Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: TASS).
"Mới đây, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO đã tuyên bố rõ ràng rằng việc đảm bảo phòng thủ cho các quốc gia thành viên NATO đòi hỏi phải tấn công vào các mục tiêu ở Nga mà NATO tin rằng có thể gây ra mối đe dọa cho khối. Tôi nghĩ không có gì đáng bình luận ở đây. Chỉ là họ đã phớt lờ mọi nguyên tắc ngoại giao, công khai tuyên bố ý đồ thực sự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 26/11.
Bình luận trên nhằm phản ứng với phát ngôn trước đó của Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer về ý tưởng tấn công phủ đầu Nga.
"Trước đây, ý tưởng là chúng ta là một liên minh phòng thủ, vì vậy chúng ta sẽ đợi cho đến khi bị tấn công. Một khi bị tấn công, chúng ta có thể đánh chặn tên lửa. Nhưng hiệu quả hơn là chúng ta không chỉ đánh chặn mà còn nhắm vào các bệ phóng ở Nga. Chúng ta phải tấn công trước", Đô đốc Rob Bauer nói.
Ông nhấn mạnh các nước NATO cần đầu tư nhiều hơn vào năng lực phòng không và tấn công tầm xa do các mối đe dọa từ Nga.
Theo ông, các nước NATO nên tập trung vào việc phá hủy các hệ thống vũ khí được sử dụng để nhắm vào các quốc gia thành viên của liên minh. Là một liên minh phòng thủ, ông cho biết NATO có thể cần phải tấn công trước nếu cần thiết.
Tuy nhiên, ông Bauer lưu ý rằng Nga không còn là mối đe dọa lớn đối với NATO như vào tháng 2/2022, thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, do quân đội Nga suy yếu sau hơn 2 năm xung đột.
Nga từ lâu đã cảnh báo coi NATO là một bên tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, phương Tây đã bác bỏ quan điểm này và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev.
Trong bối cảnh Nga chiếm ưu thế trên chiến trường, các đồng minh, đối tác phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp giúp Ukraine cải thiện vị thế. Mỹ, Anh và Pháp chấp thuận để Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do họ cung cấp để tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Tuần trước, New York Timesđưa tin một số quan chức Mỹ và châu Âu được cho là đang đề xuất chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Đáp lại ý tưởng này, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine có thể bị coi là hành động tấn công vào Nga, chuẩn bị cho một cuộc xung đột hạt nhân và sẽ nhận lại hậu quả rõ ràng.
"Việc chuyển giao thực tế các loại vũ khí như vậy có thể được coi là một hành động tấn công hoàn toàn vào đất nước chúng tôi", ông Medvedev nhấn mạnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết, những thảo luận về khả năng vũ khí hạt nhân cho Ukraine là "vô trách nhiệm".
Khi được hỏi liệu Điện Kremlin có nhận thấy nguy cơ leo thang hạt nhân sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới Oreshnik để tấn công Ukraine hay không, ông Peskov cho biết để đánh giá rủi ro leo thang hạt nhân, cần phải nghiên cứu học thuyết hạt nhân của Nga và các tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin, cũng như các hành động của phương Tây.
Tuần trước, Tổng thống Putin đã phê chuẩn sửa đổi học thuyết hạt nhân theo hướng hạ ngưỡng sử dụng các biện pháp răn đe hạt nhân của Nga.
Theo TASS" alt=""/>Nga đáp trả kêu gọi tấn công phủ đầu của quan chức NATOToàn bộ các vụ trộm cướp bưu điện đều được camera an ninh ghi lại (Ảnh: La Repubblica).
Thủ lĩnh băng đảng là Italo De Witt, 70 tuổi, có biệt danh "gã người Đức", người trở nên khét tiếng vào giữa những năm 1990 sau vụ cướp ngân hàng tinh vi gần công trình Spanish Steps, và một người đàn ông 75 tuổi chuyên làm nhiệm vụ cảnh giới.
Theo Guardian, một thành viên 68 tuổi của băng đảng có vai trò chính thực hiện các vụ cướp, trong khi một người 66 tuổi được giao nhiệm vụ sao chép chìa khóa cửa sau của bưu điện.
Tại một số địa điểm, 2 thợ xây ngoài 50 tuổi cũng tham gia bằng cách khoan lỗ trên tường suốt đêm hoặc suốt cuối tuần để giúp đồng bọn đột nhập.
Băng nhóm này bị cáo buộc trộm gần 200.000 euro từ một bưu điện ở quận San Giovanni vào tháng 5/2023. Trong vụ việc đó, 2 thành viên của băng đảng được cho là đã cầm súng xông vào qua đường cửa sau và đe dọa nhân viên đang nạp tiền vào cây ATM.
