Soi kèo góc Everton vs Liverpool, 2h30 ngày 13/2
本文地址:http://live.tour-time.com/html/692d798565.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Everton vs Liverpool, 2h30 ngày 13/2
Đổi lại, Netflix sẽ cung cấp báo cáo hai lần/tuần về cách người dùng tương tác với nền tảng, chẳng hạn như các bộ phim yêu thích, số lần chọn các bộ phim ở danh sách đề xuất,…
Theo đơn kiện, Facebook đã nhận được hàng trăm triệu USD tiền quảng cáo từ Netflix như một phần của mối quan hệ gắn kết này. Riêng trong năm 2017, Netflix đã chi ra hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trên Facebook.
Đáng chú ý, từ tháng 4/2016, Facebook thông báo ra mắt tính năng mã hoá đầu cuối cho tin nhắn trên Messenger, nhưng không kích hoạt mặc định. Phải đến tháng 8/2022, mạng xã hội này mới đưa tính năng mã hoá đầu cuối trở thành mặc định với người dùng toàn cầu.
Tuy nhiên, đơn kiện cáo buộc Facebook vẫn cho phép một số đối tác nhất định, trong đó có Netflix được quyền đọc tin nhắn riêng tư của người dùng.
Đại diện của Meta đã phủ nhận cáo buộc về việc mạng xã hội Facebook cho phép Netflix đọc tin nhắn người dùng. “Meta không chia sẻ bất kỳ tin nhắn riêng tư nào của người dùng với Netflix. Những thoả thuận hợp tác giữa Facebook và Netflix là rất phổ biến trong ngành”.
Trước đó, năm 2018 tờ The New York Timestrích dẫn tài liệu nội bộ Facebook cho thấy, nền tảng này đã cấp phép cho Netflix và Spotify truy cập tin nhắn cá nhân người dùng.
Trang tin cũng khẳng định Facebook thu lợi hàng trăm triệu USD nhờ việc bán nội dung tin nhắn của người dùng cho bên thứ ba.
Meta, cùng với phần lớn thung lũng Silicon, đã buộc phải trả hàng trăm triệu USD tiền phạt liên quan cách xử lý dữ liệu riêng tư của người dùng.
Năm 2022, Ireland phạt Meta 265 triệu Euro sau khi dữ liệu của hơn nửa tỷ người dùng bị tung lên mạng, gồm tên đầy đủ, số điện thoại, vị trí và ngày sinh của các tài khoản trong giai đoạn 2018-2019.
Cùng năm, gã khổng lồ mạng xã hội cũng phải trả 725 triệu USD dàn xếp scandal liên quan Cambridge Analytica - công ty kỹ thuật truyền thông xã hội tại Anh, dính líu tới các chiến dịch vận động phiếu Brexit và bầu cử Mỹ năm 2016.
Cựu giám đốc công nghệ của Facebook, Mike Schroepfer, cho biết vào năm 2018 rằng có tới 87 triệu người dùng Facebook bị chia sẻ dữ liệu trái phép với Cambridge Analytica, nhiều hơn 37 triệu so với ước tính ban đầu là 50 triệu.
Hé lộ mối quan hệ ‘đặc biệt’ giữa Facebook và Netflix
Đến nay, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí - truyền thông.
Trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở hệ thống các trường Đảng, các trường ĐH, CĐ và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.
Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, đã có những cống hiến đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, đất nước.
Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, các nhà giáo uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi,... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở trung ương và địa phương.
Với những đóng góp trong 60 năm qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được nhận nhiều danh hiệu thi đua và khen thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.
Tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập, Học viện vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
Hiện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đào tạo trình độ đại học hệ chính quy 41 ngành/chuyên ngành, trong đó có 5 chương trình chất lượng cao, 1 chương trình liên kết đào tạo với ĐH Middlesex của Anh với hơn 2.400 sinh viên/năm; đào tạo trình độ thạc sĩ 20 ngành/chuyên ngành với 450-550 học viên/năm; đào tạo 7 ngành trình độ tiến sĩ với 30-50 nghiên cứu sinh/năm.
