Gặp "Lan" ngoài đời, thấy cô không khác nhiều trên phim, chỉ điệu đà hơn một chút với váy trắng, má hồng. Kim Oanh thành thật với Zing.vn, Lan có đến 60% tính cách của cô, chứ không chỉ có chất giọng Quảng Trị.
"Tôi không ngại vì cũng chơi với bạn gái chú Công Lý"
- Cảm giác của chị như thế nào khi được nói bằng giọng quê hương của mình trên phim?
- Thân thuộc lắm vì Quảng Trị là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Thông thường, khi đi đóng phim, ít khi được nói giọng quê nhưng Những cô gái trong thành phố, tôi lại có cơ hội ấy vì đạo diễn yêu cầu. Nói bằng giọng quê của mình, chắc chắn sẽ thấy tự tin hơn (cười).
- Chị đã đến với vai Lan như thế nào?
- NSƯT Công Lý, phó đạo diễn của phim có biết tôi từ trước. Chú giới thiệu tôi với đạo diễn Vũ Trường Khoa, nhưng đạo diễn Vũ Trường Khoa không đồng ý. Chuyện là trước tôi có đóng một vai rất đanh đá trong Tình khúc Bạch Dương, và chú Khoa nghĩ là tôi sẽ không làm được vai này. Nhưng NSƯT Công Lý đã ra sức đảm bảo, và khi lên casting, đạo diễn Vũ Trường Khoa hoàn toàn đồng ý.
Kim Oanh sinh năm 1993 là thủ khoa đầu vào của Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. |
- Vai của chị được khen là hồn nhiên, đáng yêu. Là khả năng diễn xuất tốt hay tính cách ngoài đời của chị như vậy?
- Khi casting đạo diễn Vũ Trường Khoa cũng không tin là tôi từng đóng vai đánh đá vì nhìn tôi khác hẳn. Thực ra, Lan rất giống với tôi ngoài đời. Bạn nhìn tôi chắc cũng thấy điều đó. Tôi kiểu gái quê mà (cười).
- Ngoài những nét hồn nhiên và chất giọng Quảng Trị, vai diễn của chị còn gây chú ý vì chuyện tình “có một không hai” với Lâm. Đóng cặp với “cô Đẩu” Công Lý có khó không?
- Tôi thấy may mắn hơn là khó khăn, dù tôi kém chú Công Lý tới 20 tuổi. Thực sự tôi và NSƯT Công Lý cũng quen biết ở ngoài, hai chú cháu rất thân. Thế nên, khi ra hiện trường, đọc kịch bản đều thấy gần gũi. Chú Công Lý cũng chỉ bảo rất nhiều cho tôi, diễn như này, như kia. Chú Lý là người chuyên nghiệp nên tôi cảm giác như mình được “đẩy” lên.
- Có chút ngại ngần nào không khi hai người có rất nhiều ánh mắt tình cảm trên màn ảnh, nhất là khi Công Lý đã có bạn gái?
- Hóa thân vào nhân vật nên tôi cũng không sợ sệt hay lo ngại. Tôi cảm thấy rất thoải mái vì căn bản là ngoài đời, tôi cũng chơi thân với chị Ngọc Hà - bạn gái chú Công Lý. Chị Hà cũng hiểu (cười).
Nữ diễn viên cho biết cô có nhiều tính cách giống với nhân vật Lan trên phim. |
- Phân đoạn nào với Công Lý là khó khăn nhất với chị?
- Là lúc phải chuyển xưng hô. Ngoài đời, tôi và nghệ sĩ Công Lý cũng xưng là “chú - cháu”. Trong phim, phần đầu cũng xưng hô như vậy. Nhưng về sau, khi mối quan hệ tiến triển hơn thì đã đổi thành “anh - em”. Lúc ấy, thực sự, tôi cũng bối rối, cảnh xưng hô đó quay ở một triền đê, tôi quay mãi mới xong vì cứ thấy ngượng ngượng.
