Chiếc giường sắt được kê dưới mái hiên dọc theo bức tường của một căn nhà trong con hẻm nhỏ. Trên giường, một bà cụ đã già, da mồi tóc bạc ngồi bất động. Không ai đoái hoài tới bà và bà cũng chẳng quan tâm tới ai. Nhưng, khi một người đàn ông ghé lại: "Biếu bà ăn trưa nhé", bà cụ mừng rỡ đỡ lấy hộp cơm và mở lời cám ơn ...
Kiếp ô-sin
Chúng tôi chứng kiến hình ảnh đó khi có dịp bước chân vào con hẻm 98 Lý Thái Tổ (P.2 Q.3 TP.HCM). Con hẻm hẹp và ngắn. Chiếc giường của bà ít nhiều cũng làm cho con hẻm chật thêm nhưng không một ai có ý phiền trách bà. Một chị ở căn nhà đối diện cho biết, bà tên là Nguyễn Thị Mai ,87 tuổi.
Bà tứ cố vô thân không nơi nương tựa về tá túc ở mái hiên này đã 10 năm nay. Bà con chung quanh ai cũng thương cho hoàn cảnh của bà xem bà như người thân thường giúp đỡ bà những lúc cần thiết.
Hàng ngày - chị kể tiếp - mỗi buổi sáng bà cụ Mai được một cô gái trong xóm đưa lên xe lăn đẩy bà ra đường Nguyễn Thiện Thuật gần đó để bà ngắm bầu trời lộng gió và cũng để kết hợp đón nhận những món quà từ những người hảo tâm. Khi cái bánh khi vài đồng và đó cũng là niềm vui để bà kéo dài cuộc sống. Đến 10g bà được đưa về lại hẻm.
Chiếc giường sắt trong con hẻm nhỏ. |
Chúng tôi ngồi bên bà. Bà kể lại, quê bà ở Huế. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo đông con. Cha đạp xích lô mẹ đi làm mướn. Từ nhỏ bà chẳng được học hành gì. Lớn một chút bà được cho đi giúp việc ở những gia đình giàu có. Cuộc sống cũng chẳng khá hơn. Được một người lớn dẫn dắt, bà theo vào Phú Yên giúp việc cho một gia đình đông đúc. Hàng ngày bà phải chịu nhiều đay nghiến. Bà chấp nhận tất cả chỉ mong sao có tiền gửi về giúp mẹ.
Đến năm bà 16 tuổi thì mẹ bà qua đời. Vài năm sau, cha bà cũng ra đi. Trơ trọi một mình, bà khăn gói vào Sài Gòn với hi vọng được đổi đời. Những ngày đầu tại Sài Gòn hết tiền đói quá bà đi xin ăn nhưng chẳng ai cho. Bà đành phải xin chân rửa chén cho một quán ăn. Tối kiếm vỉa hè hay một xó xỉnh nào để ngủ. Bà tìm đến những xóm lao động nghèo với hi vọng những người cũng cảnh ngộ sẽ giúp bà có một chỗ làm ổn định hơn.
Nhưng kiếm việc ở đất Sài gòn không dễ. Bà đành phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ra đồng tiền mà sống. Lúc này bà đã 20 tuổi rồi, cái tuổi không thể lang thang được nhưng vì không có nơi trú ngụ nhất định bà đành phải ngủ bờ ngủ bụi. Nhiều thành phần bất hảo đã quấy rầy lấy hết những đồng tiền còm cõi mà bà kiếm được...
May thay, hay cũng là duyên nợ, một thanh niên hiểu rõ hoàn cảnh của bà đã tìm đến và cùng bà chung tay xây dựng gia đình. "Có lẽ giai đoạn này là giai đoạn hạnh phúc nhất của đời tôi". Bà nói với chúng tôi mà không kìm được những giọt nước mắt.