Học viện đã mở được hơn 400 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, quan hệ công chúng và quảng cáo, ngoại ngữ, tin học... với hơn 10.000 lượt học viên.
Hiện có 30 đơn vị trực thuộc Học viện, trong đó có 11 đơn vị chức năng và 19 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản.
Năm 2022, Học viện Báo chí & Tuyên truyền dự kiến tuyển 2.400 chỉ tiêu, trong đó 70% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
">Học viện Báo chí và Tuyên truyền đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba
PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng, Phó chủ tịch Hội phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM cho rằng, cấy mỡ tự thân thường áp dụng với vùng mặt, cần lượng mỡ ít.
Đây là phương pháp hút các tế bào chất béo thừa ở một số bộ phận trên cơ thể như đùi, bụng, hai bên cánh tay... để cấy sang một bộ phận khác. Thường sử dụng để làm đầy vùng lõm, rãnh khuyết trên cơ thể.
Bác sĩ sẽ dùng ống tiêm chuyên dụng, hút một lượng chất béo vừa phải. Sau đó, dùng kỹ thuật quay ly tâm để tách bỏ huyết tương và máu, giữ lại mỡ thuần chất. Tiếp tục cấy mỡ vào bộ phận cần làm đầy.
Sau khi gây tê vùng cần làm đầy, bác sĩ rạch một đường nhỏ, dùng kim cấy mỡ chuyên dụng để bơm mỡ vào đúng vị trí.
Tuy nhiên, phương pháp này được giới chuyên môn cho rằng chỉ áp dụng ở vùng diện tích nhỏ như rãnh mắt, hố thái dương, nếp nhăn, má hóp…
Theo PGS Hùng, với lượng mỡ lớn, nguy cơ có thể tiêm vào mạch máu gây thuyên tắc. Biến chứng này diễn tiến rất nhanh, tạo ra cục mỡ di chuyển trong mạch gây tắc mạch sâu, di chuyển lên phổi gây tắc mạch phổi. Nghiêm trọng nhất, bệnh nhân có thể tử vong.
Đáng nói, cả 2 quá trình hút mỡ và bơm mỡ đều có thể đối diện với nguy cơ trên. “Cảnh báo của ngành tạo hình thẩm mỹ Hoa Kỳ năm 2020, 2021, 2022 đều nhấn mạnh không nên cấy mỡ ở vùng mông và vùng ngực vì có thể gây ra thuyên tắc mạch sâu, thuyên tắc mạch não. Ngành thẩm mỹ phải thường xuyên cập nhật kiến thức thế giới! Ở TP.HCM, chúng tôi cũng không tư vấn cho khách hàng cấy mỡ ngực hay mông”, PGS Hùng nói.
Ông chia sẻ, hiện nay, hút mỡ, cấy mỡ vùng ngực hiện được nhiều cơ sở thẩm mỹ quảng cáo nhìn tưởng rất đơn giản. "Nhưng mọi chuyện không hề đơn giản!"
Một bác sĩ thẩm mỹ TP.HCM chia sẻ, kỹ thuật cấy mỡ tự thân không được áp dụng với người có rối loạn đông máu nặng, đang dùng thuốc chống đông, có bệnh lý về máu. Ngoài ra, cần thận trọng với người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch….
“Bệnh nhân phải được khám sức khỏe, xét nghiệm và đánh giá đầy đủ để loại trừ các nguy cơ, đảm bảo an toàn cho cuộc mổ mới thực hiện”.
Trước khi xảy ra sự cố y khoa tại Bệnh viện Thẩm mỹ KangNam Sài Gòn ngày 20/4, một phụ nữ cũng tử vong sau nâng ngực tại Bệnh viện 1A (quận Tân Bình) vào ngày 18/3. Quá trình phẫu thuật đặt túi ngực, bệnh nhân bất ngờ tràn khí khoang màng phổi, sau đó ngưng tuần hoàn hô hấp.