- Mới xưng hô như vậy chị đã “ngượng”, giả như kịch bản có một cảnh hôn thì sao?
- Tình yêu của Lan và Lâm khác nhân vật còn lại, đó là một mối quan hệ rất đặc biệt. Tôi nghĩ là trên cả tình yêu, do vậy gần như không có cảnh thân mật hay cảnh nóng như các cặp diễn viên khác.
Rất tiếc là mối quan hệ của Lâm và Lan đã không thể đi xa hơn. Tôi cũng không ngại một cảnh hôn, thậm chí trong thâm tâm cũng muốn có một cảnh hôn giữa nhân vật Lan của tôi và Lâm của chú Công Lý. Nhưng yếu tố quyết định vẫn là ở kịch bản.
- Chị có tiếc không?
- Ngay khi đang quay tôi đã cảm thấy rất hụt hẫng. Tôi gần như không kìm chế được cảm xúc của mình, tôi thực sự rất thương Lan. Nhưng phim vẫn chưa kết thúc, biết đâu lại có thay đổi vào chút chót, quay thêm chẳng hạn.
Có người từng bảo tôi "Nó thì làm sao mà đóng được"
- Chị đã đến với nghề diễn như thế nào?
- Con đường đến với nghề diễn của tôi cũng gặp nhiều vất vả. Năm lớp 12, lớp tôi có quay một clip, một bạn đề xuất tôi đóng, nhưng một bạn khác phản bác “Nó làm sao mà đóng được”. Nhưng khi tôi đóng, bạn đạo diễn khuyên tôi nên thi Sân khấu - Điện ảnh.
Bố mẹ tôi cũng phản đối lắm, không cho thi. Nhưng tôi đã thích gì thì phải làm được bằng được. Sau có một người họ hàng bảo bố mẹ là cho tôi ra Hà Nội chơi, chứ không thi. Sau khi ra, tôi thi lén bố mẹ, không ngờ lại đỗ thủ khoa Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Bố mẹ chị có còn phản đối?
- Đích thân thầy giáo gọi báo rằng tôi đã đỗ. Sau đó, từ sự ngăn cản, bố mẹ cũng thấy tôi thực sự yêu thích nghề này nên ủng hộ. Tuổi trẻ mà, tôi nghĩ ai cũng chỉ được sống một lần, do vậy, không nên hối hận với cái mình đã làm.
- Chị xuất thân trong gia đình khá giả phải không?
- Bố mẹ tôi làm kinh doanh. Nhưng gia đình tôi cũng có truyền thống quân đội, ông nội tôi là liệt sĩ, bố là thương binh. Nhưng bố mẹ hỗ trợ tôi rất nhiều, gần như 100%.
"Tôi gần như không kìm chế được cảm xúc của mình, tôi thực sự rất thương Lan", nữ diễn viên nói. |
- Dù vậy, thấy chị khá giản dị?
- Tôi không thích kiểu lồng lộn, giản dị thích hơn mà. Cuộc sống chỉ cần mình cố gắng, không cần phải khoa trương làm gì. Tôi về cơ bản là một đứa cũng chắt bóp, không tiêu hoang.
Kim Oanh cho biết cô muốn tình cảm giữa Lan và Lâm trong "Những cô gái trong thành phố" phát triển hơn nữa, nhưng bản thân không thể quyết định vì phụ thuộc vào nội dung kịch bản.
Trong Những cô gái trong thành phố, Kim Oanh vào vai Lan, một nữ công nhân quê Quảng Trị. Lan luôn hồn nhiên, nhí nhảnh, lạc quan, yêu đời lại có câu chuyện tình "độc nhất, vô nhị" với gã đồ tể gai góc, bặm trợn tên Lâm (Công Lý đóng).
Gặp "Lan" ngoài đời, thấy cô không khác nhiều trên phim, chỉ điệu đà hơn một chút với váy trắng, má hồng. Kim Oanh thành thật với Zing.vn, Lan có đến 60% tính cách của cô, chứ không chỉ có chất giọng Quảng Trị.
