Ảnh nude khổ lớn của Kim Kardashian xuất hiện trên đường phố
Những bức tranh tường khổ lớn vẽ lại các bức ảnh khỏa thân từng gây bão của Kim Kardashian gây xôn xao khi xuất hiện trên đường phố Australia.
|
Bức hình đen trắng khổ lớn xuất hiện trên đường phố Australia |
Thời gian qua,ẢnhnudekhổlớncủaKimKardashianxuấthiệntrênđườngphốlịch ucl những bức ảnh nude của Kim Kardashian đã thực sự làm chao đảo các trang mạng xã hội. Thậm chí nhiều người nổi tiếng còn 'nhái lại' bức ảnh nude mà Kim selfie trong nhà tắm mới đây.
Nghệ sĩ đường phố kiêm nhà hoạt động xã hội Lush Sux vừa thực hiện bức tranh tường khổ lớn tại Melbourne, Australia nhằm tái hiện lại bức hình nude từng gây tranh cãi của Kim siêu vòng 3.
Hình chụp bức tranh tường này của Lush Sux sau đó đã được Kim đăng tải lại trên tài khoản Instagram cá nhân nhằm đáp trả lại những người phản đối cô. Kèm theo đó Kim cũng đăng bức tranh khác được Lush Sux thực hiện tại Chippendale, Sydney.
Những bức tranh tường tái hiện lại bức ảnh gây sốt của Kim |
Nguyễn Hoàng - Theo Huffington Post
Sự thật gây sốc về clip sex trị giá 112 tỷ của Kim "siêu vòng 3"相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Sloboda Tuzla vs Velez Mostar, 23h00 ngày 4/4: Nỗi sợ sân khách
-
- Kimberly Rydzewski - cựu thí sinh của “America’s Next Top Model” được phát hiện đã tự tử tại nhà riêng.
Vào 2 giờ sáng ngày 20/12, thi thể của người mẫu Kimberly Rydzewski đã được bạn trai cô phát hiện tại nhà riêng. Nguyên nhân chưa được tiết lộ nhưng nhiều khả năng do Kimberly mắc chứng trầm cảm di truyền từ mẹ cô.
Tài khoản Ray Lebel được cho là bạn trai của Kimberly cập nhật ảnh đại diện và cho biết anh phát hiện thi thể cô vào lúc 2 giờ sáng. Kimberly từng tham gia “America’s Next Top Model” mùa 10 (2008) Năm 2008, Kimberly tham gia casting cho mùa thứ 10 của “America’s Next Top Model” và may mắn được chọn vào nhà chung cùng 13 cô gái khác. Tuy nhiên ngay sau đó cô đã gây sốc vì xin bỏ cuộc ngay ở tập đầu. Lí do được cô đưa ra là vì cảm thấy bản thân không có đam mê thực sự với thời trang và ngành người mẫu.
Tyra trách cô vì đã làm bỏ phí cơ hội của những cô gái khác khao khát vị trí này hơn cô còn Miss J. Alexander thì ngay lập tức xé bỏ tấm hình chụp tuần thi đó của cô.
Tuy nhiên, sau này trong một cuộc phỏng vấn cũng với Tyra tại talkshow “The Tyra Banks show”, Kimberly đã chia sẻ lý do thực sự khiến cô bỏ cuộc đó là do căn bệnh trầm cảm khi mẹ cô tự sát ngay lúc Kim còn nhỏ và bạn trai cũ cũng tự tìm đến cái chết 3 tháng trước khi Kim đi thi.
Cô nói rằng việc tham gia "America's Next Top Model" là để có thể giúp mình cân bằng lại cảm xúc nhưng cuối cùng lại thấy không hiệu quả nên quyết định rời khỏi cuộc thi. Sau đó, Kim thú nhận rằng rất thích thời trang và muốn theo đuổi nó.
" alt="Cựu thí sinh America’s Next Top Model tự tử tại nhà riêng">
Cựu thí sinh America’s Next Top Model tự tử tại nhà riêng
-
Sau phim Về nhà đi con, Hương vị tình thânvà Hãy nói lời yêu, tôi lại có duyên với Dưới bóng cây hạnh phúc. Trở lại lần này, tôi được khoác "bộ cánh" sặc sỡ hơn, bớt vài phần tử tế và thêm các mánh lới cùng số phận năm lần bảy lượt "lên bờ, xuống ruộng". Vai diễn này khá thú vị với tôi.