Bà cụ Nguyễn Thị Mai |
"Tôi muốn sống với bà con ở đây"
Những ngày dài hạnh phúc của tụi tôi không nhiều. Sống với nhau được vài năm, chồng tôi có lệnh gọi nhập ngũ. Ngày anh từ giã tôi lên đường. Tôi chỉ kịp báo với anh, em đang mang giọt máu của anh trong bụng.
Một ngày nọ, tin báo anh tử trận đưa về. Tôi bàng hoàng và ngất lịm. Thế là hết, là chấm dứt chuỗi ngày vợ chồng hạnh phúc bên nhau. Tôi phải lao vào cuộc mưu sinh dù cho cái thai trong bụng cứ lớn dần lên.
Hộp cơm của người hảo tâm trong xóm tặng bà. |
Tôi làm bất cứ việc gì miễn lương thiện và có tiền. Giữ trẻ, rửa chén, gánh nước v.v... Rồi đứa con chào đời, một bé trai kháu khỉnh. Hai mẹ con tôi tiếp tục bơi trong dòng đời nghiệt ngã. Những đêm đi rửa chén, dẫn con theo, những lúc giúp việc nhà cũng có con bên cạnh. Mẹ đâu con đó, nuôi con cho đến lúc nó trưởng thành ...
Bà Mai kể cho chúng tôi nghe một mạch về cuộc đời của bà. Trong suốt câu chuyện bà không hề nở nụ cười một lần nào. Có chăng là những giọt nước mắt, bà thổn thức buồn cho số phận của mình.
"Bà uống sữa đi", một cô gái đi ngang trao cho bà ly sữa. Bà cấm lấy, cám ơn con. Bây giờ tôi sống như thế đó anh ạ, nhờ vào tình thương của bà con chung quanh đây, bà giãi bày với chúng tôi. Và câu chuyện được tiếp tục.
Nuôi con lớn lên, tôi cố gắng cho đi học được đến lớp 5 thì hết sức. Rồi nó cũng bươn chải kiếm ăn cho đến lúc gần 20 tuổi, nó có vợ. Một lần nữa, hạnh phúc lại về muộn với tôi. Chung quanh tôi bây giờ là con, là dâu và cháu nội. Nhưng cái số của tôi như trời định là cái số đơn độc. Thằng con không may qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo. Con dâu không sống được với cuộc sống nhọc nhằn đã bế cháu nội tôi đi biền biệt tới nay.
Tôi về đây sống đã 10 năm nay. Mái hiên này đã che chở cho tôi lúc nắng lúc mưa. Bà con chung quanh đỡ đần tôi trong mọi sinh hoạt, thậm chí cả tắm rửa giặt giũ. Tuổi tôi cũng đã cao, không còn đi đứng được nữa. Chỉ mong sống được ngày nào hay ngày ấy và bà con cũng đã lo hậu sự cho tôi rồi.
Tôi hỏi bà, nếu có ai đó đưa bà vào viện dưỡng lão ở bà chịu không? Bà nói: "Hãy cho tôi ở đây, sống chết với bà con chung quanh, những người dưng nhưng yêu thương tôi như ruột thịt. Tôi ở đây lâu rồi, nên không muốn rời đi đâu cả".
Người nằm trong mộ, vợ chồng ông Lý Tường Quan hay còn gọi là bá hộ Xường - người giàu có thứ 3 ở Nam kỳ lục tỉnh.
" alt=""/>Cụ bà tá túc dưới mái hiên hơn 10 nămNữ tiến sĩ cho rằng, xu hướng phụ nữ hiện đại ngày nay phải tự lập và mạnh mẽ. Phụ nữ hãy xây dựng cho mình một sự nghiệp riêng để tìm kiếm sự độc lập trong tài chính.
Khi đó, người phụ nữ sẽ tự do hơn trong mọi quyết định chi tiêu cho gia đình và cho cả những mối bận tâm riêng của mình.
