Siêu máy tính dự đoán Barca vs Girona, 21h15 ngày 30/3
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Medeama vs Basake Holy Stars, 22h00 ngày 1/4: Khách thất thế
Nhiều địa phương đang triển khai thí điểm chính phủ điện tử trong giám sát hành chính công. Ảnh: Trọng Đạt
Kết thúc thí điểm để nhân rộng, thay vì kéo dài
Trả lời các vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đối với việc thí điểm chính phủ điện tử, cần phải xây dựng dựa trên nguyên tắc kiểm soát, tức là chỉ thí điểm trên một số lượng hữu hạn thay vì tất cả các tỉnh.
Nguyên tắc thứ 2 là chỉ thử nghiệm trong một khoảng thời gian hữu hạn. Thực tế cho thấy, nhiều địa phương để việc thử nghiệm kéo dài vài năm, thậm chí hàng chục năm.
Nguyên tắc thứ 3 là khi tiến hành thí điểm phải đề ra được mục tiêu để căn cứ vào đó tiến hành đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc thực hiện một cách có hiệu quả, trong quá trình thí điểm phải có sự tập trung chỉ đạo và điều hành thực hiện.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, những vấn đề vướng mắc mà doanh nghiệp và các địa phương đề cập đều đã lộ ra trên thực tế. Chính phủ cũng đã nhìn ra các vấn đề đó và đã có lộ trình giải quyết tình trạng trên với việc ra Nghị quyết 17 về thúc đẩy chính phủ điện tử.
Việt Nam đã có một Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Đây chính là cơ quan đầu não nắm vai trò chỉ đạo. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử từ Văn phòng Chính phủ về Bộ TT&TT.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ TT&TT sẽ đẩy nhanh việc kết thúc thí điểm tại một số tỉnh thành và các bộ. “Đối với cái mới thì nên làm thí điểm, nhưng cần phải làm nhanh, sau đó ra hướng dẫn để nhân rộng chứ đừng kéo dài”.
Bộ TT&TT sẽ gỡ rối cho các địa phương, doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, từng tỉnh, từng bộ đều đã có cách làm riêng về xây dựng chính phủ điện tử, tuy vậy hệ thống của các bộ ngành, địa phương phải kết nối, chia sẻ được với nhau. Để làm được điều đó, cần đẩy nhanh sự ra đời của một nền tảng dùng chung. Bộ TT&TT sẽ đứng ra để làm việc này.
Bộ TT&TT xác định, việc xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam có nhiều khó khăn, thách thức. Chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, với những vấn đề mới chưa từng có tiền lệ, nếu ra thể chế trước nhiều khi sẽ dẫn tới việc tự làm khó chính mình.
Thủ tướng Chính phủ đã chuyển nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử từ Văn phòng Chính phủ về Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng bộ, từng địa phương để giải quyết những vướng mắc khó khăn và đặt ra mục tiêu kế hoạch cho các đầu mối này.
Bộ TT&TT coi chính phủ điện tử và đô thị thông minh là một mục tiêu kép. Trong đó, mục tiêu số một là xây dựng được một chính phủ điện tử thông minh hoạt động hiệu quả.
Thông qua đó, Việt Nam sẽ từng bước tạo ra các doanh nghiệp CNTT mạnh để góp phần cho giai đoạn tiếp theo nhằm đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Sau đó, từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp CNTT có thể đi ra toàn cầu.
Bộ TT&TT cũng sẽ làm việc phân vai cho một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều doanh nghiệp đang làm cùng một loại sản phẩm nhưng lại làm không đến nơi. Do vậy, Bộ sẽ đóng vai trò phân vai để các doanh nghiệp làm cái gì ra cái đấy và thực sự hiệu quả.
Trọng Đạt
" alt="Bộ TT&TT sẽ sớm triển khai nhân rộng chính phủ điện tử" />
Người bán cũng khốn đốn nếu bị người mua bẻ kèo do sơ hở trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất. Ảnh minh họaGài bẫy người bán
Cũng tại huyện Cần Giờ, thời điểm thị trường sốt nóng có không ít trường hợp người bán đất bị “cò” gài bẫy nhận tiền cọc, sau đó họ tìm cách phá cọc và đòi bên bán bồi thường. Một trong những nạn nhân của chiêu bài này là anh Vũ Thế Thành ngụ ở huyện Cần Giờ.