Anh Vũ vào vai chàng trai chiều vợ quá đà. Ở Dưới bóng cây hạnh phúc,nhân vật Danh là chàng nhà quê có học thức, biết đủ thứ nhưng lại không biết điều. Anh ta là mẫu nhân vật có nội tâm phức tạp, thuộc tuýp "đội vợ lên đầu", hay "khẩu nghiệp", vì đồng tiền mà luôn đấu tranh, vật lộn với đạo đức và lương tâm.
- Tính cách của Danh nhận nhiều ý kiến tiêu cực, anh chuẩn bị tinh thần ra sao và có sợ khán giả mắng lây?
Diễn viên bị ghét lây vì nhân vật là chuyện bình thường, đồng nghĩa với việc đã nhập vai tốt. Trước khi nhận lời tham gia phim, tôi đã nghĩ tới tình huống bị khán giả 'ném đá'.
Tôi nghĩ, một diễn viên cần chuẩn bị tinh thần để vào vai phản diện, loại vai bán phản diện như Danh chính là bước đệm. Nếu mọi người ghét Danh, hãy theo dõi hết phim để thấy nhân vật này trả giá cho những tư duy lệch lạc thế nào.
Nam diễn viên vui vẻ chụp hình kỷ niệm cùng đồng nghiệp khi đi quay phim. - Kỷ niệm anh nhớ nhất với đoàn phim?
Thoát khỏi vỏ bọc soái ca hào nhoáng mà khán giả ưu ái, tôi cần chuẩn bị tâm hồn "cam thường" mộc mạc hơn. Nhân vật Danh có tật xấu, tính tốt, góc khuất, tình yêu, đại diện cho tầng lớp gen Z tham vọng vùng ngoại ô. Đó là những đặc điểm tôi phải làm rõ, cụ thể là khai thác được sự tự ti dưới vỏ bọc hào nhoáng, niềm kiêu hãnh của nhân vật.
Hiện tại, tôi cùng ê-kíp đoàn phim quay những cảnh cuối. Tôi sẽ nhớ cảnh xô đẩy với Đạt (Mạnh Hưng) khiến tôi trượt chân rơi xuống ao, ướt hết từ đầu đến chân. Tình huống éo le này khiến cả đoàn chỉ được quay một đúp vì quần áo không kịp sấy.
Anh Vũ được khán giả gắn mác soái ca mỗi khi xuất hiện trên phim truyền hình. - Từ trước tới nay, Anh Vũ ghi dấu bằng những vai phụ. Anh có chạnh lòng vì điều đó?
Tôi chưa bao giờ chạnh lòng. Không chỉ diễn viên mà mỗi thành phần trong đoàn phim đều quan trọng như nhau. Phim thành công là nhờ sự đóng góp, nỗ lực của cả tập thể trong nhiều tháng trời.
Thêm vào đó, một điều chưa chắc ai cũng hiểu, không phải cứ vai chính là khó mà vai phụ thì đơn giản. Tôi trân trọng mọi vai trong kịch bản. Nếu đạo diễn nhắm vai đó dành cho mình, hẳn là khó có thể thay thế bằng người khác. Với suy nghĩ như vậy, tôi cống hiến hết mình. Bù lại, tôi được khán giả đón nhận, ê-kíp đoàn phim yêu thương. Đó là những gì tôi mong muốn.
Chưa nghĩ tới hôn nhân sau đổ vỡ
- Từng chia sẻ là người khép kín, anh đã thay đổi để gần hơn với khán giả?
Khép kín chỉ là một trạng thái và nó phù hợp với bản thân tại một thời điểm trong quá khứ. Hiện tại, tôi rất thoải mái. Để tới gần khán giả, yếu tố quyết định là diễn viên còn đủ sức hút để khán giả muốn tiếp cận hay không, chứ không có gì khó khăn cả.
- Trên phim anh luôn lịch thiệp, hào hoa và vui tính nhưng ngoài đời lại sống hướng nội, tại sao vậy?
