳng hạn như khi chưa có ChatGPT, các em học sinh lên mạng tìm kiếm bài tập về nhà. Với một đất nước như Việt Nam chắc chắn có rất nhiều bài tập được đưa lên chia sẻ và đa phần giống nhau. Thường các em search (tìm kiếm) là ra ngay ở Google và đưa vào bài giải của mình. Hiện tượng đó vẫn đang diễn ra kể cả khi chưa có công cụ ChatGPT. Nhiều trường cấm này cấm nọ nhưng chắc chắn là khó. Do đó, sự chuyển dịch là giáo viên phải search trước trên Google xem họ đang nói như nào và thay đổi bài thi của mình. Tương tự như vậy, giáo viên phải kiểm tra trước xem ChatGPT thực thi theo kiểu nào để biết trước và sáng tạo bài tập mới. Đây sẽ là một quá trình thay đổi tốt hơn từ cách học, cách thi nhằm tận dụng hiệu quả công cụ này.
Ở góc độ quản lý nhà nước, quan điểm của tôi là Chính phủ, các cơ quan quản lý cần định hướng để sử dụng AI là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực. Các công cụ AI hiện nay mới bắt chước những công việc con người đã làm và chia sẻ với nhau. Nếu chúng ta có định hướng đúng đắn để ứng dụng các công cụ đó một cách hợp lý, con người sẽ được giải phóng và chuyển dịch sang những công việc sáng tạo hơn có sử dụng công cụ AI. Như vậy, xã hội ngày càng phát triển và đi lên một cách mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, AI đã trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội trong mọi lĩnh vực. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Gần đây nhất Bộ TT&TT đã ban hành Chiến lược AI ứng dụng. Đây là giải pháp hữu hiệu đưa AI đi vào mọi ngóc ngách cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng cuộc sống mỗi người dân.
Trong thời gian tới, cơ quản quản lý nhà nước cần có chính sách định hướng khuyến khích sử dụng AI chẳng hạn như ứng dụng công cụ tương tự ChatGPT vào biên tập bài viết. Song song với đó, Chính phủ cần ban hành chính sách, quy chế nhằm đảm bảo việc sử dụng công cụ AI đúng mục đích.
Cá nhân tôi cho rằng làn sóng ChatGPT là một cơ hội tốt với Việt Nam. Người Việt có năng lực rất phù hợp để phát triển AI. Bằng chứng là thuật toán của ChatGPT được dựa trên nền tảng là thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên seq2seq mà Lê Việt Quốc có vai trò quyết định.
Đáng chú ý, công cụ ChatGPT hiện nay có điểm hạn chế là bị sai rất nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Với vai trò Chủ tịch Ủy ban phát triển AI - VINASA, tôi khuyến nghị chúng ta cần hoàn thiện, nâng cấp các giải pháp AI chatbot với dữ liệu được sử dụng để đào tạo là dữ liệu của Việt Nam với tri thức về lịch sử, văn hóa của người Việt, do người Việt Nam làm chủ công nghệ.
Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, Phó Chủ tịch VINASA
Bài 8: Nhiều ứng dụng ‘thay đổi cuộc chơi’ sẽ xuất hiện tại Việt Nam từ làn sóng ChatGPT
Không hiểu bằng cách nào đó, tuyến đường Điện Biên Phủ đã bất ngờ bị đổi tên hiển thị thành Võ Nguyên Giáp trên ứng dụng Google Maps. Điện Biên Phủ là tuyến đường lớn, chạy xuyên qua nhiều quận nội thành của TP.HCM. Sai sót nói trên vì vậy đã gây ra nhiều phiền toái cho người sử dụng.
“Khi tìm kiếm thông tin về đường Điện Biên Phủ, kết quả vẫn ra chính xác. Tuy nhiên khi quan sát trên bản đồ, tuyến đường đáng lẽ là Điện Biên Phủ lại có một tên gọi khác. Điều này gây không ít khó khăn cho những người không thuộc đường như tôi”, Chí Anh - một sinh viên người Hà Nội đang theo học tại TP.HCM chia sẻ.
Ghi nhận của VietNamNetcho thấy, khi truy cập vào ứng dụng bản đồ của Google trên iOS, tuyến đường Điện Biên Phủ tại TP.HCM đã bị đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp. Sự cố hiển thị sau tên đường nói trên xảy ra đồng thời trên cả website của Google Maps và ứng dụng bản đồ trên Android.
Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, không có chuyện đường Điện Biên Phủ đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp.
“Thành phố không có công bố nào về việc đổi tên đường này, đây là do Google Maps tự động đổi trên bản đồ của mình”- vị đại diện thông tin.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện truyền thông của Google tại Việt Nam cho biết, Google đã ghi nhận tình trạng trên và đang có động thái để xác minh làm rõ.
Trọng Đạt - Như Sỹ
Sách Xin được nói thẳng. Ảnh: MC.
GS Hoàng Tụy (1927-2019) là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization).
Cuốn sách Xin được nói thẳnglà tập hợp những tiếng nói tâm huyết của ông viết trong suốt hơn 20 năm cuối đời, kèm theo ý kiến thể hiện tình cảm và sự đánh giá từ các trí thức, bạn bè thân thiết dành cho ông.