Anh Thành cho biết, những "cò" đất thường hoạt động theo nhóm, họ tìm chủ đất đặt cọc lấy giá, sau đó bán lại cho khách. Nếu được giá cao hơn họ sẽ sang tay kiếm lợi, nhưng nếu thị trường đi xuống, không có khách mua hoặc giá rẻ hơn lúc mua vào, họ sẽ phá cọc, đổ lỗi cho người bán để vòi tiền.
Để có thể lật kèo, nhóm “cò” này sử dụng mánh khóe rất tinh vi, gài bẫy ngay từ hợp đồng đặt cọc. Như trong trường hợp của anh Thành, khi làm hợp đồng, họ gài vào cụm từ "đất trong khu dân cư hiện hữu" trong khi miếng đất ở xã Lý Nhơn của anh đều là đất nuôi trồng thủy sản và làm muối. Khi đó, anh Thành không để ý đến cụm từ này vì hợp đồng dài 4 trang nên anh không soát được kỹ. Hơn nữa nhóm cò này đến xem tận nơi, chốt giá rõ ràng và đặt cọc 300 triệu đồng nên anh Thành khá yên tâm.
Sau đó, khi không có khách mua lại mảnh đất, nhóm “cò” đã không đến phòng công chứng ký hợp đồng mua bán như đã hẹn, lại còn đòi hủy cọc và kiện anh Thành ra tòa. Tại tòa, những người này vin vào chữ "khu dân cư hiện hữu" để tố chủ đất bán đất không đúng vị trí, trong khi thực tế họ đã đến tận nơi xem xét, biết rõ tình trạng đất rồi mới đặt cọc. Thấy việc đi lại hầu tòa mất quá nhiều thời gian, công sức, cuối cùng anh Thành tặc lưỡi trả tiền cọc và bồi thường để tránh rắc rối.
Hợp đồng cọc là mấu chốt để người bán không bị lật kèo trước những đối tượng làm giá hoặc không có thiện chí mua bán. Do đó, người bán cần đọc thật kỹ hợp đồng, xem xét các điều khoản, phần mô tả có đúng như hiện trạng không… Tốt nhất nên tự soạn thảo hợp đồng rồi thống nhất với người mua, tránh dùng hợp đồng do “cò” tự soạn thảo. Bởi trên thực tế, hợp đồng cọc thường khá sơ sài, có nhiều sơ hở để “cò” dùng làm cơ sở phá cọc. Nếu được, nên tìm luật sư soạn thảo hợp đồng, không ký vào biên bản do một bên đưa ra mà chưa soát kỹ thông tin.
Theo Bất động sản
Vì sao nhiều người Việt chỉ thích mua nhà đất mà không chọn mua chung cư để tiền đẻ ra tiền?
Theo một người phụ nữ 40 tuổi, dù có trong tay nhiều hay ít tiền thì chưa bao giờ chị quan tâm đến việc mua bán chung cư. Đặc biệt, để đầu tư có lãi trong tương lai, đầu tư mua chung cư là sai lầm.
" alt="Đặt cọc mua đất: Những pha 'bẻ kèo' khiến người bán vã mồ hôi" />
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, không ít nhà đầu tư trường vốn vẫn đang giữ đất chờ thời hoặc đổ tiền gom đất tiếp.Ông Hữu Khoa (Đống Đa, Hà Nội) cũng mới mua được một căn nhà mặt phố với mức giá rẻ hơn 15% so với giá thị trường. Căn nhà mặt phố đó được thẩm định giá là từ 22-23 tỷ. Thế nhưng ông Khoa chỉ bỏ ra 18,5 tỷ là đã trở thành chủ sở hữu. Chủ trước đó của ngôi nhà là giám đốc một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đang thua lỗ do dịch bệnh kéo dài nên chủ cũ buộc phải bán gấp với giá mềm để có kinh phí duy trì công ty. Do đó, ông Khoa sở hữu nhà mặt phố với mức giá rẻ hơn thị trường.