Điều này không hoàn toàn chính xác. Do đặc thù công việc, mọi người thấy một phần tính cách tôi thường chỉ bộc lộ với những người quen. Trên thực tế, tôi không hạn chế, bó buộc bản thân phải là kiểu người nào mà luôn nới lỏng để học hỏi những điều mới nếu nó hay và có ích.
Tôi chưa bao giờ nghĩ tính cách có phần khép kín là trở ngại nên chậm thăng tiến trong sự nghiệp. Tôi tâm niệm, tài năng đến đâu, hưởng thành quả đến đó. Suy nghĩ đó giúp tôi thấy cần cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.
Trải qua đổ vỡ từ lâu, nam diễn viên chưa có ý định tái hôn. - Trải qua đổ vỡ cũng đã lâu, anh có dự định tiến tới hôn nhân một lần nữa?
Tạm thời tôi không nghĩ tới hôn nhân. Thứ nhất, tôi đang tập trung cho sự nghiệp. Thứ hai, một mối quan hệ không nhất thiết phải xác định kết hôn mới là lành mạnh. Tôi quan niệm, điều gì đến sẽ đến, mọi thứ xảy ra vào thời điểm phù hợp. Trong một mối quan hệ, nếu cả hai cảm thấy hợp lý, hôn nhân sẽ trở thành gia vị của hạnh phúc.
Ngoài diễn xuất, Anh Vũ còn đam mê ca hát. - Năm 2023, mục tiêu của Anh Vũ là gì khi mọi người thấy anh lấn sân sang cả ca hát?
Năm nay đánh dấu 10 năm Vũ buông micro. Âm nhạc là tình yêu, nguồn cảm hứng lớn nhất nên tôi quyết định trở lại ca hát và sẽ làm mọi thứ để nuôi dưỡng niềm đam mê này. Dù mọi người gọi đó là nghề tay trái hay tay phải, chỉ cần được sống với nghề đã là hạnh phúc. Tôi hy vọng mọi người sẽ luôn dõi theo và ủng hộ con đường phía trước.
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 17: Anh em Danh cãi nhauTrong 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 17, vợ chồng Danh dọn về nhà ở chung khiến gia đình ông Công lục đục mâu thuẫn." alt="Anh Vũ ‘Dưới bóng cây hạnh phúc' chưa nghĩ tới hôn nhân sau đổ vỡ">
Anh Vũ ‘Dưới bóng cây hạnh phúc' chưa nghĩ tới hôn nhân sau đổ vỡ
-
Sách Xin được nói thẳng. Ảnh: MC.
Xin được nói thẳng
GS Hoàng Tụy (1927-2019) là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization).
Cuốn sách Xin được nói thẳnglà tập hợp những tiếng nói tâm huyết của ông viết trong suốt hơn 20 năm cuối đời, kèm theo ý kiến thể hiện tình cảm và sự đánh giá từ các trí thức, bạn bè thân thiết dành cho ông.
Sách gồm 49 bài viết về ba chủ để chính: Đổi mới cơ chế quản lý trọng dụng nhân tài, chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh cuộc sống, quản lý khoa học: hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Trong cuốn sách, bằng những hiểu biết về ngành khoa học và giáo dục, kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trực tiếp, cùng tấm lòng tha thiết muốn điều tốt đẹp nhất cho nền khoa học - giáo dục Việt Nam, ông đã không ngừng đóng góp ý kiến về các vấn đề này.
Trong bàiNăm mới chuyện cũ, viết năm 2007, tác giả đã nêu hai chính kiến của 2 chính khách Việt Nam và Singapore với hy vọng “sẽ làm thức tỉnh quan chức ở mọi ngành để quyết tâm hơn, góp phần vào chấn hưng giáo dục của đất nước. Theo đó chính khách Việt thừa nhận Việt Nam chưa thực sự thành công trên lĩnh vực giáo dục và khoa học. Còn ý kiến của chính khách Singapore thì lại là lời nhắc nhở “Thắng trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế”.