"Tôi không ngại vì cũng chơi với bạn gái chú Công Lý"
- Cảm giác của chị như thế nào khi được nói bằng giọng quê hương của mình trên phim?
- Thân thuộc lắm vì Quảng Trị là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Thông thường, khi đi đóng phim, ít khi được nói giọng quê nhưng Những cô gái trong thành phố, tôi lại có cơ hội ấy vì đạo diễn yêu cầu. Nói bằng giọng quê của mình, chắc chắn sẽ thấy tự tin hơn (cười).
- Chị đã đến với vai Lan như thế nào?
- NSƯT Công Lý, phó đạo diễn của phim có biết tôi từ trước. Chú giới thiệu tôi với đạo diễn Vũ Trường Khoa, nhưng đạo diễn Vũ Trường Khoa không đồng ý. Chuyện là trước tôi có đóng một vai rất đanh đá trong Tình khúc Bạch Dương, và chú Khoa nghĩ là tôi sẽ không làm được vai này. Nhưng NSƯT Công Lý đã ra sức đảm bảo, và khi lên casting, đạo diễn Vũ Trường Khoa hoàn toàn đồng ý.
- Vai của chị được khen là hồn nhiên, đáng yêu. Là khả năng diễn xuất tốt hay tính cách ngoài đời của chị như vậy?
- Khi casting đạo diễn Vũ Trường Khoa cũng không tin là tôi từng đóng vai đánh đá vì nhìn tôi khác hẳn. Thực ra, Lan rất giống với tôi ngoài đời. Bạn nhìn tôi chắc cũng thấy điều đó. Tôi kiểu gái quê mà (cười).
- Ngoài những nét hồn nhiên và chất giọng Quảng Trị, vai diễn của chị còn gây chú ý vì chuyện tình “có một không hai” với Lâm. Đóng cặp với “cô Đẩu” Công Lý có khó không?
- Tôi thấy may mắn hơn là khó khăn, dù tôi kém chú Công Lý tới 20 tuổi. Thực sự tôi và NSƯT Công Lý cũng quen biết ở ngoài, hai chú cháu rất thân. Thế nên, khi ra hiện trường, đọc kịch bản đều thấy gần gũi. Chú Công Lý cũng chỉ bảo rất nhiều cho tôi, diễn như này, như kia. Chú Lý là người chuyên nghiệp nên tôi cảm giác như mình được “đẩy” lên.
- Có chút ngại ngần nào không khi hai người có rất nhiều ánh mắt tình cảm trên màn ảnh, nhất là khi Công Lý đã có bạn gái?
- Hóa thân vào nhân vật nên tôi cũng không sợ sệt hay lo ngại. Tôi cảm thấy rất thoải mái vì căn bản là ngoài đời, tôi cũng chơi thân với chị Ngọc Hà - bạn gái chú Công Lý. Chị Hà cũng hiểu (cười).
- Phân đoạn nào với Công Lý là khó khăn nhất với chị?
- Là lúc phải chuyển xưng hô. Ngoài đời, tôi và nghệ sĩ Công Lý cũng xưng là “chú - cháu”. Trong phim, phần đầu cũng xưng hô như vậy. Nhưng về sau, khi mối quan hệ tiến triển hơn thì đã đổi thành “anh - em”. Lúc ấy, thực sự, tôi cũng bối rối, cảnh xưng hô đó quay ở một triền đê, tôi quay mãi mới xong vì cứ thấy ngượng ngượng.
- Mới xưng hô như vậy chị đã “ngượng”, giả như kịch bản có một cảnh hôn thì sao?
- Tình yêu của Lan và Lâm khác nhân vật còn lại, đó là một mối quan hệ rất đặc biệt. Tôi nghĩ là trên cả tình yêu, do vậy gần như không có cảnh thân mật hay cảnh nóng như các cặp diễn viên khác.