Năm 2021, cũng trên địa bàn quận Tân Bình, một phụ nữ hút mỡ bụng tại Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo sau đó tử vong. Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM kết luận, người bệnh tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan diễn tiến tối cấp do viêm cân mạc hoại tử thành bụng. Bệnh nhân có cơ địa béo phì, tăng huyết áp, không thể xác định chính xác nguyên nhân tử vong do thiếu kết quả giải phẫu tử thi.
Linh Khuê
Người phụ nữ 61 tuổi tử vong do cấy mỡ ngực ở viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn
Nhận định, soi kèo Zira vs Neftchi Baku, 22h00 ngày 10/2: Đứt mạch toàn thắng
Báo chí tập trung tuyên truyền về Đại hội Đảng
Báo chí tích cực chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền
Báo chí tiếp tục làm cầu nối chính sách
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, y học hạt nhân. Gần đây, hai biện pháp điều trị ung thư mới được nhắc đến nhiều là điều trị đích và điều trị miễn dịch.
Theo Giáo sư Khoa, về bản chất, điều trị đích là tác động, tiêu diệt trực tiếp và phá huỷ vào tế bào ung thư bằng kháng thể đơn dòng hoặc phân tử nhỏ, từ đó làm cho các tế bào ung thư không thể phân chia, nhân lên, tăng sinh; ngăn chặn sự phát triển các mạch nuôi khối u; gây độc tế bào ung thư...
Trong khi đó, cơ chế của điều trị miễn dịch ung thư liên quan chặt chẽ đến việc ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch.
Theo Giáo sư Thức, phương pháp miễn dịch trị liệu ung thư đã được áp dụng rộng rãi, thành công ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Dù đã được chứng minh tính hiệu quả tuy nhiên hai phương pháp này vẫn không tránh khỏi hạn chế. Đơn cử, phương pháp điều trị đích sẽ không hiệu quả nếu khối u không có sự thay đổi gene hoặc protein cụ thể mà thuốc nhắm đến. Ngoài ra, khối u có thể không đáp ứng với thuốc điều trị; xuất hiện sự kháng thuốc điều trị đích sau thời gian điều trị, "chỉ là sớm hay muộn".
"Vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân ung thư không có chỉ định điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Biến chứng dùng thuốc thường liên quan đến cơ chế miễn dịch, cơ chế tự miễn, nhiều khi trầm trọng, nặng…", Giáo sư Khoa nói.
Trong khi đó, điểm hạn chế của các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch là việc đáp ứng điều trị sẽ tùy thuộc vào từng cá thể người bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo. Phản ứng viêm do miễn dịch quá mức có thể xảy ra ở nhiều cơ quan, như viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm các tuyến nội tiết, viêm phổi kẽ,… ở nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong.
Hội nghị khoa học quốc tế Hội Miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam lần thứ nhất có sự tham gia của hơn 1.000 chuyên gia, cán bộ y tế trong nước và những quốc gia tên tuổi trong nghiên cứu miễn dịch trị liệu ung thư như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, có 40 báo cáo khoa học được trình bày.
PGS.TS Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị đồng hành tổ chức hội nghị, cho biết đây là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia miễn dịch trị liệu ung thư trao đổi cách chăm sóc toàn diện cho người bệnh trong bối cảnh ung thư ngày càng trẻ hóa.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các y, bác sĩ cập nhật các tiến bộ mới nhất, ứng dụng trong thăm khám và điều trị chuyên sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Minh Anh
Trên 50% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tử vong sau một năm phát hiện
Thực tế cho thấy, truyền thông số đang xác lập lại mối quan hệ giữa nhà xuất bản tin tức với độc giả. Theo Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA), truyền thông số đang bước vào kỷ nguyên SaaS (Service as a Stories) với việc xác lập mối quan hệ mới với độc giả thông qua dữ liệu, để mở ra hướng phát triển mới tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, nhiều tờ báo đã nghiêm túc đặt vấn đề thu phí độc giả qua đăng ký dài hạn. Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện đã có khoảng 20 cơ quan báo chí tại Việt Nam thử nghiệm thu thập dữ liệu của độc giả để tiến hành phân tích. Đây là bước tiếp cận đầu tiên để tiến tới có thể thu phí người dùng.