Giáo sư cho rằng “muốn vực giáo dục - khoa học”, chúng ta cần một tầm nhìn chiến lược (có mục tiêu trước mắt, lâu dài, có đường lối tổng quát, cách làm, cách quản lý hiệu quả). Bên cạnh đó cần giải quyết một lỗi hệ thống cần sửa đó là lương/thu nhập. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính trong giáo dục - khoa học. Ngoài ra chúng ta phải coi trọng đặc biệt vấn đề thu hút nhân tài, có tư duy toàn cầu (hiểu luật chơi chung) và tư duy tốc độ (để theo kịp thời đại).
Bên cạnh những bài viết đề cập đến vấn đề mang tính vĩ mô, phản ánh chính sách, đường lối về giáo dục, Hoàng Tụy còn đi sâu bàn về những chuyện cụ thể như cải cách việc thi cử, dạy thêm, sách giáo khoa; dạy toán trong trường phổ thông; tích hợp hay không tích hợp môn lịch sử.
Trong bài Mấy giải pháp cấp bách về giáo dục, giáo sư đã chỉ ra ba vấn đề là lực cản khiến giáo dục tiến lên chậm chạp: Thi cử thì nặng nề quá mức cần thiết, gây nên áp lực tâm lý và vật chất không thể chấp nhận được; Dạy thêm, luyện thi tràn lan, ảnh hưởng tệ hại đến uy tín nghề giáo và chất lượng giáo dục; Mỗi năm đều in mới sách giáo khoa, rất tốn kém mà không có điều kiện cải tiến nội dung và hình thức.
Để giải quyết những lực cản trên, ông đề nghị cải cách thi cử, giảm bớt số kỳ thi, phân tán tổ chức thi (thi tuyển đại học không tập trung ở một số thành phố lớn mà tổ chức thi ở các địa phương), thu hẹp diện thi tuyển; Trả mức lương đàng hoàng cho giáo viên để họ không phải kiếm sống bằng dạy thêm; In ấn sách như thế nào để phân phối đủ cho các trường và đầu học sinh có thể thuê một bộ sách với giá rẻ, cuối năm để lại dùng cho học sinh năm sau; nghiên cứu xây dựng một bộ chương trình sách giáo khoa có thể dùng ổn định trong khoảng 10 năm…
Sách Ước vọng cho học đường.Ảnh: MC.
Ước vọng cho học đường
GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, ông đã viết hàng trăm bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong cuốn Ước vọng cho học đường, để những vấn đề được đề cập trong cuốn sách giữ được tính thời sự, tác giả đã chủ ý chọn ra 20 bài khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể đến như: Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục; Vấn đề con người trong trường Đại học; Giáo dục đại học Việt Nam bước vào những năm 2020; Phương án nào cho sách giáo khoa; Tuyển sinh đại học: hiệu quả và tiết kiệm; Áp lực trên vai nhà giáo…
GS Huỳnh Như Phương chia sẻ “Càng ngày người ta càng thấy rõ ràng rằng nếu không giải quyết được bài toán chất lượng giáo dục, thì không không thể có một thành tựu nào thật sự bền vững. […] Nếu giáo dục còn bê bết, thì đừng hy vọng gì những lĩnh vực khác của kinh tế, xã hội, văn hóa sẽ được cải thiện. Nhận thức được như vậy, giáo dục cần có những tiếng nói góp ý của nhiều người, nhiều giới. Giáo dục phải kiểm thảo thường xuyên mới có cơ hội vươn lên”.
Trong cuốn sách, ông không chỉ bàn về triết lý và đường hướng giáo dục, về sứ mệnh của nhà trường, về nội dung và phương pháp dạy học, mà còn nêu ra những vấn đề mà dư luận quan tâm như chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tổ chức thi cử cho học sinh, tuyển dụng giáo viên, thu học phí, xưng hô trong môi trường giáo dục...
Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ sự cảm thông trước những áp lực đối với lao động nhà giáo; quan tâm đến thái độ, bản lĩnh và đạo đức của nhà giáo trong ứng xử nghề nghiệp…
Có thể nói những trăn trở, chia sẻ của ông trong cuốn sách cũng là những gợi mở cho hướng giải quyết những điều còn vướng mắc trong giáo dục hiện nay.