Rất tiếc là mối quan hệ của Lâm và Lan đã không thể đi xa hơn. Tôi cũng không ngại một cảnh hôn, thậm chí trong thâm tâm cũng muốn có một cảnh hôn giữa nhân vật Lan của tôi và Lâm của chú Công Lý. Nhưng yếu tố quyết định vẫn là ở kịch bản.
- Chị có tiếc không?
- Ngay khi đang quay tôi đã cảm thấy rất hụt hẫng. Tôi gần như không kìm chế được cảm xúc của mình, tôi thực sự rất thương Lan. Nhưng phim vẫn chưa kết thúc, biết đâu lại có thay đổi vào chút chót, quay thêm chẳng hạn.
Có người từng bảo tôi "Nó thì làm sao mà đóng được"
- Chị đã đến với nghề diễn như thế nào?
- Con đường đến với nghề diễn của tôi cũng gặp nhiều vất vả. Năm lớp 12, lớp tôi có quay một clip, một bạn đề xuất tôi đóng, nhưng một bạn khác phản bác “Nó làm sao mà đóng được”. Nhưng khi tôi đóng, bạn đạo diễn khuyên tôi nên thi Sân khấu - Điện ảnh.
Bố mẹ tôi cũng phản đối lắm, không cho thi. Nhưng tôi đã thích gì thì phải làm được bằng được. Sau có một người họ hàng bảo bố mẹ là cho tôi ra Hà Nội chơi, chứ không thi. Sau khi ra, tôi thi lén bố mẹ, không ngờ lại đỗ thủ khoa Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
- Bố mẹ chị có còn phản đối?
- Đích thân thầy giáo gọi báo rằng tôi đã đỗ. Sau đó, từ sự ngăn cản, bố mẹ cũng thấy tôi thực sự yêu thích nghề này nên ủng hộ. Tuổi trẻ mà, tôi nghĩ ai cũng chỉ được sống một lần, do vậy, không nên hối hận với cái mình đã làm.
- Chị xuất thân trong gia đình khá giả phải không?
- Bố mẹ tôi làm kinh doanh. Nhưng gia đình tôi cũng có truyền thống quân đội, ông nội tôi là liệt sĩ, bố là thương binh. Nhưng bố mẹ hỗ trợ tôi rất nhiều, gần như 100%.
- Dù vậy, thấy chị khá giản dị?
- Tôi không thích kiểu lồng lộn, giản dị thích hơn mà. Cuộc sống chỉ cần mình cố gắng, không cần phải khoa trương làm gì. Tôi về cơ bản là một đứa cũng chắt bóp, không tiêu hoang.
- So với nhiều diễn viên trẻ khác, chị không gặp áp lực “cơm, áo, gạo, tiền” nhỉ?
- Bố mẹ cũng mua nhà để tôi sống với em trai trên này. Nhưng cơ bản tôi là người tự lập, từ khi còn là sinh viên năm hai tôi đã đi đóng quảng cáo, không cần bố mẹ chu cấp. Hiện tại, tôi hoàn toàn tự lo được cho mình, ngoài ra cũng tiết kiệm được một khoản.
"Hơn 20 tuổi thì được, nhưng đồ tể thì cũng khó"
- Chị đã có người yêu chưa?
- Cho tôi không trả lời câu này được không (cười)
- Như một sự xác nhận nhỉ?
- (Cười)
- Giả như ở ngoài đời mà có người hơn chị 20 tuổi, lại gai góc như Lâm, chị có đón nhận không?
- Nếu thực sự có tình cảm thì cũng không có gì là rào cản cả, tôi nghĩ vậy. Nhưng nếu làm nghề đồ tể như Lâm thì kể cũng khó nhỉ, chắc chỉ có trên phim (cười).
- Nghĩa là nếu hơn 20 tuổi thì phải thành đạt mới thuyết phục được chị?
- Tôi nghĩ đó phải là người từng trải. Người đó sẽ dành sự quan tâm đặc biệt, trân trọng mình hơn. Tôi không biết dùng từ gì để miêu tả, nhưng đó chắc sẽ là một người đàn ông trầm lắng.
