Theo TheNextWeb, các loại màn hình điện thoại hiện tại được cấu thành bởi Indium Tin Oxide (ITO) - một loại màn trong suốt và siêu dẫn dùng để điều khiển các điểm ảnh hiển thị trên các màn hình cảm ứng. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trên hàng ngàn thiết bị, nhưng một vấn đề của ITO là nó cực kỳ dễ vỡ. Vấn đề thứ hai là ITO được tạo ra từ Indium - một loại khoáng sản cực hiếm và cực đắt, mà để khai thác được nó là cả một vấn đề vì khả năng gây ảnh hưởng lên môi trường khá lớn.
Một trong những vật liệu có thể thay thế ITO là bạc - nguyên tố có tính dẫn điện lớn nhất trên hành tinh. Người ta đã khám phá ra rằng một lớp màn được phủ những sợi nano bạc siêu nhỏ sẽ có hiệu suất cao hơn nhiều so với lớp màn ITO về mặt truyền tín hiệu và dẫn điện, đồng thời còn tiêu thụ ít điện năng hơn, nhiệt toả ra trong quá trình hoạt động thấp hơn, và khả năng tương thích cực cao với các thiết bị hiện tại.
Tất nhiên, cũng như Indium, bạc rất đắt và hiếm; do đó dù có những đặc tính ưu việt, bạc chắc chắn không phải là một lựa chọn lý tưởng cho tương lai.
Mới đây, một nghiên cứu đã được tiến hành tại Đại học Sussex (Anh), trong đó các nhà khoa học đã kết hợp các phân tử nano bạc với graphene để tạo nên một lớp màn có hiệu năng vượt trội so với ITO, và giá cả thì rẻ hơn nhiều so với lớp màn phủ bạc đơn thuần.
Graphene là một loại pha lê hai chiều được hình thành từ than chì tự nhiên, vốn là một loại tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, dẫn đến ưu điểm là giá thành thấp. Graphene sẽ đóng vai trò cầu nối trong mạng lưới sợi nano bạc, tức là sẽ chỉ cần một lượng rất nhỏ bạc kết hợp với graphene để cho ra một tấm màn với hiệu năng tốt hơn nhiều so với tấm màn phủ sợi nano bạc thông thường. Ngoài ra, graphene còn có tác dụng tăng cường tính dẫn điện, giúp các thiết bị cảm ứng nhạy hơn trong khi tiêu thụ điện ít hơn.
Giáo sư Dalton từ Đại học Sussex cho biết:"Sợi nano bạc đã từng được ứng dụng trong sản xuất màn hình cảm ứng, nhưng chưa ai từng thử kết hợp chúng với graphene. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thả các phân tử graphene lên mặt nước rồi nhặt chúng lên bằng một con dấu cao su, đặt chúng lên trên mặt của lớp màn sợi nano bạc theo bất kỳ cách nào chúng tôi thích".
Điểm đáng chú ý ở công nghệ này là nó có thể dễ dàng được "mở rộng". Giáo sư Dalton giải thích rằng, bằng cách sử dụng một máy phun và máy lăn, các sợi nano bạc và graphene có thể được kết hợp trên diện rộng, giúp tạo ra những lớp màn lớn hơn có thể đặt lên điện thoại hay tablet. Lớp màn này với thuộc tính của pha lê, tức là rất cứng và bền, sẽ đưa các loại màn hình hiện tại vào lịch sử!
Với công nghệ tuyệt vời này, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được sở hữu những màn hình điện thoại, tablet rẻ hơn, bền hơn và thân thiện với môi trường hơn.
Bất chấp các tin đồn gần đây, Samsung được cho là vẫn chưa thể áp dụng công nghệ tích hợp cảm biến vân tay xuống phía dưới màn hình ở Galaxy S9.
" alt=""/>Sắp có smartphone màn hình graphene 'không thể vỡ'Theo Bí thư Thành ủy, thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức như tính cạnh tranh chưa ổn định, có phần suy giảm; hạ tầng thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của 10 triệu dân; các nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội, công nghệ cao còn thiếu; thành phố chưa tận dụng tốt thời cơ của liên kết vùng, hội nhập quốc tế để phát triển nhanh hơn. Trong bối cảnh đó, từ năm 2016 thành phố đã xác định xây dựng thành phố thông minh là một trong các giải pháp phát triển thành phố hiệu quả trong thời gian tới.
Trong bài phát biểu, ông Nhân cho rằng Singapore và Ấn Độ đã triển khai thành phố thông minh từ năm 2014. Trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu và Mỹ đã xây dựng đô thị thông minh trên dưới chục năm. “Chúng tôi tự hỏi xây dựng thành phố thông minh có phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu người hay không. Ấn Độ thu nhập đầu người trên 2.000 USD, Việt Nam thu nhập đầu người cũng hơn 2.000 USD, TP.HCM người dân thu nhập hơn 5.000 USD thì có xây dựng thành phố thông minh được không?”, Bí thư Thành ủy TP.HCM đặt vấn đề và cho biết trên cơ sở đánh giá tiềm năng về nhân lực, phát triển hạ tầng về công nghệ thông tin, nhận thấy các địa phương như TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng đủ điều kiện để xây dựng đề án đô thị thông minh cho giai đoạn sắp tới.
Sau quá trình chuẩn bị, trong tháng 11 lãnh đạo thành phố sẽ công bố Đề án phát triển thành phố thành đô thị thông minh trong giai đoạn từ 2017 đến 2025 và sau đó - ông Nhân nói.
Để xây dựng thành phố thông minh có thể lựa chọn nhiều mục tiêu. Riêng TP.HCM hiện nay có 5 mục tiêu.
Đầu tiên, ông Nhân nói, các đô thị thông minh sẽ giúp kinh tế phát triển tăng trưởng hơn bền vững hơn, vai trò kinh tế của các đô thị sẽ hiệu quả hơn. Thứ hai là vấn đề môi trường sống, môi trường sống và làm việc của người dân sẽ tốt hơn. Thứ ba là người dân sẽ tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, quản lý cuộc sống của mình. Thứ tư người dân được phục vụ tốt hơn, chính quyền đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp.
Cuối cùng, một thành phố thông minh phải phát triển bền vững về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.
" alt=""/>Xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh dựa trên 5 mục tiêuTập trung nguồn lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo môi trường sinh thái tốt cho các TCTD và các công ty Fintech phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.
Định hướng xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại - giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng - giúp họ tương tác tốt hơn. Việc xây dựng các chi nhánh này chủ yếu dựa vào nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa của I 4.0.
" alt=""/>An ninh mạng là định hướng quan trọng nhất của ngân hàng khi tiếp cận Cách mạng 4.0