Ảnh minh họa: Giáo dục và Thời đại. |
Để phụ nữ ngày càng độc lập và tự tin hơn trong cuộc sống, bạn nên bắt đầu bằng 3 điều dưới đây.
1. Tự lập về tài chính
Tiền không phải là tất cả, nhưng khi có thể tự chi tiền cho bản thân, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Nếu không, bạn sẽ phải trông cậy vào sự lựa chọn của người khác.
Hãy lên kế hoạch bổ sung kiến thức, bổ sung kĩ năng và giá trị bởi thang thu nhập và thang giá trị bản thân tỉ lệ thuận với nhau.
Khi phụ nữ độc lập về tài chính, sự quyết đoán của cô ấy cũng được tăng lên và bằng cách đó, khi cuộc hôn nhân gặp bất trắc, cô ấy sẽ tỉnh táo hơn và biết mình cần làm gì.
2. Độc lập về tư duy
Nếu bạn cố gắng trở thành phiên bản làm vừa ý mọi người, bạn sẽ chẳng thể nào tự do tâm trí cả.
Mùa dịch ở nhà là lúc mình tĩnh tâm lại, vẽ lại bản kế hoạch cuộc đời mình, đi vào bên trong để biết mình muốn gì, mình là ai, mình cần làm gì cho cuộc đời của mình nhé.
3. Độc lập về cảm xúc
Nhiều khi mình dễ bị người khác tác động, dễ buồn vui vì lời nói của chồng, mẹ chồng hoặc bạn bè… Đừng trở thành cái máy lạnh, ai chỉnh mấy độ thì bạn mấy độ. Phật có dạy rằng: Người ta cho con điều gì là quyền của họ, nhận hay không là quyền của mình.
(Theo Giáo dục và Thời đại)
Tục ngữ nói, sinh ra tốt không bằng tìm được tấm сhồng tốt. Người phụ nữ lấу được người đàn ông tốt sẽ là một nàng сông сhúa, khuôn mặt luôn hiện ra vẻ hạnh phúc.
" alt=""/>Phụ nữ càng tự lập sẽ càng tự doChuyện tình trắc trở
Giữa tiết trời ấm áp của mùa hè Australia, Thanh Nhàn (26 tuổi, quê TP.HCM) chờ đợi ngày “cô công chúa nhỏ” của mình chào đời trong niềm hạnh phúc. Đó là quả ngọt thứ hai của Nhàn cùng người chồng Ấn Độ tên Manbir Singh (33 tuổi).
Nhàn và chồng gặp nhau khi cả hai cùng đến một viện dưỡng lão thực tập. Tuy vậy, phải đến ngày cuối cùng của kỳ thực tập, Manbir mới bắt chuyện với Nhàn bằng câu hỏi bất ngờ.
Nhàn kể: “Trưa hôm đó, anh ấy đến bắt chuyện với tôi rồi hỏi: "Văn hóa nước bạn có cho phép một cô gái cưới người ngoại quốc không?”. Câu hỏi khiến tôi rất bất ngờ. Tuy vậy, tôi vẫn gật đầu, trả lời là có.
Về trường, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau qua mạng xã hội. Đôi khi, chúng tôi không hẹn mà gặp ở trường, thư viện, ngoài đường phố…”.
Những cuộc gặp tình cờ khiến trái tim đôi trẻ thổn thức. Bốn tháng sau, Manbir mời bạn gái đi xem phim. Khi bộ phim kết thúc, Manbir tỏ tình. Nhận thấy chàng trai Ấn Độ là người chín chắn, có ý chí và thỏa mọi tiêu chí của mình, Nhàn đồng ý.
Tuy vậy, tình yêu đẹp của cả hai sớm vấp phải trắc trở. Họ bị gia đình ngăn cản vì khác biệt văn hóa, không cùng tôn giáo. Ở TP.HCM, khi biết con gái yêu chàng trai người Ấn, mẹ của Nhàn không yên tâm. Bà lo lắng những phong tục, tập quán, lễ nghi truyền thống của quốc gia này sẽ khiến con khổ.