- Thấy bảo những ông bố, bà mẹ doanh nhân thường không muốn con gái lấy… chồng nghèo?
- Bố mẹ tôi thoải mái trong chuyện của con cái lắm. Bố mẹ tôi chưa bao giờ “vẽ” ra hay yêu cầu con phải yêu người như thế nào.
(Theo Zing)
Kim Oanh, nữ diễn viên đến từ Quảng Trị thủ vai Lan trong phim 'Những cô gái trong thành phố' đang rất được yêu thích.
" alt=""/>Nữ thủ khoa 9X trường Điện ảnh: 'Muốn một cảnh hôn với NSƯT Công Lý'Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Nguyễn Mạnh Đông phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam).
Tham dự Diễn đàn có khoảng 300 đại biểu, gồm: các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan, Lào; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; Phó Tỉnh trưởng Udon Thani; Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) TPHCM; Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cùng đại diện các tổ chức, doanh nghiệp người Việt đến từ 10 quốc gia, gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Canada, Nhật Bản, Đức, Séc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt cho biết Diễn đàn Doanh nghiệp kiều bào Thái Lan - Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar năm 2023 được tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan.
Sự kiện được tổ chức với mong muốn tạo ra một không gian cho các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài triển lãm sản phẩm, xúc tiến thương mại, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối và hình thành mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở các quốc gia.
Đây cũng là dịp để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh, góp phần quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước.
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng Diễn đàn để trao đổi, tìm giải pháp nhằm thành lập, củng cố mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam ở 5 quốc gia, giúp nhau tìm kiếm cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, start-up, phát triển thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời kết nối và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
Thay mặt chính quyền tỉnh Udon Thani, Phó Tỉnh trưởng Kha-ni-thá Rát-núi nhấn mạnh Udon Thani là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi với các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Bà đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam cho địa phương và khẳng định Tỉnh luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến làm ăn, kinh doanh tại Udon Thani.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Đông đánh giá cao Diễn đàn lần này đã tiếp nối thành công của Diễn đàn năm 2022, được mở rộng về quy mô tổ chức với những hình thức, nội dung trao đổi, kết nối thực chất, hiệu quả và phong phú.
Theo thống kê sơ bộ, hiện có gần 400 dự án đầu tư của kiều bào về trong nước với số vốn đăng ký khoảng 1,72 tỷ USD và theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối gửi về nước năm 2022 là 18,1 tỷ USD, chiếm khoảng 5% GDP.
Nhiều doanh nghiệp, hội đoàn người Việt trên thế giới đã và đang tích cực góp phần giới thiệu hàng hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời cũng là cầu nối để gắn kết, giới thiệu đưa các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Mạnh Đông nhấn mạnh thành công của cộng đồng doanh nhân NVNONN sẽ góp phần củng cố vị thế của đất nước, và ngược lại vị thế của đất nước là nền tảng vững chắc để cộng đồng tiếp tục hội nhập và phát triển tại sở tại.
Ông mong muốn bà con tiếp tục tham gia và kêu gọi các doanh nghiệp khác giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, hy vọng Hội Doanh nhân Thái - Việt tiếp tục phát huy thế mạnh, trở thành điển hình để các Hội khác học tập kinh nghiệm.
Diễn đàn với các phiên trao đổi, thảo luận đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết; các doanh nghiệp ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, du lịch và dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa, logistics, quảng bá thương hiệu… đã có dịp kết nối với nhau, ký nhiều MOU về hợp tác, qua đó tạo tiền đề cho những hợp tác sâu rộng hơn sau này.
Bên lề Hội nghị, chiều ngày 17/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Nguyễn Mạnh Đông đã tham dự Phiên Bàn tròn xúc tiến thương mại TPHCM.
" alt=""/>Kết nối doanh nghiệp kiều bào Thái Lan