Khảo sát của PV cho thấy, trên nhiều hội nhóm facebook, zalo, viber, rất nhiều môi giới đang rao bán hàng cắt lỗ. Thế nhưng không phải hàng cắt lỗ nào cũng được giới đầu tư săn đón. Nhà đầu tư Ngô Quang Phú (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết ông chỉ “săn” hàng cắt lỗ ở các phân khúc đất nền, đất thổ cư thuộc các thị trường đang phát triển mạnh về công nghiệp hoặc các thị trường ven biển.
Ông Phú nói không với sản phẩm nghỉ dưỡng là condotel, hometel, biệt thự nghỉ dưỡng và cả căn hộ chung cư hạng sang, cao cấp. “Tôi không xuống tiền với bất động sản nghỉ dưỡng hay chung cư hạng sang, cao cấp bởi nguồn cung lớn, thị trường nhiều năm nay dù quy mô cầu được mở rộng nhưng vẫn chưa hấp thụ hết. Dịch bệnh kéo dài chưa biết khi nào kết thúc thì những sản phẩm trên vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức”, ông Phú nhận định.
Nhà đầu tư Trương Đình Huynh cho biết đại dịch Covid tiếp tục đẩy thị trường bất động sản vào thế khó khăn kéo dài. Trong mọi thách thức sẽ luôn có cơ hội. Đơn giản, khó khăn nhà đầu tư này là cơ hội của những nhà đầu tư khác.
Ông Huynh không cho rằng việc các nhà đầu tư trường vốn gom hàng của các nhà đầu tư vốn mỏng là sự “khôn lỏi” hay “đục nước thả câu”. “Thị trường bất động sản rất khốc liệt và có luật chơi, thuận mua thì vừa bán. Một khi đã lao vào cuộc chơi lợi nhuận thì phải biết lượng sức mình và biết chấp nhận khi thất bại. Đó là chuyện bình thường”, ông Huynh bày tỏ.
Theo batdongsan
Vì sao giới nhà giàu mua bất động sản tích trữ giữa đại dịch covid-19?
Thực tế chứng mình rằng, 40 năm qua, giá BĐS tăng liên tục. Chính vì vậy, bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất ngay cả trong khủng hoảng do dịch covid-19.
" alt="Giới đầu tư bắt đáy thị trường, gom đất giữa bão dịch Covid" />Tình huống trên được camera hành trình của một ô tô ghi lại trên lối dẫn vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tại nút giao Long Thành, hướng đi TP.HCM.
Thời điểm này, xuất hiện 2 ô tô, 1 chiếc là Mazda CX-5 và 1 xe sedan đang lùi trên đường dẫn vào cao tốc.
Anh Văn Lê, chủ xe có camera hành trình cho VietNamNet biết, clip trên được ghi lại vào chiều 20/5/2023, không những một ô tô mà 2 ô tô đang lùi trên đường dẫn gây nguy hiểm cho các xe khác.
Căn cứ quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông không được phép lùi xe trên đường cao tốc. Nếu thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng. Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng.
Trước đó, ngày 7/5 cũng xuất hiện ô tô con nhãn hiệu Toyota Avanza biển số 60K-212xx chạy ngược chiều lối dẫn vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, suýt đối đầu 2 ô tô đi đúng chiều.
Hoàng Anh (Clip Văn Lê)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Liên tiếp ô tô chạy ngược chiều trên cao tốc Phan Thiết-Dầu GiâyLiên tiếp xuất hiện ô tô chạy ngược chiều trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chỉ trong chưa đầy nửa tháng sau khi thông xe." alt="2 ô tô đi lùi trên đường dẫn cao tốc Long Thành" />
Mỗi người vô tình ăn lượng nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng trong 1 tuần
Nghiên cứu gần đây cho thấy con người tiêu thụ khoảng 5g hạt vi nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng.
" alt="Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong phổi người còn sống" />Các nhân viên y tế đã kiểm tra sức khỏe của cô trong xe cấp cứu. Họ làm điện tâm đồ.
Theo DailyMail, Nicola được đưa đến phòng cấp cứu. Khi y tá chuẩn bị lấy máu, nhân viên y tế xuất hiện với kết quả điện tâm đồ. Cô được phẫu thuật khẩn cấp và các bác sĩ phát hiện 80% động mạch vành phải của Nicola đã tắc nghẽn. Cô được đặt 4 stent để ngăn ngừa các cơn đau tim.