Bố của Nhàn càng không muốn con yêu, kết hôn với Manbir vì cả hai khác biệt tôn giáo. “Gia đình tôi có đạo nên bố muốn tôi kết hôn với người cùng tôn giáo”, Nhàn kể.
Gia đình Manbir cũng không chấp nhận việc anh yêu cô gái Việt Nam. Bố của anh kịch liệt phản đối. Từng là giám đốc ngân hàng, có vợ sau là giáo viên về hưu, ông muốn con trai cưới người cùng quê, cùng tầng lớp.
Nhàn kể: “Ở Ấn Độ vẫn còn tình trạng hôn nhân sắp đặt. Anh trai của Manbir cũng lập gia đình theo kiểu hôn nhân như thế.
Theo phong tục của họ, con trai khi đến tuổi sẽ được bố mẹ chọn trước vợ cho mình. Trong lúc chúng tôi yêu nhau, bố mẹ của Manbir cũng hay gửi hồ sơ các cô gái họ đã chọn để anh hẹn hò”.
Hạnh phúc bất ngờ
Vì chuyện kết hôn, Manbir và Nhàn bị gia đình giận. Thậm chí, Manbir và bố không nói chuyện với nhau suốt 3 tháng liền. Ở Việt Nam, bố của Nhàn cũng “phạt” con gái bằng việc không thèm hỏi thăm cô suốt 1 tháng.
Những sóng gió ấy khiến Manbir và Nhàn đau khổ. Nhiều lúc, cả hai tưởng chừng phải buông tay. Thế nhưng, tình yêu quá lớn khiến họ cố gắng vượt qua. Cả hai tìm cách giải thích, thuyết phục 2 bên gia đình chấp thuận.
Cuối cùng, họ chiếm được tình cảm của bố mẹ hai bên gia đình. Tuy nhiên, đến khi chuẩn bị kết hôn, chuyện khác biệt văn hóa một lần nữa trở thành rào cản, khiến Manbir và Nhàn gặp khó khăn.
Nhàn kể: “Lúc bàn chuyện đám cưới, gia đình hai bên tiếp tục gặp trục trặc vì phong tục, nghi lễ của nhà trai, nhà gái rất khác nhau. Bố của Manbir rất bất ngờ khi biết theo phong tục cưới xin của Việt Nam, nhà trai phải có của hồi môn cho nhà gái.
Bố tôi cũng ngỡ ngàng khi biết, nếu kết hôn với Manbir, tôi phải mang sính lễ đến hỏi cưới. Theo phong tục của Ấn Độ, khi kết hôn, cô dâu phải mua cho mỗi chị họ bên nhà trai một bộ chăn gối mới. Số tiền tôi cần chi cho sính lễ lên đến 8.000 USD (khoảng 190 triệu đồng)”.
Để giải quyết “nút thắt” này, Manbir tự bỏ tiền túi, gửi về nước nhờ người thân mua giúp sính lễ. Cuối cùng, cả hai vượt qua mọi rào cả, tổ chức đám cưới tại 3 quốc gia: Ấn Độ, Việt Nam và Australia.
Hiện, Thanh Nhàn và Manbir có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Mọi lo lắng về việc khác biệt văn hóa gần như được xóa bỏ. Nhàn không phải làm dâu, không trải qua những nghi thức, phong tục truyền thống hà khắc. Đặc biệt, cô còn được gia đình chồng yêu thương hết mực.
“Sau những khó khăn, bây giờ chúng tôi có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Chúng tôi được cha mẹ 2 bên yêu thương. Đặc biệt là mẹ chồng. Bà tâm lý và thương yêu tôi”, Thanh Nhàn chia sẻ.
" alt=""/>Cô gái Việt kể chuyện tình trắc trở và kết hạnh phúc với chồng Ấn Độ