Một lần khác, băng nhóm này phải hủy kế hoạch hành động vì thành viên 66 tuổi gặp vấn đề về tiểu tiện không tự chủ và cần phải phẫu thuật tuyến tiền liệt, theo La Repubblica.
Chuỗi vụ trộm cắp chấm dứt sau vụ trộm bất thành tại một bưu điện ở khu vực Don Bosco. Sáu người này đã bị bắt vì tội cướp có vũ trang.
Thành viên băng cướp "già gân" nói trên đều là những đối tượng "đã quen mặt" cảnh sát trong thế giới tội phạm ngầm ở Rome.
Năm 1995, trong bộ trang phục sang trọng, De Witt đã lấy chìa khóa sao chép tiến vào chi nhánh ngân hàng Credito Italiano giữa giờ nghỉ trưa rồi dùng súng uy hiếp 15 nhân viên tại đây. Người này sau đó rời hiện trường với 210 triệu lira (gần 7 triệu USD) trong tay.
Theo Guardian" alt=""/>Italy bắt băng cướp "già gân", hầu hết thành viên tuổi trên 60Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Theo Guardian, trong thư gửi đến người ủng hộ ngày 21/3, cựu Tổng thống Trump nói rằng: "Đảng viên Dân chủ điên khùng Letitia James muốn tịch thu tài sản của tôi ở New York, bao gồm Tháp Trump".
Ông Trump nói thêm: "Đảng Dân chủ nghĩ rằng điều này sẽ khiến tôi sợ hãi. Họ nghĩ rằng nếu họ lấy tiền của tôi để ngăn chặn chiến dịch của tôi thì tôi sẽ bỏ cuộc. Họ nghĩ các bạn sẽ bỏ rơi tôi, bỏ rơi đất nước. Nhưng có một điều họ không biết đó là: Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc".
Thẩm phán bang New York tháng trước đã yêu cầu cựu Tổng thống Trump nộp phạt 454,2 triệu USD sau khi ông bị kết tội thao túng giá trị tài sản ròng. Số tiền bao gồm khoản phạt 354,9 triệu USD cộng với số tiền lãi sau phiên tòa kéo dài hơn 3 tháng. Nếu ông Trump không nộp phạt đúng hạn vào đầu tuần tới, Tổng chưởng lý của bang có thể bắt đầu tìm cách tịch thu tài sản của ông.
"Nếu ông ấy không có tiền để đóng khoản phạt thì chúng tôi sẽ tìm kiếm cơ chế thi hành án tại tòa án và chúng tôi sẽ yêu cầu thẩm phán tịch thu tài sản của ông ấy", Tổng chưởng lý bang New York Letitia James cho hay.
Ông Trump đã phủ nhận hành vi sai trái trong tất cả các vụ án hình sự và dân sự mà ông phải đối mặt. Ông đã nhiều lần mô tả vụ án dân sự ở New York là một vụ "trả thù chính trị" của Tổng chưởng lý Letitia James.
Các luật sư của ông Trump đầu tuần này cho biết, ông vẫn chưa tìm được bên bảo lãnh số tiền phạt 454 triệu USD, khiến ông chưa thể kháng cáo.
Guardiandẫn nguồn thạo tin cho biết, hôm 21/3, Văn phòng Tổng chưởng lý New York đã thực hiện các bước đầu tiên cho kế hoạch tịch thu các tài sản của ông Trump gồm một sân golf, một bất động sản ở phía bắc Manhattan. Các bước tương tự cũng được thực hiện ở thành phố New York, nhưng chưa tiến hành với Florida, nơi ông Trump và gia đình đang sinh sống.
Ông Trump hôm 19/3 cho biết, ông có thể phải thế chấp hoặc bán một phần bất động sản của mình để trả khoản phạt. "Chưa ai từng nghe đến điều gì như thế này trước đây. Tôi sẽ buộc phải thế chấp hoặc bán các tài sản lớn, có lẽ với giá siêu rẻ", ông viết trên mạng xã hội Truth Social.
Ông Trump đang đối mặt với thách thức về tài chính khi phải cân bằng giữa việc huy động tiền cho cả chiến dịch tranh cử và trang trải chi phí pháp lý trong bối cảnh ông đối mặt với hàng chục cáo buộc hình sự.
Các hồ sơ cho thấy, ông Trump huy động được ít tiền hơn so với Tổng thống Joe Biden. Cụ thể, trong tháng 2, ông Trump huy động được gần 22 triệu USD, và hiện có trong tay 42 triệu USD. Trong khi đó, ông Biden huy động được khoảng 53 triệu USD và có trong tay 155 triệu USD.
Theo Guardian" alt=""/>Ông Trump "cầu cứu" người ủng hộ