Nicola rất chăm vận động, không hút thuốc, ít uống rượu Nhưng chưa đầy 2 năm sau, vào sinh nhật lần thứ 40, Nicola lại phải nhập viện. Lần này, cô bị tắc nghẽn 95% trong cùng một động mạch, phải đặt thêm một stent khác.
Bây giờ, Nicola nhận thức rất rõ về các triệu chứng của cơn đau tim và đã gọi xe cấp cứu một số lần.
'Thật là kinh hoàng. Tôi sẽ cố gắng để gia đình không thấy tôi sợ hãi như thế nào. Tôi dạy các con cách sử dụng máy đo huyết áp. Các bé sẽ biết liệu có cần gọi xe cấp cứu hay không", cô nói.
Nicola cho biết, đôi khi ra ngoài ăn tối, cô cảm thấy đau nhói ở ngực. Cô phải tìm hiểu xem đó là trường hợp khẩn cấp hay mình đang phản ứng quá mức.
Nhìn lại, Nicola nhận ra cô có một số triệu chứng khác của cơn đau tim, bao gồm mệt mỏi, sưng tấy đầu gối và mắt cá chân. Cô chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng những người khác sẽ nhận ra các biểu hiện bệnh trước khi quá muộn.
Nicola rất chăm chỉ vận động trước khi bị đau tim. Cô thường xuyên chạy xe đạp và đi bộ, tham gia hoạt động ngoài trời với gia đình mỗi khi có cơ hội.
“Tôi muốn mọi người biết rằng điều đó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tôi không có bất kỳ yếu tố rủi ro nào. Tôi chưa bao giờ hút thuốc, hiếm khi uống rượu, tôi khỏe mạnh và năng động, gia đình không có tiền sử bị bệnh tim”, Nicola giải thích.
Các cơn đau tim của Nicola vẫn còn là một bí ẩn. Đó là lý do cô theo dõi tin tức về nghiên cứu tim với hy vọng một ngày nào đó, cô sẽ nhận được câu trả lời cho nguyên nhân khiến cô bị bệnh.
Đi bao nhiêu bước trong 1 phút để tốt nhất cho tim?
Nghiên cứu mới ghi nhận đi bộ nhanh (khoảng 80 bước/phút) có lợi cho sức khỏe tim mạch." alt="Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đau tim không nên bỏ qua" />
- ·Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Kolkheti Poti, 23h00 ngày 1/4: Tiếp tục cải thiện
- ·Sự thật thông tin dùng đũa, thớt mốc chứa aflatoxin gây ung thư gan
- ·Lời khẩn cầu của người phụ nữ nghèo sắp chết
- ·Nghĩ đau thông thường, nam sinh 20 tuổi đi khám phát hiện ung thư giai đoạn cuối
- ·Nhận định, soi kèo U21 Watford vs U21 Coventry, 20h00 ngày 31/3: Tiếp tục trượt dài
- ·Tiền ảo Libra của Facebook bị Châu Âu lo ngại độc quyền
- ·Facebook có hồ sơ riêng của mỗi người dùng
- ·Thanh niên đâm chết người ngay lễ ăn hỏi của mình
- ·Nhận định, soi kèo Medeama vs Basake Holy Stars, 22h00 ngày 1/4: Khách thất thế
- ·Facebook thử nghiệm ẩn lượt like tại Việt Nam?
Một đoạn của tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam Việt Nam đoạn đi qua thị trấn Thới Bình Hiện nay 100% xã ở Cà Mau đã có đường ôtô đến trung tâm; 50/82 xã đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Các tuyến đường đô thị, đường đến các cụm kinh tế, khu du lịch, khu di tích được ưu tiên đầu tư.
Thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh xúc tiến, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình, dự án có tính liên kết, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, như tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, khu đô thị sân bay Cà Mau, cảng Hòn Khoai và tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển)… Song song đó là tập trung triển khai đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Việc lựa chọn ưu tiên này nhằm hỗ trợ mục tiêu tỉnh đã đặt ra là làm thế nào để rút ngắn đến mức thấp nhất thời gian, thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngọc Hiển
" alt="Cà Mau ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông" />Cả năm chỉ công nhận chủ đầu tư 4 dự án
Ngày 22/2, UBND TP.HCM đã tổ chức buổi gặp gỡ, trao đổi với đại diện các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản (BĐS) để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, những năm qua, BĐS là 1 trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố. Đây là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế. Trong 9.000 DN lớn trên địa bàn thành phố thì chiếm 30% là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại buổi gặp với đại diện các DN BĐS. Trong năm 2019, thành phố chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư. 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, trong đó chỉ có 7 dự án được chấp thuận đầu tư mới. Ngoài ra, có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn.
Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị… chưa thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Cùng với đó, nhiều dự án đang trong quá trình thanh kiểm tra, rà soát lại thủ tục pháp lý. Điều này dẫn đến việc đùn đẩy giải quyết của các cơ quan quản lý Nhà nước.
“Những điều này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường, gây khó khăn cho các DN, đồng thời giảm nguồn thu ngân sách. Do đó, thành phố sẽ cùng với DN tháo gỡ những nút thắt trong lĩnh vực BĐS, nhất là quy trình thực hiện chủ trương đầu tư, cải cách hành chính, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp phép xây dựng để DN có cơ sở hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai dự án”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Sẽ thành lập tổ chuyên gia
Nói về những khó khăn, vướng mắc của DN BĐS trong việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở trên địa bàn, ông Lê Hoà Bình – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của thành phố và sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng, thời gian qua, DN BĐS khi thực hiện các thủ tục pháp lý công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư để triển khai dự án thì dự án lại chưa có tên trong danh mục kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 của thành phố.
Những trường hợp này, tới đây các cơ quan tham mưu sẽ xem xét, đánh giá sự phù hợp của dự án đối với định hướng phát triển nhà ở tại khu vực đã được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ ban hành quyết định chủ trương đầu tư song song với việc cập nhật dự án vào kế hoạch phát triển nhà ở.
Đối với các dự án đã được công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư trước khi UBND thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 nhưng chưa cập nhật, thành phố giao Sở Xây dựng cập nhật định kỳ hàng tháng các dự án vào kế hoạch.
Ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM. Theo ông Bình, một vướng mắc nữa là việc lấy ý kiến thẩm định liên quan đến nội dung đề xuất thực hiện dự án nhà ở thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND thành phố. Theo quy chế phối hợp hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là cơ quan đầu mối tổ chức lấy ý kiến thẩm định.
Tuy nhiên, văn bản góp ý của các cơ quan phối hợp chưa thể hiện rõ việc thống nhất hay không đối với đề xuất của nhà đầu tư. Do đó, để tạo thuận lợi trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư với dự án nhà ở sử dụng quỹ đất hỗn hợp, UBND thành phố đã chấp thuận thành lập tổ chuyên gia.
Tổ chuyên gia gồm đại diện các sở, ngành, UBND quận/huyện; sẽ cho ý kiến về hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư, làm cơ sở cho Sở KH&ĐT tổng hợp, lập báo cáo thẩm định và trình UBND thành phố. Cùng lúc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chuyên gia được lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở để tham mưu cho thành phố công nhận chủ đầu tư.
“Trường hợp nhà đầu tư đảm bảo các điều kiện để được chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư, tổ chuyên gia sẽ tổ chức 1 lần họp để cho ý kiến và Sở Xây dựng sẽ trình UBND thành phố cả hai nội dung. Thực hiện được như vậy sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục cho DN”, Giám đốc Sở Xây dựng nói.
Ông Lê Hoàng Châu: "Khó khăn của thị trường BĐS TP.HCM chỉ có tính nhất thời"
- Đánh giá về thị trường BĐS TP.HCM năm 2019, ông Lê Hoàng Châu cho rằng chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng. Thị trường khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời.
" alt="Gỡ khó cho doanh nghiệp BĐS, TP.HCM sẽ có tổ chuyên gia" />Doanh nghiệp chôn vốn, người mua nhà gánh chịu?
Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại diện các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên địa bàn mới đây, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm cũng như ý kiến nhiều nhất từ cộng đồng doanh nghiệp là thời điểm nộp tiền sử dụng đất đối với dự án phát triển nhà ở.