Sách gồm 49 bài viết về ba chủ để chính: Đổi mới cơ chế quản lý trọng dụng nhân tài, chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh cuộc sống, quản lý khoa học: hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Trong cuốn sách, bằng những hiểu biết về ngành khoa học và giáo dục, kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trực tiếp, cùng tấm lòng tha thiết muốn điều tốt đẹp nhất cho nền khoa học - giáo dục Việt Nam, ông đã không ngừng đóng góp ý kiến về các vấn đề này.
Trong bàiNăm mới chuyện cũ, viết năm 2007, tác giả đã nêu hai chính kiến của 2 chính khách Việt Nam và Singapore với hy vọng “sẽ làm thức tỉnh quan chức ở mọi ngành để quyết tâm hơn, góp phần vào chấn hưng giáo dục của đất nước. Theo đó chính khách Việt thừa nhận Việt Nam chưa thực sự thành công trên lĩnh vực giáo dục và khoa học. Còn ý kiến của chính khách Singapore thì lại là lời nhắc nhở “Thắng trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế”.
Giáo sư cho rằng “muốn vực giáo dục - khoa học”, chúng ta cần một tầm nhìn chiến lược (có mục tiêu trước mắt, lâu dài, có đường lối tổng quát, cách làm, cách quản lý hiệu quả). Bên cạnh đó cần giải quyết một lỗi hệ thống cần sửa đó là lương/thu nhập. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính trong giáo dục - khoa học. Ngoài ra chúng ta phải coi trọng đặc biệt vấn đề thu hút nhân tài, có tư duy toàn cầu (hiểu luật chơi chung) và tư duy tốc độ (để theo kịp thời đại).
Bên cạnh những bài viết đề cập đến vấn đề mang tính vĩ mô, phản ánh chính sách, đường lối về giáo dục, Hoàng Tụy còn đi sâu bàn về những chuyện cụ thể như cải cách việc thi cử, dạy thêm, sách giáo khoa; dạy toán trong trường phổ thông; tích hợp hay không tích hợp môn lịch sử.
Trong bài Mấy giải pháp cấp bách về giáo dục, giáo sư đã chỉ ra ba vấn đề là lực cản khiến giáo dục tiến lên chậm chạp: Thi cử thì nặng nề quá mức cần thiết, gây nên áp lực tâm lý và vật chất không thể chấp nhận được; Dạy thêm, luyện thi tràn lan, ảnh hưởng tệ hại đến uy tín nghề giáo và chất lượng giáo dục; Mỗi năm đều in mới sách giáo khoa, rất tốn kém mà không có điều kiện cải tiến nội dung và hình thức.
Để giải quyết những lực cản trên, ông đề nghị cải cách thi cử, giảm bớt số kỳ thi, phân tán tổ chức thi (thi tuyển đại học không tập trung ở một số thành phố lớn mà tổ chức thi ở các địa phương), thu hẹp diện thi tuyển; Trả mức lương đàng hoàng cho giáo viên để họ không phải kiếm sống bằng dạy thêm; In ấn sách như thế nào để phân phối đủ cho các trường và đầu học sinh có thể thuê một bộ sách với giá rẻ, cuối năm để lại dùng cho học sinh năm sau; nghiên cứu xây dựng một bộ chương trình sách giáo khoa có thể dùng ổn định trong khoảng 10 năm…
Sách Ước vọng cho học đường.Ảnh: MC. |
GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, ông đã viết hàng trăm bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong cuốn Ước vọng cho học đường, để những vấn đề được đề cập trong cuốn sách giữ được tính thời sự, tác giả đã chủ ý chọn ra 20 bài khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể đến như: Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục; Vấn đề con người trong trường Đại học; Giáo dục đại học Việt Nam bước vào những năm 2020; Phương án nào cho sách giáo khoa; Tuyển sinh đại học: hiệu quả và tiết kiệm; Áp lực trên vai nhà giáo…
GS Huỳnh Như Phương chia sẻ “Càng ngày người ta càng thấy rõ ràng rằng nếu không giải quyết được bài toán chất lượng giáo dục, thì không không thể có một thành tựu nào thật sự bền vững. […] Nếu giáo dục còn bê bết, thì đừng hy vọng gì những lĩnh vực khác của kinh tế, xã hội, văn hóa sẽ được cải thiện. Nhận thức được như vậy, giáo dục cần có những tiếng nói góp ý của nhiều người, nhiều giới. Giáo dục phải kiểm thảo thường xuyên mới có cơ hội vươn lên”.
Trong cuốn sách, ông không chỉ bàn về triết lý và đường hướng giáo dục, về sứ mệnh của nhà trường, về nội dung và phương pháp dạy học, mà còn nêu ra những vấn đề mà dư luận quan tâm như chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tổ chức thi cử cho học sinh, tuyển dụng giáo viên, thu học phí, xưng hô trong môi trường giáo dục...
Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ sự cảm thông trước những áp lực đối với lao động nhà giáo; quan tâm đến thái độ, bản lĩnh và đạo đức của nhà giáo trong ứng xử nghề nghiệp…
Có thể nói những trăn trở, chia sẻ của ông trong cuốn sách cũng là những gợi mở cho hướng giải quyết những điều còn vướng mắc trong giáo dục hiện nay.
Người thầy truyền lửa đam mê cho học tròCâu chuyện cuộc đời thầy K dùng phong cách giảng dạy hà khắc để dạy học trò thu hút sự quan tâm của lớp độc giả trẻ, đặc biệt là những ai còn đang ngồi trên ghế nhà trường. " alt=""/>Những người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà
|