Theo WAN-IFRA, báo chí nói chung vẫn phụ thuộc vào hai loại hình kinh doanh truyền thống là nguồn thu từ quảng cáo và nguồn thu từ độc giả.
Báo in đã định hình các mô hình kinh doanh từ hàng trăm năm qua, nên nguồn thu từ độc giả dễ dàng được xác định là qua doanh số bán báo in. Với báo mạng, mô hình kinh doanh phổ biến nhất vẫn phụ thuộc vào quảng cáo, gồm cả quảng cáo truyền thống và quảng cáo lập trình.
Hiện nhiều tờ báo lớn trên thế giới như New York Times, Washington Post, Financial Timesđều đã áp dụng hard-paywall (thu phí tất cả các bài viết trên trang) trong khi các báo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu áp dụng mô hình Metered paywall (cho đọc một số lượng bài nhất định rồi phải trả phí).
Dù áp dụng cách thu phí nào thì các báo đều triển khai chính sách mềm dẻo và dựa nhiều vào yếu tố công nghệ (quản lý thuê bao). Việc quản lý thuê bao gắn liền với thu thập và phân tích dữ liệu độc giả, đây cũng là trung tâm của hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí.
Hiện đã có một số nhỏ các cơ quan báo chí tiến hành thu phí độc giả. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí này cũng mới chỉ coi đây là chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của độc giả, tạo thói quen trả phí đọc báo chứ chưa đặt nặng vấn đề doanh thu.
Theo đánh giá của một số lãnh đạo cơ quan báo chí, vấn đề của mô hình thu phí đọc báo điện tử tại Việt Nam hiện nay không nằm ở nội dung hay công nghệ mà ở thói quen “miễn phí” và văn hóa tôn trọng bản quyền của bạn đọc.
Chia sẻ tạiDiễn đàn Kinh tế báo chí 2023 diễn ra tại Bình Định cuối tháng 2, nhà báo, ThS. Trần Tiến Duẩn - Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus nhận định, thu phí bạn đọc ở Việt Nam sẽ còn là chặng đường dài mà báo chí không dễ dàng vượt qua nếu không có những sự hỗ trợ, khuyến khích đúng hướng của các cơ quan quản lý.
Song song với việc tìm cách thu phí người đọc, nhà báo Trần Tiến Duẩn cũng gợi mở cho các tòa soạn những mô hình kinh doanh hiện đại dựa trên công nghệ số như tiếp thị liên kết, kinh doanh dữ liệu, hoặc trở thành đối tác kinh doanh của các nền tảng số như YouTube, Facebook, TikTok…
Từ năm 2020 đến nay, nhiều cơ quan báo chí gặp khó khăn, doanh thu sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh của các nền tảng, mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới. Tuy vậy, áp lực đồng thời cũng là cơ hội để các cơ quan truyền thông đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ.
Theo ông Ngô Việt Anh - Phó Trưởng ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân, các cơ quan báo chí có nguồn thu lớn trên nền tảng số tại Việt Nam đều có nội dung chất lượng, có tính sáng tạo cao và lượng độc giả lớn.
“Thành công về nội dung báo chí thường đến trước và tạo tiền đề cho thành công trong kinh doanh báo chí. Do đó, các tòa soạn cần ưu tiên chiến lược phát triển nội dung khác biệt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của tập độc giả trung thành, song hành với chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng”,ông Ngô Việt Anh nói.
">Thu phí báo chí ở Việt Nam vẫn còn là chặng đường dài
Phản hồi mới của Bộ Nông nghiệp về đề xuất hạ đê sông Hồng
友情链接