Theo dự thảo báo cáo về giải quyết các khó khăn vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở, UBND TP.HCM đưa ra quy trình 5 bước để triển khai dự án nhà ở khi chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp.
Trình tự các bước gồm: Bước 1: Lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; Bước 2: lập quy hoạch chi tiết 1/500; Bước 3: lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Bước 4: xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ); bước cuối cùng là công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nêu ý kiến tại hội nghị. Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), thực tế cho thấy, quy trình từ xác định giá đất, thẩm định giá đất đến xác định tiền sử dụng đất của một dự án nhà ở mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu mới được nộp tiền sử dụng đất, dẫn đến dự án bị chậm tiến độ.
“Những năm qua, thời gian thực hiện thủ tục này mất khoảng 2 năm, nhưng ở một số dự án phải mất 3 năm trở lên. Nếu theo quy trình 5 bước, doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất tại bước 4 sẽ bị chôn vốn từ 5 – 7 năm, các chi phí khác cũng tăng theo dẫn đến giá nhà sẽ bị tăng và cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu”, ông Châu nói.
Chủ tịch HoREA còn cho rằng, ngoài chi phí giải phóng mặt bằng và quản lý vốn, tiền sử dụng đất chiếm chi phí khá lớn của một dự án. Quy định doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi được cấp phép xây dựng và thi công là chưa phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tiễn.
Cụ thể, theo ông Châu, Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, chủ đầu tư dự án nhà ở bắt buộc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trong 2 trường hợp. Đó là, trước khi bán nhà ở, bán nền cho khách hàng và trước khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ dự án.
Luật Kinh doanh BĐS cũng quy định chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong 2 trường hợp. đó là, trước khi bán nhà ở, bán nền nhà cho khách hàng và trước khi huy động vốn bán nhà hình thành trong tương lai.
Trong khi đó, về điều kiện khởi công xây dựng công trình, Luật Xây dựng không quy định chủ đầu tư dự án phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì mới được thi công. “Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo pháp luật đất đai”, nhưng theo Chủ tịch HoREA, pháp luật đất đai lại không quy định chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất trong giai đoạn thi công xây dựng các công trình của dự án.
Muốn nộp tiền sử dụng đất sớm cũng… không được
Bất cập trong công tác giải quyết thủ tục đất đai là một trong những nguyên nhân khiến các dự án nhà ở bị chậm triển khai. Ông Nguyễn Văn Đực – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Địa ốc Xanh (Địa ốc Xanh) cho biết, công ty ông là chủ đầu tư dự án khu dân cư hơn 3.600 m2 tại quận 8.
Tháng 2/2019, Địa ốc Xanh có văn bản kiến nghị được sớm nộp tiền sử dụng đất bổ sung đối với phần diện tích 1.611m2 thuộc dự án. Phần lộ giới trước đây từ 40m2 nay giảm còn 30m2, tức diện tích dự án được tăng lên 125m2.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hướng dẫn thực hiện các thủ tục như: Làm việc với Cục Thuế để nộp tiền sử dụng đất đối với phần đất 1.611m2; làm việc với Sở Xây dựng để thực hiện thủ tục “chấp thuận dự án đầu tư xây dựng” đối với phần đất 125,7m2.
Ông Đực cho rằng, các thủ tục này sẽ kéo dài việc đóng tiền sử dụng đất 125,7m2 và không thể được vì Sở Xây dựng không “chấp thuận dự án đầu tư” khi chưa đóng tiền sử dụng 125,7m2 đất tăng thêm cho đủ “đất ở”.
“Đúng ra nên gom hai phần diện tích này lại để doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất một lần nhưng Sở TN&MT lại chia thành hai lần đóng. Chúng tôi muốn đóng tiền sử dụng đất sớm cũng không được, loay hoay 24 tháng rồi mà vẫn chưa xong, đây không phải vấn đề quá khó mà ngâm lâu như vậy”, ông Đực than thở.
Nguyễn Văn Đồi – Giám đốc Công ty CP Địa ốc và xây dựng SSG2, kiến nghị rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục xác định giá đất, nộp tiền sử dụng đất. Về quy trình thực hiện dự án theo như dự thảo báo cáo của UBND TP.HCM đưa ra, theo ông Nguyễn Văn Đồi – Giám đốc Công ty CP Địa ốc và xây dựng SSG2, quy trình có 4; 5 hay 6 bước thì không quan trọng. Quan trọng là thời gian thực hiện các bước.
“Về tiền sử dụng đất, quan điểm của tôi là Nhà nước thu càng nhanh càng tốt. Vì nộp tiền sử dụng đất xong thì doanh nghiệp mới làm được các thủ tục tiếp theo như bán nhà, chuyển nhượng. Thời gian qua có một số doanh nghiệp chưa xong thủ tục đã bán lúa non rồi. Chưa biết tiền sử dụng đất bao nhiêu đã bán, sau này thấy bán hớ, bán thấp rồi phá sản thì kêu cứu. Tôi đề nghị việc thẩm định, xác định tiền sử dụng đất và tất cả các nghĩa vụ tài chính khác phải thực hiện càng nhanh càng tốt. Đóng như thế để thể hiện sức khoẻ của doanh nghiệp”, ông Đồi nói.
Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính thì làm sao triển khai các thủ tục khác của dự án.
“Có ai dám để cho doanh nghiệp triển khai dự án cho đến khi hoàn thành rồi mới bắt đầu thu tiền không? Đây là nguồn thu tài chình từ đất của Nhà nước, có cơ quan nào dám buông trôi quản lý này để cho doanh nghiệp tự triển khai thực hiện dự án đến khi bán sản phẩm?”, ông Hoan đặt vấn đề.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng cần làm nhanh các thủ tục xác định giá đất, thu tiền sử dụng đất để doanh nghiệp sớm triển khai dự án. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, có trường hợp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng sau đó có điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch bổ sung, thành phố yêu cầu rà soát để đề nghị bổ sung nghĩa vụ tài chính, nộp vào ngân sách. Thế nhưng, khi thanh tra vào cuộc thì xác định chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Sau đó Sở Xây dựng ngừng không cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Đây là một trong những vướng mắc thành phố sẽ chỉnh sửa trong thời gian tới, nếu dự án có điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch thì phải bổ sung nghĩa vụ tài chính. Việc nộp tiền sử dụng là đất của doanh nghiệp nhưng Nhà nước phải làm nhanh.
“Trong thời gian chờ xin ý kiến của Trung ương về trình tự thủ tục, thành phố có thể rút ngắn quy trình xác định tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính. Quy trình xử lý nội bộ là việc chúng ta làm được, để đảm bảo vừa nhanh cho doanh nghiệp vừa an toàn cho Nhà nước”, ông Hoan nói.
Liên quan đến vấn đề này, Sở TN&MT TP.HCM vừa có Quyết định số 144/QĐ-STNMT-VP ngày 202/2/2020 về ban hành quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xác định giá đất cụ thể. Đây được xem là căn cứ để đẩy nhanh công tác xác định giá đất cụ thể tại các dự án nhà ở trên địa bàn.
Hồ sơ dự án NOXH bị 'ngâm' gần 1 năm, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo 'nóng'
- Từ việc một doanh nghiệp xin quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội nhưng bị “ngâm” hồ sơ gần 1 năm, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo “nóng” tại cuộc họp.
" alt="Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
- ·Lý do nhà mạng Anh kêu gọi chính phủ hủy bỏ cuộc đấu giá 5G
- ·7 thói quen buổi sáng nên làm để bảo vệ sức khỏe, tăng tuổi thọ
- ·Huawei thiệt hại 30 tỷ USD vì lệnh cấm vận của Mỹ
- ·Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Otelul, 21h30 ngày 31/3: Cửa dưới thất thế
- ·5 loại thức ăn giúp bộ não khỏe mạnh, tăng cường tuổi thọ
- ·Các nhà mạng Hàn Quốc yêu cầu giảm thuế đầu tư 5G
- ·Bạn nhậu khoe có 2 tỷ đồng bán đất, nhóm thanh niên khống chế để cướp
- ·Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
- ·Bạn nhậu khoe có 2 tỷ đồng bán đất, nhóm thanh niên khống chế để cướp